Câu chuyện kinh doanh

Mở quán cơm chay bình dân là ý tưởng kinh doanh độc đáo và hấp dẫn khi nhu cầu ăn chay thuần tự nhiên hiện nay ngày càng được chú trọng. Song không phải ai cũng biết mở quán cơm chay như thế nào để thành công. Dưới đây là tất tần tật những bí kíp kinh doanh quán cơm chay đông khách mà POS365 tổng hợp được. Tìm hiểu ngay! 

Bí quyết mở quán cơm chay bình dân ít vốn lời nhiều

I. Mô hình quán cơm chay khác gì so với mô hình quán cơm khác? 

Ngày nay, ngoài quán cơm chay thì những mô hình quán cơm khác đều chủ yếu phục vụ các món ăn mặn. Bao gồm những món có nguồn gốc từ động vật và các loại ru củ, trái cây. Ngược lại, hình thức ăn chay là cách để chỉ chế độ ăn uống kiêng thịt. Có thể kèm hoặc không kèm trứng, sữa, mật ong (tuỳ thuộc từng trường phái)... 

Như vậy, hình thức ăn chay không phải là hình thức phổ biến và phù hợp với nhiều người. Do đó, mở quán cơm chay bình dân có thực sự tiềm năng và ổn định? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhé! 

Mô hình quán cơm chay khác gì so với mô hình khác

Mô hình quán cơm chay khác gì so với mô hình khác

Để làm nên thành công của một quán ăn sẽ bao gồm nhiều yếu tố. Nhưng với mô hình quán cơm chay bình dân lại có một vài ưu thế nhất định như sau: 

1.1. Là mô hình mang tính nhân văn 

  • Theo tín ngưỡng Đạo Phật, ăn chay là hình thức tu tập và thanh tịnh, không sát sinh sẽ tích thêm công đức cho người ăn chay và cả con cháu. 

  • Hình thức ăn chay còn góp phần bảo vệ động vật, kêu gọi mọi người cùng chung tay phản đối việc giết hại động vật 

1.2. Bảo vệ sức khoẻ con người 

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn chay đem đến những lợi ích cho sức khoẻ như: tăng cường trí nhớ, phòng ngừa ung thư, giảm cân, đẹp da… Hạn chế những bệnh về tim mạch, bảo vệ hệ tiêu hoá. 

1.3. Bảo vệ môi trường 

Ăn chay còn giúp bảo vệ môi trường, cải thiện tình trạng trái đất nóng lên. Đồng thời ngăn chặn hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm lương thực dùng cho chăn nuôi. Do đó, nếu bạn đang có ý định mở quán cơm chay bình dân thì đừng ngần ngại. Và đây là một trong những mô hình kinh doanh được chú trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. 

mở quán cơm chay bình dân

Bảo vệ môi trường, cải thiện tình trạng trái đất nóng lên

1.4. Tiết kiệm chi phí so với món mặn 

  • Theo các chuyên gia về sức khoẻ và kinh tế tại Hoa Kỳ cho biết, những người ăn chay trong vòng một năm có thể tiết kiệm đến 750 USD/ năm (tương đương mỗi ngày khoảng 33.000 VNĐ) khi không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. 

  • Ngoài ra, theo giá cả thị trường hiện nay cho thấy, bạn phải bỏ nhiều tiền hơn để mua các loại thịt trong khi các loại rau củ, đậu, ngũ cốc lại khá rẻ. 

1.5. “Một vốn bốn lời” 

So với các món mặn, rau củ rẻ hơn rất nhiều nhưng các món chay lại thường có mức giá tương đương, thậm chí đắt hơn. Vì thế, nếu mở quán cơm chay bình dân sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển và nguồn doanh thu “khổng lồ”. Đồng thời, kết hợp với những chiến lược kinh doanh, marketing đúng đắn sẽ giúp doanh thu quán cơm chay của bạn tăng trưởng một cách nhanh chóng. 

1.6. Có giá trị dinh dưỡng cao 

  • Nhiều loại thực phẩm chay rất giàu protein, thậm chí có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại thịt. Chẳng hạn, hàm lượng đạm trong đậu vàng cao gấp 2 lần thịt nạc và gấp 4 lần trứng gà. 

