Câu chuyện kinh doanh

Bạn đang tìm kiếm ý tưởng hay để mở ra giá trị kinh doanh lâu dài của mình? Mô hình kinh doanh là một phác thảo về cách để công ty có kế hoạch kiếm tiền với những sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng trong một thị trường cụ thể.  

Top 50+ mô hình kinh doanh mới, hiệu quả nhất 2024 (có Ví dụ)

Về cốt lõi, mô hình kinh doanh thường giải thích 4 điều: 

  • Sản phẩm/dịch vụ mà công ty sẽ bán?

  • Bạn sẽ tiếp thị sản phẩm đó như thế nào?

  • Chi phí để duy trì, phát triển cho mô hình đó?

  • Làm thế nào để mô hình đó chuyển đổi sang lợi nhuận?

Hiện nay, có rất nhiều những loại hình kinh doanh và các mô hình cũng liên tục thay đổi. Trong bài viết này, POS365 sẽ đưa ra 50 mô hình mới nhất, hiệu quả được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới. 

I. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong việc giúp các công ty thành công. Đây chính là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài. Mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ nhằm tăng lợi nhuận mà còn là sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp. 

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là gì?

Để có thể bước đầu thực hiện một mô hình kinh doanh thì bạn cần tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Có như vậy bạn có thể biết được nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng. 

II. Top 50+ mô hình kinh doanh mới, hiệu quả

Với định nghĩa như trên, POS365 sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể mà các doanh nghiệp lớn hiện nay đang áp dụng. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn. 

Chẳng hạn, lấy Netflix làm ví dụ: 

  • Netflix bán sản phẩm/dịch vụ nào? 

Trả lời: Netflix bán dịch vụ cung cấp, phát video trực tuyến. 

  • Netflix tiếp thị sản phẩm/dịch vụ như thế nào? 

Trả lời: Netflix sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh thông qua các trang mạng xã hội, tiếp thị qua email, quảng cáo và thậm chí là tiếp thị truyền miệng.

  • Netflix phải đối mặt với những khoản chi phí nào? 

Trả lời: Là một công ty nằm trong danh sách Fortune 500, chi phí của Netflix là rất lớn. Nhưng đáng chú ý nhất là chi phí để sản xuất hoặc mua nội dung trên nền tảng của nó, cũng như là chi phí công nghệ, nhân viên cần thiết để duy trì dịch vụ.

  • Netflix thu lợi nhuận từ đâu? 

Trả lời: Mặc dù Netflix là một doanh nghiệp lớn, có nhiều cách kiếm tiền khác nhau. Nhưng khi nói đến, chúng ta sẽ biết được Netflix thu lợi nhuận từ việc bán tài khoản để khách hàng có thể truy cập và xem video. 

Từ ví dụ này, bạn có cái nhìn rõ hơn về mô hình kinh doanh của Netflix. 

Sau đây là top 50 ý tưởng dành cho bạn: 

1. Mô hình nhượng quyền

Trong tất cả các loại mô hình kinh doanh khác nhau, mô hình nhượng quyền thương mại có lẽ là mô hình mà mọi người quen thuộc nhất - xét cho cùng, chúng ta đều thấy và thường xuyên đến thăm các cơ sở kinh doanh nhượng quyền trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Đây là mô hình tuyệt vời cho sự mở rộng của công ty, cho phép bên nhượng quyền cấp phép nguồn lực, tên thương hiệu. Mô hình nhượng quyền cho phép các bên mua nhượng quyền có thể bán các sản phẩm, dịch vụ của họ. Đổi lại, bên nhượng quyền sẽ có tiền khi tìm được những chủ sở hữu phù hợp. Thương hiệu càng nổi tiếng, chi phí nhượng quyền càng cao, doanh thu cho mô hình này càng nhiều. 

McDonalds’s là ví dụ điển hình nhất, hãng có 93% nhà hàng được nhượng quyền trên toàn thế giới.

là công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống toàn cầu. Nó điều hành 36.059 nhà hàng được nhượng quyền trên tổng số 38.695 nhà hàng trên toàn thế giới.

Các mô hình F&B nhượng quyền của nó đã tăng lên hàng năm trong 13 năm qua. Và một trong những bí quyết mà mô hình kinh doanh nhượng quyền gà rán McDonald's này thành công không thể không kể đến phần mềm quản lý bán hàng, sản phẩm, quy trình phục vụ,...

Ví dụ về mô hình nhượng quyền: Subway, McDonald’s, Gold's Gym, Starbucks, Domino's, Five Star,...

Đa phần mô hình nhượng quyền hiện nay tại Việt Nam đến từ lĩnh vực F&B nhiều, đó có thể là các quán ăn uống, buffet, đồ ăn nhanh,... Thông thường, chi phí để bắt đầu kinh doanh ăn uống rơi vào từ 200 triệu đến 500 triệu. Bạn có thể xem chi tiết về chi phí khi mở nhà hàng tại đây: https://www.pos365.vn/mo-nha-hang-can-bao-nhieu-von-6296.html 

mô hình kinh doanh

McDonald's hiện bán trực tiếp và cả online

2. Mô hình nền tảng nhiều mặt

Bất kỳ công ty nào cung cấp dịch vụ cho cả hai bên kinh doanh đều thực hiện mô hình kinh doanh nền tảng nhiều mặt. 

Chẳng hạn, LinkedIn cung cấp dịch vụ đăng ký cho mọi người để có thể tìm những công việc mong muốn. Và LinkedIn cũng cho phép các nhà quản lý nhân sự tìm kiếm ứng viên cho vị trí tuyển dụng của họ. 

Ví dụ: LinkedIn, Freelancer.com

mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh ít thấy ở Việt Nam

3. Mô hình theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Mô hình này có tên tiếng anh là Cash conversion cycle (CCC). Về cơ bản, nó có nghĩa là một công ty chuyển đổi tiền mặt thành hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng, sau đó lại chuyển thành tiền mặt. 

Mô hình này được thấy nhiều ở các công ty người làm margin - lợi nhuận thấp nhưng tồn tại trên thị trường với vị trí top đầu. Giống như Amazon tạo ra một lượng lớn tiền mặt từ cửa hàng trực tuyến của mình trước khi trả cho các nhà cung cấp. 

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: Tiền mặt ==> Sản phẩm & Dịch vụ ==> Tiền mặt

Ví dụ: Amazon, Alibaba, Apple

Đối với mô hình này phù hợp nhất đối với các loại hình có hàng tồn kho của các doanh nghiệp. 

mô hình kinh doanh của amazon

Amazon là sự kết hợp của nhiều mô hình

4. Mô hình kinh doanh Freemium

Đây là mô hình hiệu quả, khá phổ biến hiện nay xuất hiện ở cả Việt Nam và trên thế giới. Mô hình Freemium là sự kết hợp giữa các dịch vụ miễn phí và trả phí. Nó được dùng nhiều ở đối với các công ty công nghệ có sản phẩm là dịch vụ/ứng dụng. 

Để phát triển và có được khách hàng, các công ty này thường cung cấp phiên bản miễn phí (bản thu nhỏ) cho khách hàng nhưng trong thời gian giới hạn hoặc với các tính năng hạn chế. Để sử dụng những tính năng được nâng cấp hoặc sử dụng vĩnh viễn cũng như được hỗ trợ lâu dài, khách hàng cần lựa chọn dịch vụ trả phí.

Ví dụ: Zoom, Spotify, LinkedIn, Skype, Canvas....

mô hình kinh doanh

Có nhiều gói dịch vụ để bạn lựa chọn khi sử dụng Zoom

5. Mô hình kinh doanh đăng ký

Mô hình đăng ký có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp trực tuyến. Về cơ bản, như POS365 đã giải thích khi đề cập đến ví dụ mô hình Netflix ở trên, khách hàng trả phí định kỳ hàng tháng, hoặc hàng năm để có quyền truy cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm. 

Ví dụ: Ngoài Netflix, các doanh nghiệp khác sử dụng mô hình đăng ký bao gồm HelloFresh, Beer Cartel, Stitch Fix, cũng như các dịch vụ phát trực tuyến khác như Hulu, HBO Go và Disney +.

mô hình kinh doanh

Netflix và mô hình đăng ký của mình

6. Mô hình kinh doanh ngang hàng

Theo mô hình này, một công ty đóng vai trò là người trung gian giữa hai bên cá nhân và tạo ra giá trị cho cả bên cầu và bên cung. Nó khác với mối quan hệ điển hình của một doanh nghiệp bán dịch vụ của mình cho người tiêu dùng (B2B hoặc B2C). 

Mô hình ngang hàng kiếm tiền thông qua hoa hồng. Airbnb (dịch vụ tìm khách sạn, nhà nghỉ, homestay,...) là ví dụ phù hợp cho phép giao dịch giữa trang web/ứng dụng và người đăng ký.

Ví dụ khác: Airbnb, Uber, eBay, Offer Up, Freelancer.com, 

mô hình kinh doanhUber

Tìm hiểu thêmB2B là gì?

7. Mô hình một đổi một

Như tên cho thấy, mô hình kinh doanh một tặng một có nghĩa là một công ty quyên góp một mặt hàng cho một tổ chức từ thiện cho mỗi mặt hàng được mua. Mô hình này thu hút bản chất từ thiện và ý thức xã hội của khách hàng để khuyến khích họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời cho phép cả doanh nghiệp và khách hàng thực sự tham gia vào các nỗ lực từ thiện.

Ví dụ: Công ty TOMS Shoes là một trong những công ty nước ngoài cung cấp giày cho trẻ em kém may mắn. Với mỗi đôi giày được bán ra, sẽ có một đôi miễn phí được trao tặng cho những trẻ em kém may mắn. 

Như vậy, đa phần mô hình này hướng đến những lợi ích xã hội và được khách hàng ủng hộ. Bạn cũng có thể áp dụng chiến dịch này khi kinh doanh cây cảnh, sản phẩm Handmade,...