  • Một chế độ ăn chay hợp lý và phù hợp có thể giúp bạn tăng hoặc giảm cân tuỳ theo nhu cầu. 

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân lãi trăm triệu mỗi tháng

II. Mở quán cơm chay bình dân cần bao nhiêu vốn? 

Chi phí mở quán cơm chay bình dân là bao nhiêu? Có lẽ đây là câu hỏi chung của nhiều chủ quán khi ấp ủ sở hữu một thương hiệu quán cơm chay bình dân cho chính mình. Dưới đây là những chi phí cần thiết và quan trọng để bắt đầu kinh doanh quán cơm chay. Đừng bỏ lỡ nhé! 

2.1. Chi phí thuê mặt bằng 

Nếu có thể tận dụng địa điểm của gia đình hay người thân làm địa điểm kinh doanh quán cơm chay bình dân thì chi phí thuê mặt bằng bằng 0 và tối ưu lợi nhuận. Tuy nhiên, phần lớn chủ quán cơm chay hiện nay đều sử dụng mặt bằng đi thuê. 

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Tuỳ thuộc vào không gian và lợi thế kinh doanh mà chi phí thuê mặt bằng sẽ khác nhau. Khi đó, mức phí thuê mặt bằng phổ biến hiện nay từ 8 - 20 triệu đồng/ tháng. Những nơi ở khu vực đông đúc dân cư, gần trường học, bệnh viện, công sở… sẽ có mức giá cao hơn. 

2.2. Chi phí trang trí quán cơm chay 

Đây cũng là một trong những chi phí gây tốn kém cho chủ kinh doanh khi mở quán cơm chay bình dân. Thông thường, các quán cơm chay hiện nay được thiết kế thei phong cách trang nhã và ấm cung. Với những vật liệu dân gian như: tre, gỗ, trúc, nứa… cùng với đó là hệ thống đèn chiếu phù hợp, tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. 

Chi phí trang trí quán cơm chay bình dân

Chi phí trang trí quán cơm chay bình dân 

Tuy thuộc vào quy mô và mục đích kinh doanh mà chủ quán nên lựa chọn phong cách trang trí phù hợp. Với những quán cơm chay bình dân thì không cần trang trí quá cầu kỳ mà nên đảm bảo được yếu tố đơn giản, ấm cúng và “bình dân” nhất. 

Chi phí trang trí quán cơm chay bình dân ước tính sẽ khoảng từ 7 - 20 triệu đồng.

2.3. Chi phí mua nguyên liệu 

Một trong những bí quyết kinh doanh ẩm thực thành công đó là chất lượng món ăn. 

Để đem đến cho thực khách những món ăn chất lượng và bắt mắt thì nguyên liệu chế biến đóng vai trò quan trọng, cần tuyển chọn những nguyên liệu tươi mới, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

mở quán cơm chay bình dân

Chi phí mua nguyên liệu

Thực tế cho thấy, chi phí mua nguyên liệu không quá cao, dao động từ 7 - 12 triệu đồng, tuỳ thuộc vào quy mô và tình hình kinh doanh của quán mà mức chi phí này có thể cao hay thấp hơn. 

2.4. Chi phí đồ dùng và dụng cụ nhà bếp 

Để mở quán cơm chay bình dân thành công thì không thể thiếu những thiết bị, dụng cụ nấu bếp. Khoản chi phí để mua các dụng cụ chế biến như: bếp, xoong, chảo, dao, thớt… và những đồ dùng phục vụ như bán ghế, bát đĩa, ly, cốc, quạt… cũng tốn một khoản kha khá. Nhưng đây là khoản chi chỉ cần chi trả một lần, không phải khoản chi thường xuyên. 

Thông thường, chi phí mua đồ dùng, thiết bị và dụng cụ nhà bếp sẽ dao động từ 10 - 30 triệu đồng đối với mô hình quán cơm chay bình dân. 

2.5. Chi phí thuê nhân viên 

Nếu bạn có thể tham gia vào bất kỳ khâu nào đó trong quy trình kinh doanh sẽ tiết kiệm một phần chi phí thuê nhân viên. Ngược lại, bạn sẽ phải thuê nhân viên từ A - Z. 