8. Mô hình doanh thu ẩn

Mô hình này đề cập đến một hệ thống tạo doanh thu, trong đó người dùng không phải trả tiền cho các dịch vụ được cung cấp, nhưng công ty vẫn kiếm được các dòng doanh thu từ các nguồn khác. 

Lấy ví dụ điển hình: Google kiếm được từ tiền quảng cáo do các doanh nghiệp bỏ ra để đặt giá thầu cho các từ khóa trong khi người dùng không phải trả tiền khi tìm kiếm trên công cụ này. Ngoài Google ra còn có ví dụ từ Facebook, Instagram, Twitter cũng thuộc mô hình doanh thu ẩn này.

mô hình kinh doanh

Mô hình của twitter

9. Mô hình lưỡi dao cạo

Trong mô hình này, một sản phẩm (Dao cạo) được bán với giá thấp trong khi một vật phẩm khác (lưỡi dao) được bán với giá cao cấp. Nó còn được gọi là mô hình kinh doanh máy in và hộp mực. 

Chẳng hạn, bản thân giá của máy in phun chỉ là chi phí một lần, tuy nhiên, việc thay thế một hộp mực mới là một khoản chi phí liên tục đối với người tiêu dùng. Mô hình này sẽ càng thành công khi bạn có tệp khách hàng trung thành và tạo ra nhiều tình huống bế tắc với khách hàng để kích thích họ mua lại. 

Ví dụ: Xbox, máy in HP, máy pha cà phê Nespresso,...

10. Mô hình trái ngược lưỡi dao cạo

Thay vì bán 1 sản phẩm và kích thích khách hàng mua những phụ kiện, sản phẩm xung quanh nó. Mô hình này trái ngược với mô hình “lưỡi dao cạo” ở trên. Nó cung cấp các sản phẩm có giá thấp để khuyến khích khách hàng cũng mua các mặt hàng có giá cao.

Mô hình kinh doanh này sử dụng chiến lược với ưu đãi một lần cho sản phẩm cao cấp và thu được nhiều doanh thu hơn từ các mặt hàng thứ cấp trong dài hạn. 

Ví dụ: Apple sử dụng mô hình này một cách hoàn hảo. App Store của Apple và iTunes bán ứng dụng, phim, bài hát,.....

mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh của Apple là tổ hợp của nhiều loại

11. Mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp

Trong mô hình này, các sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng tại các địa điểm kinh doanh trực tiếp ở ngoài. Nhân viên bán hàng nhận được hoa hồng nhỏ từ mỗi đơn hàng. Mặc dù công nghệ đang dần thay thế phương thức bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều công ty mong muốn mang đến trải nghiệm phục vụ trực tiếp cho khách hàng của mình. 

Ví dụ: các nhà hàng, công ty Spa, quán cafe, nhà hàng buffet hải sản,....

mô hình kinh doanh

Mô hình Spa cần phải đưa trải nghiệm trực tiếp đến với khách hàng

12. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết

Kinh doanh tiếp thị liên kết hay còn gọi là Affiliate Marketing. Đối với mô hình này, các công ty thu tiền bằng cách giới thiệu, đánh giá các sản phẩm/dịch vụ của các công ty khác. Ví dụ sản phẩm được liên kết có thể là mỹ phẩm, homestay, thực phẩm chức năng,....

Đa phần nó đến từ việc làm các trang web đánh giá sản phẩm. Dựa vào lượt traffic hàng tháng chuyển đổi về các công ty được liên kết. 

Ví dụ: NerdWallet, Capterra, MoneySavingExpert.com, và Thewirecutter.

13. Tư vấn mô hình kinh doanh

Các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn bằng cách thuê những người có kinh nghiệm và giao cho họ các dự án của khách hàng theo mô hình kinh doanh tư vấn. Các công ty này có xu hướng tính phí theo giờ hoặc chia phần trăm dựa trên việc hoàn thành dự án thành công.

Ví dụ: Deloitte, Mckinsey, BCG, các công ty phát triển phần mềm hoặc trang web.

14. Mô hình kinh doanh dựa trên đại lý

Đây là mô hình kinh doanh dựa trên dự án, trong đó một công ty bên ngoài được thuê để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, các công ty thiếu chuyên môn sẽ thuê các đại lý để có được giải pháp cụ thể tùy chỉnh theo nhu cầu của họ. 

Loạt phim Netflix nổi tiếng tập trung vào đại lý quảng cáo và khách hàng của họ. Một số đại lý thích hợp là tiếp thị kỹ thuật số, thiết kế & kiến trúc, khảo sát, quảng bá, truyền thông, quan hệ công chúng, xây dựng thương hiệu, phát triển trang web, truyền thông xã hội, ….

mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh của Netflix

15. Mô hình kinh doanh nội dung do người dùng tạo

Đây là mô hình cho phép người dùng tạo nội dung chất lượng miễn phí trên các trang web để trả lời các câu hỏi của người dùng khác và cung cấp đánh giá. Mô hình kinh doanh này mới nhưng đang phát triển nhanh chóng.

Mô hình này được thúc đẩy bởi nhiều sản phẩm kỹ thuật số, từ video đến các bài đánh giá, hình ảnh, bài blog,.... Nó cũng có thể truy cập thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Ví dụ: YouTube, Quora, Yelp, Yahoo, Reddit.

mô hình kinh doanh

Youtube kiếm tiền ẩn và kinh doanh từ nội dung người dùng tạo

16. Mô hình kinh doanh giáo dục online

Nhắm mục tiêu vào ngành giáo dục, bao gồm cả sinh viên và giáo viên, mô hình này cho phép khách hàng truy cập vào các nguồn tài nguyên giáo dục thông qua đăng ký hoặc mua khóa học (tiếng anh online, tiếng việt, các môn toán học, văn học,....) cố định. Có thể nói đây là sự kết hợp giữa freemium, phí khóa học và mô hình dựa trên đăng ký.

Ví dụ: Coursera, Udemy, Unica bán khóa học tiếng Anh online,...

>>> Xem thêm: Top 12 mô hình kinh doanh online hiệu quả và độc đáo nhất

17. Mô hình kinh doanh tin tức trực tiếp

Mô hình này tập trung vào việc chia sẻ và cập nhật tin tức tức mà không qua trung gian. Các công ty sử dụng mô hình này cung cấp các kênh đáng tin cậy cho phép truyền tải tin tức nóng hổi hoặc thông báo khẩn cấp trực tiếp đến độc giả của họ.

Ví dụ: Twitter là ví dụ tốt nhất. Người dùng có thể truy cập tin tức trong thời gian thực bằng cách tìm kiếm các thẻ bắt đầu bằng # thịnh hành.

18. Mô hình kinh doanh đa thương hiệu

Mô hình này dựa trên việc tiếp thị nhiều hơn hai sản phẩm, gần như giống nhau nhưng cạnh tranh với nhau và thuộc một tổ chức duy nhất nhưng có tên thương hiệu khác nhau. Nó được thực hiện để tạo ra quy mô kinh tế và xây dựng một đế chế.

Ví dụ: Unilever, Nestle.

19. Mô hình Thương mại điện tử

Một mô hình kinh doanh đơn giản nhưng đầy hứa hẹn nhất, thương mại điện tử cho phép người mua và người bán kết nối và giao dịch bằng nền tảng trực tuyến (cửa hàng trực tuyến).

Có một số loại mô hình thương mại điện tử, bao gồm Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C) và Khách hàng đến Doanh nghiệp (C2B).

Ví dụ: Amazon, Alibaba, eBay, Shopee, Lazada, Tiki....

mô hình kinh doanh

Shopee kinh doanh mô hình thương mại điện tử

20. Mô hình kinh doanh dựa trên phân phối

Một công ty hoạt động bằng cách có một hoặc một số kênh phân phối chính để tích hợp với khách hàng cuối cùng của mình theo mô hình này.

Các công ty sử dụng mô hình này cung cấp các kênh để doanh nghiệp bán cho khách hàng thông qua các đại lý, nhà môi giới, siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở nông thôn.... 

Ví dụ: Unilever

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm và lưu ý khi mở quán Playstation năm 2024

21. Mô hình kinh doanh vận chuyển

Mô hình này cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Khi đơn đặt hàng được đặt trên trang web của công ty vận chuyển, nhân viên giao hàng sẽ tới địa chỉ của người đặt giao hàng. Sau đó vận chuyển tới địa chỉ cho người nhận.

Ví dụ về mô hình này có Giaohangtietkiem, Giaohangnhanh, VNPost,.....

mô hình kinh doanh

Giao hàng tiết kiệm mang với mô hình vận chuyển nổi bật

22. Mô hình kinh doanh doanh nghiệp

Nhắm mục tiêu và chỉ tập trung vào các khách hàng lớn, mô hình kinh doanh doanh nghiệp đều dựa trên việc đạt được các giao dịch lớn. Nó được xây dựng trên cơ sở bán hàng phức tạp với một số ít khách hàng tiềm năng. 

Ví dụ: Boeing, Raytheon, SpaceX.

23. Mô hình kinh doanh doanh nghiệp xã hội

Mô hình này dựa trên nền tảng cơ bản là các công ty phải tạo ra lợi nhuận mà không gây tổn hại cho bất kỳ ai và một phần trong số đó nên được chi cho các hoạt động nhân đạo nhằm cải thiện điều kiện sống của con người.

Ví dụ: kinh doanh rau sạch online

24. Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng

Mô hình này cho phép các công ty hoặc thương hiệu bán sản phẩm của họ cho khách hàng một cách trực tiếp. Cần phải có các chiến dịch tiếp thị và hoạt động quảng cáo hiệu quả cao để giữ chân khách hàng và tạo nên khách hàng trung thành.

Ví dụ: Unilever là ví dụ điển hình nhất khi là một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới.

mô hình kinh doanh

Kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng

>>> Tìm hiểu: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh giặt ủi thành công từ A đến Z

25. Mô hình kinh doanh hộ gia đình

Bất kỳ doanh nghiệp nhỏ hay lớn, do một gia đình điều hành và được thực hiện, kiểm soát bởi 2 hay nhiều thành viên trong gia đình thì đều là doanh nghiệp do gia đình sở hữu. 

Quyền lãnh đạo của công ty được chuyển cho người thừa kế, người sẽ giao lại quyền lực cho con cái của họ.

Ví dụ: Ford, Walmart, Prada, Comcast.

mô hình kinh doanh

Kinh doanh hộ gia đình

26. Mô hình dựa trên công nghệ Blockchain

Công nghệ tiên tiến, tương lai và hiện đại nhất của Blockchain đã thay đổi toàn bộ bối cảnh giao dịch, liên quan đến hệ thống mạng phi tập trung trên quy mô toàn cầu.

Sử dụng mạng phi tập trung nâng cao lòng tin và cho phép người tiêu dùng giao dịch ngang hàng. Các doanh nghiệp dựa trên Blockchain tạo ra lợi nhuận bằng cách sử dụng token và cung cấp Blockchain như một dịch vụ.

Nhiều loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và Litecoin sử dụng mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain.

mô hình kinh doanh

Bitcoin

27. Mô hình chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc

Mô hình này là việc công ty tự sở hữu và quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng (sản xuất, phân phối và bán lẻ) cho các sản phẩm của mình. Khi một công ty kiểm soát tốt cách sản xuất và phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, thì công ty đó có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn (với tỷ suất lợi nhuận tốt hơn) cho người tiêu dùng.

Ngược lại, ví dụ, nếu một công ty chỉ sản xuất một sản phẩm và sử dụng đối tác phân phối và bán lẻ. Sau đó, ở mỗi bước của chuỗi cung ứng, chi phí bổ sung được thêm vào thời điểm sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.

Ví dụ: Các công ty có cả nhà máy và cửa hàng bán lẻ/online như Amazon, Apple. Khách sạn với chuỗi cung ứng là các tổ hợp quán ăn, bida, siêu thị mini có trong khách sạn.

28. Kết hợp kinh doanh nhượng quyền và chuỗi cửa hàng

Mô hình này chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa các chuỗi đã hoạt động và các cửa hàng được cấp phép (nhượng quyền). Quán cà phê Starbucks là ví dụ nổi tiếng nhất sở hữu cả cửa hàng do công ty điều hành và cửa hàng được cấp phép nhượng quyền. 

mô hình kinh doanh

Cafe Starbucks

29. Mô hình kinh doanh cấp phép dữ liệu

Mô hình kinh doanh “dữ liệu” đã đạt được một ý nghĩa mới trong thế giới hiện đại này, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. 

Ví dụ: Twitter bán dữ liệu thời gian thực cho các đối tác của mình, dữ liệu này sau đó được sử dụng cho quảng cáo và thông tin chi tiết về khách hàng.

30. Mô hình kinh doanh thương hiệu cá nhân

Các thương hiệu hoặc người có ảnh hưởng có thể kiếm tiền bằng cách thu hút đối tượng khách hàng đến với họ bằng cách tạo những nội dung hay.

Ví dụ: Snapchat & Instagram cho phép các thương hiệu tiếp thị bản thân thông qua quảng cáo trên nền tảng của họ. Từ YouTube đến Tik Tok và các nền tảng truyền thông xã hội khác, bạn có thể xem video miễn phí, nhưng bạn sẽ bị nhắm mục tiêu bởi vô số quảng cáo . 

31. Giảm giá với mô hình kinh doanh chất lượng cao

Hình thức kinh doanh này thường được thực hiện bởi các siêu thị và cửa hàng bách hóa lấy sản phẩm với số lượng lớn và bán theo giá bán buôn.

Ví dụ: các siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

32. Mô hình kinh doanh đa cấp

Một mô hình kim tự tháp (đa cấp) là một mô hình thường bị coi là bất hợp pháp và “lừa đảo”. Mô hình hoạt động này thực hiện tuyển thêm nhiều thành viên bằng cách hứa hẹn sẽ cho họ lợi nhuận cao khi tham gia. Khi tham gia, thành viên sẽ phải đầu tư hoặc bán sản phẩm. 

Do mô hình này ngày càng có sự tha hóa, các thành viên tham gia không bán được sản phẩm do kém chất lượng hoặc lôi kéo những thành viên khác (có thể là gia đình, người thân của mình). Khi mô hình này phát triển với tốc độ quá lớn, người đứng đầu sẽ ăn lợi nhuận từ tiền của những thành viên đăng ký và có thể “bốc hơi”. 

Ví dụ: Amway là một công ty hàng tỷ đô la đã sử dụng mô hình đa cấp này.

mô hình kinh doanh

Mô hình kim tự tháp (đa cấp) Amway

33. Mô hình kinh doanh Nickel và Dime

Mô hình kinh doanh này bao gồm chiến lược giá thấp nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ cơ bản. Bằng cách giữ mức giá cơ bản càng thấp càng tốt, một số tiền bổ sung sẽ được tính cho các đặc quyền và dịch vụ khác được cung cấp cùng với dịch vụ cơ bản chính.

Ví dụ: Hãng máy bay jetstar là hãng hàng không bình dân tính giá vé máy bay thấp nhưng có thể tính phí các dịch vụ bổ sung như hành lý xách tay/ký gửi, đồ uống, bữa ăn,....

34. Mô hình kinh doanh tổng hợp

Mô hình kinh doanh tổng hợp là cung cấp thông tin tổng hợp về một dịch vụ cụ thể và bán chúng dưới tên thương hiệu của họ. 

Ví dụ: Các công ty như Zillow và Oyo cho Khách sạn, Uber cho dịch vụ taxi, Yodlee cho dịch vụ tài chính. 

35. Mô hình kinh doanh cấp phép API

API là viết tắt của giao diện lập trình ứng dụng (API). Về cơ bản, nó là một tập hợp các định nghĩa chương trình con, thiết lập giao tiếp và các công cụ để phát triển phần mềm. 

Mô hình cấp phép API cung cấp các giao thức cấp phép cho phép cộng đồng các nhà phát triển tạo ứng dụng bổ trợ/plugin của bên thứ ba cho các nền tảng. Và các nhà phát triển phải trả một khoản phí để có được quyền truy cập API.

Ví dụ: Microsoft, Apple, LinkedIn và Twitter, tất cả họ đều cung cấp dịch vụ cấp phép API.

36. Mô hình kinh doanh nguồn số đông

Mô hình kinh doanh Crowdsource (nguồn số đông) tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận với các giải pháp hoạt động như ý tưởng và công nghệ, tương tác với người tiêu dùng, tạo cơ hội hợp tác, tối ưu hóa hoạt động và giảm chi phí.

Ví dụ: Wikipedia, YouTube, Kickstarter, Unilever, Coca Cola (hương vị đồ uống mới) tham gia vào nguồn cung ứng cộng đồng.

mô hình kinh doanh

Kinh doanh nguồn số đông

37. Mô hình kinh doanh tương tác cao

Trong mô hình kinh doanh tương tác cao, sự tương tác và tham gia của khách hàng được đề ở mức cao nhất để làm tăng trải nghiệm cá nhân hóa. 

Mô hình này yêu cầu sự tương tác, liên hệ cao đối với các khách hàng vì sản phẩm/dịch vụ đó cần phải trả một số tiền rất lớn. 

Ví dụ: Mua xe tại Đại lý ô tô, công ty bất động sản,....

38. Mô hình kinh doanh tương tác thấp

Tất nhiên, mô hình kinh doanh tương tác thấp đối lập với mô hình tương tác cao. Trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ được phân phối bằng sự tương tác tối thiểu của khách hàng. Mô hình này được ứng dụng tốt trong những công cụ phần mềm giá rẻ, dễ thu hút khách hàng.

Ví dụ: Các công ty như Amazon, Zendesk, SurveyMonkey.

39. Mô hình kinh doanh định giá linh hoạt

Mô hình này hoạt động thông qua chiến lược kinh doanh trong đó giá cuối cùng của một mặt hàng có thể thương lượng được. Tóm lại, người mua và người bán có thể mặc cả giá sao cho phù hợp với mục đích của mình nhất.

Ví dụ: Letgo

mô hình kinh doanh

Mô hình định giá linh hoạt

40. Mô hình kinh doanh dựa trên đấu giá

Mô hình dựa trên tùy chọn đấu thầu để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Mô hình này mặc dù không còn phổ biến hiện nay nhưng nó vẫn được sử dụng cho các ngành như đồ cổ, bất động sản, đồ sưu tầm và bán hàng của các doanh nghiệp.

Ví dụ: eBay, Amazon, Godaddy đấu thầu tên miền,...

mô hình kinh doanh

Đấu giá trên Ebay

41. Mô hình kinh doanh đấu giá ngược

Đấu giá ngược được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp tìm kiếm nhà cung cấp. Các nhà cung cấp đủ điều kiện đặt giá thầu ngày càng thấp hơn ở mỗi vòng tiếp theo để lôi kéo doanh nghiệp và giành được hợp đồng.

Ví dụ: Đấu thầu các hợp đồng chính phủ.

42. Mô hình kinh doanh môi giới

Mô hình môi giới cung cấp một nền tảng duy nhất cho người mua và người bán để giao tiếp các giao dịch. Nó tính phí cho bất kỳ giao dịch nào giữa các bên từ người mua hoặc người bán tùy thuộc vào danh mục nổi bật.

Ví dụ: Expedia, môi giới nhà đất, môi giới gia sư,....

43. Mô hình kinh doanh gộp

Mô hình này thường kết hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ để bán với giá tương đối thấp. 

Ví dụ: Microsoft Office 365(PowerPoint, Excel, Word, OneNote, Outlook), Combo đồ ăn tại KFC, Burger King,.....

44. Mô hình Disintermediation

Mô hình Disintermediation (hay còn gọi là mô hình không trung gian). Trên thực tế, các tổ chức theo mô hình này giao dịch với khách hàng và khách hàng trực tiếp thông qua các kênh khác nhau như internet. 

Ví dụ: Dell, Tesla là những ví dụ điển hình về các công ty theo mô hình Disintermediation.

45. Mô hình kinh doanh phân đoạn hóa

Mô hình này bán một sản phẩm/dịch vụ để sử dụng một phần. Đây là chiến lược chia các sản phẩm và dịch vụ thành các danh mục phụ khác nhau để giới thiệu sự đa dạng trong các sản phẩm, tính phí cho từng danh mục riêng biệt.

Ví dụ: Bạn có thể bán bánh gato theo cả chiếc hoặc từng miếng bánh được chia nhỏ. 

46. Mô hình kinh doanh Pay as Go (Utility)

Mô hình kinh doanh tính phí theo việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ: Mô hình này bao gồm các công ty điện, nước, điện thoại di động.

47. Sản phẩm như một dịch vụ

Sản phẩm như một dịch vụ có nghĩa là bán dịch vụ của một sản phẩm hơn là bán sản phẩm thực tế.

Ví dụ: Fedex.

48. Tiêu chuẩn hóa mô hình kinh doanh

Tiêu chuẩn hóa có nghĩa là làm cho một dịch vụ trở nên phổ biến, vốn đã từng là một dịch vụ được tùy chỉnh. Nó được thực hiện bằng cách thu hút khách hàng nhờ sự tiện lợi và giá rẻ.

Ví dụ: Minute Clinics (một công ty con của CVS health) là một ví dụ điển hình về Tiêu chuẩn hóa.

mô hình kinh doanh

Tiêu chuẩn hóa mô hình kinh doanh

49. Cộng đồng cơ sở người dùng

Cộng đồng cơ sở người dùng kiếm tiền bằng cách phát triển một nền tảng tương tác nơi người dùng tự giao tiếp với nhau và có thể quảng cáo cùng lúc. Mô hình tạo ra doanh thu với cả phí đăng ký và phí quảng cáo. Mô hình này chưa có ở Việt Nam nhiều.

Ví dụ: Craigslist, Angie's list

50. Mô hình kinh doanh cho thuê

Cho thuê đề cập đến việc thuê các mặt hàng lớn hoặc có cấu hình cao như máy móc và thiết bị điện tử thay vì họ bán nó. 

Ví dụ: Cho thuê lều trại, cho thuê nhà, Cho thuê thiết bị máy in HP,....

mô hình kinh doanh

Kinh doanh cho thuê

51. Mô hình Dropshipping

Đây là mô hình được nhiều các bạn sinh viên, mẹ bỉm sữa lựa chọn. Ưu điểm của mô hình này là không phải lo lắng về hàng tồn kho. Bạn chỉ việc tìm kiếm khách hàng và đơn hàng sẽ được chuyển từ công ty đến tay khách hàng mà không phải thông qua bạn. Ví dụ: Dropshipping mặt hàng mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại, quần áo, thời trang,.....

Tìm hiểu thêm về: Mô hình kinh doanh Dropshipping

52. Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình Canvas (tên tiếng Anh: Business Model Canvas) viết tắt là BMC. Mô hình này được  Alexander Osterwalder phát triển. Đây là mô hình kinh doanh hiện đại, dễ dàng xác định truyền đạt một ý tưởng kinh doanh thế nên được nhiều nhà quản lý ưa thích sử dụng. 

Mô hình Canvas

Mô hình Canvas

Canvas mang đến cái nhìn toàn diện cho doanh nghiệp, phù hợp với quá trình phân tích, so sánh về sự gia tăng đầu tư với bất kỳ một yếu tố ảnh hưởng nào. 

53. Mô hình kinh doanh nhà hàng

Nhà hàng là cơ sở chuyên kinh doanh về các dịch vụ nấu nướng, phục vụ đồ ăn đồ uống cho các khách hàng. Bên cạnh đó nhiều nhà hàng còn cung cấp dịch vụ gọi món mang đi hoặc trực tuyến để dành cho các khách hàng không muốn dùng tại quán. Nhà hàng thường có nhiều loại hình đa dạng và đặc thù theo từng phong cách, từng văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng, cộng đồng người cũng như những dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ thức đơn các món,... và được thực hiện bởi đầu bếp chính.

kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng

Những mô hình nhà hàng phổ biến hiện nay gồm:

  • Mô hình nhà hàng Buffet

  • Mô hình nhà hàng Casual Dining 

  • Mô hình Fine Dining

  • Nhà hàng với phong cách nước ngoài

  • Banquet Hall

  • Fast Food 

  • Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu

  • Nhà hàng nướng, lẩu nướng tại bàn

  • Nhà hàng Snack Bar

  • Nhà hàng trong TTTM

  • Bistro hay Café

  • Nhà hàng chay

  • Café Aperitif

Tìm hiểu thêm: Top 17 mô hình kinh doanh nhà hàng mới nhất hiện nay

54. Mô hình kinh doanh quán Cafe

Mở quán cà phê là hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp. Hiện nay có rất nhiều ý tưởng mở quán cà phê phong phú đa dạng và độc đáo. Hầu hết tất cả đều được đầu tư về nội thất, ngoại thất cùng đồ uống. 

Mở quán cà phê

Mở quán cà phê

Hiện nay các mô hình quán cà phê phổ biến gồm có:

  • Quán cafe mang đi (Take away)

  • Quán cafe theo “chủ đề” độc đáo

  • Quán cafe thú cưng 

  • Quán cà phê nhượng quyền

  • Quán cafe sân thượng

  • Quán cà phê Acoustic

  • Quán cafe container

  • Quán cà phê bóng đá

  • Quán cà phê truyền thống

  • Quán cafe cóc đẹp

  • Quán cà phê sân vườn đẹp

  • Quán cafe công nghiệp – Industrial

  • Quán cafe cổ điển – Vintage

  • Quán cafe sách

55. Mô hình kinh doanh Spa

Hiện nay có 4 mô hình Spa nổi bật là Day spa, Clinic spa, Beauty spa và Home spa. Mỗi mô hình lại có cách xây dựng với định hướng riêng, một phong cách riêng. Điểm đặc trưng nổi bật, chỉ cần nhìn là có thể phân biệt được.

kinh doanh Spa

Kinh doanh Spa

56. Mô hình kinh doanh bán lẻ

Bán lẻ ( Tên tiếng Anh: Retail) là hoạt động nhập sản phẩm của nhà sản xuất, công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán lẻ được hoạt động dưới rất nhiều quy mô khác nhau. Đó có thể là một cửa hàng hãy chuỗi cửa hàng, bách hóa tổng hợp, siêu thị mini…

Mô hình kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ

Ví dụ: Circle K, Winmart, tiệm tạp hóa,...

57. Mô hình kinh doanh trà sữa

Kinh doanh trà sữa là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Đây là mô hình thu hút được nhiều bạn trẻ. Những mô hình trà sữa phổ biến trên thị trường có thể kể đến: nhượng quyền thương hiệu, local brand (thương hiệu Việt), take away, nhỏ và vừa… Mỗi mô hình sẽ cần số vốn đầu tư và các chiến lược tương ứng với các nhóm khách hàng khác nhau. 

Mô hình kinh doanh trà sữa

Kinh doanh trà sữa

58. Mô hình kinh doanh Homestay

Homestay là loại hình lưu trú dịch vụ mà tại đây, du khách được trải nghiệm sự gần gũi với cuộc sống, nếp sinh hoạt của người dân bản địa. Đây là mô hình mang đậm chất lối sinh hoạt thân thuộc bản địa. Người bản xứ khi đến đây sẽ được tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa vùng miền đặc trưng.

Mô hình kinh doanh Homestay

Kinh doanh Homestay

59. Mô hình kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm là hoạt động sản xuất, buôn bán các mặt hàng liên quan đến chăm sóc sắc đẹp. Có thể kể đến những loại sản phẩm như là: Đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, tóc, cơ thể,… Đây là mô hình đem đến nhiều lợi nhuận và được người tiêu dùng đón nhận đông đảo. Có lẽ bởi nhu cầu làm đẹp của mọi người là không giới hạn. 

Mô hình kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm

Ví dụ: M.A.C, Dior,...

Xem thêm chi tiết: Mô hình kinh doanh mỹ phầm mới nhất

60. Mô hình kinh doanh thời trang

Kinh doanh thời trang là mô hình quy tụ nhiều thương hiệu khác nhau nhằm thực hiện việc buôn bán kiếm lời, marketing, phân phối sản phẩm và dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh thời trang, có thể kể đến: 

  • Thời trang thiết kế

  • Bán lẻ & Phân phối độc quyền quần áo, giày dép

  • Thời trang nhanh

  • Thương mại điện tử

  • Thời trang cao cấp (Haute Couture)

  • May đo Bespoke/Custom/Made-to-measure

  • Sản xuất gia công 

  • Nhập khẩu & Bán sỉ

  • Mặt hàng thời trang cũ/đã qua sử dụng

  • Thời trang cho thuê

Mô hình kinh doanh thời trang

Kinh doanh thời trang

61. Mô hình kinh doanh đồ gia dụng

Đồ gia dụng chính là những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày và có cường độ sử dụng thường xuyên. Chính vì thế kinh doanh đồ gia dụng đang được khá nhiều lựa chọn khi bắt đầu khởi nghiệp. 

kinh doanh đồ gia dụng

Kinh doanh đồ gia dụng

Ví dụ: Điện máy xanh, Cửa hàng Yoko,...

62. Mô hình kinh doanh rau sạch online

Kinh doanh rau sạch online là ý tưởng kinh doanh độc đáo kịch kỳ phù hợp với xu hướng ăn sạch hiện nay của nhiều người. Bạn cần cung cấp nguồn rau sạch cho khách hàng và giải quyết được bài toán làm thế nào để phân phối trên nền tảng số 4.0. Đây là mô hình được giới trẻ quan tâm và phát triển nhằm gia tăng nguồn thu.

kinh doanh rau sạch online

Kinh doanh rau sạch online

Còn rất nhiều những mô hình kinh doanh khác ngoài những gợi ý như POS365 vừa kể trên. Mặc dù nó được nhiều các công ty ở Việt Nam và trên thế giới khởi nghiệp nhiều hiện nay. Các bạn vẫn nên lựa chọn một cách thông minh hoặc kết hợp chúng cho doanh nghiệp của mình.