Với những quán cơm chay bình dân quy mô nhỏ thì chỉ cần từ 2 - 3 nhân viên, trong đó gồm 1 đầu bếp và 2 nhân viên chạy bàn. Còn với mô hình kinh doanh lớn hơn thì số lượng nhân viên sẽ nhiều hơn. 

chi phí thuê nhân viên quán cơm chay


Để tiết kiệm khoản chi phí này, bạn có thể thuê nhân viên phục vụ là những bạn sinh viên làm việc theo giờ. Mức chi trả cho nhân viên làm việc theo ca sẽ dao động từ 17.000đ - 19.0000đ/ giờ. 

>> Đọc thêm: 10 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả và chi tiết nhất

2.6. Chi phí duy trì hoạt động 

Ngoài những chi phí kể trên, thì chi phí duy trì hoạt động cũng là một trong những chi phí cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh khi mở quán cơm chay bình dân

Chi phí duy trì hoạt động

Chi phí duy trì hoạt động

Những chi phí này có thể là: chi phí điện, nước, gas… hay chi phí bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ làm bếp hoặc những chi phí do không may làm rơi vỡ bát đĩa…. Khoản chi phí duy trì hoạt động này sẽ dao động từ 5 -10 triệu đồng/ tháng, tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của quán cơm. 

2.7. Chi phí phát sinh khác

Bên cạnh những chi phí cố định và không cố định khi kinh doanh quán cơm chay thì chủ kinh doanh nên dựa phòng chi phí cho những khoản phát sinh để đảm bảo an toàn về tài chính cũng như chủ động giải quyết những vấn đề bất ngờ xảy ra. 

Như vậy, có thể thấy chi phí mở quán cơm chay bình dân sẽ dao động từ 40 - 100 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ mà mức chi phí này có thể tăng hoặc giảm. Một lưu ý quan trọng dành cho chủ đầu tư trước khi quyết định quy mô kinh doanh đó là hạch toán nguồn vốn có thể đầu tư, sau đó mới xác định quy mô. Nếu nguồn vốn không cho phép, có thể cân nhắc đến việc lựa chọn mô hình nhỏ hơn. 

III. Bí quyết mở quán cơm chay bình dân đông khách  

Bật mí bí quyết mở quán cơm chay bình dân từ những chủ quán dày dặn kinh nghiệm trên thị thường mà chúng tôi tổng hợp được ngay dưới đây. 

3.1. Chuẩn bị vốn đầu tư và nhân lực 

Chủ kinh doanh cần chuẩn bị sẵn sàng cho nguồn vốn và tuyển dụng nhân lực cho quán cơm chay bình dân của mình. Điều này không chỉ giúp chủ quán đo lường chi phí cần đầu tư, có kế hoạch chuẩn bị tài chính cũng như biết được chính xác những thất thoát có thể xảy ra. 

Chuẩn bị vốn đầu tư và nguồn nhân lực

Chuẩn bị vốn đầu tư và nguồn nhân lực

Sau khi đã xác định quy mô kinh doanh, cần lên kế hoạch tuyển dụng nhân lực cho quán. Cân nhắc dựa trên quy mô và đo lường lượng khách ghé thăm để thuê nhân viên sao cho hợp lý, tránh gây lãng phí hay quá ít gây cản trở khi phục vụ khách hàng. 

3.2. Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp 

Đặc điểm của mô hình quán cơm chay đó là không gian vô cùng thanh tịnh, ấm cúng và thoải mái. Có thể lựa chọn địa điểm tại các ngõ gần chùa, khách hàng mục tiêu hay những nơi có không gian yên tĩnh, thanh tịnh. 

mở quán cơm chay bình dân

Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Mở quán cơm chay bình dân cần lưu ý trang trí quán, không gian phải hài hoà, yên tĩnh, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Những phong cách thiết kế mộc mạc, thôn quê gác ngói, mái rơm là những cách thu hút khách hàng hiệu quả hiện nay. 

>> Tham khảo ngay: 9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội

3.3. Nghiên cứu đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh 

Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu cho quán cơm chay của mình và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực. 

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh

Trước tiên, những đối tượng khách hàng mục tiêu của quán cơm chay bình dân có thể là: 

  • Những người lớn tuổi hoặc đã nghỉ hưu, độ tuổi trung bình từ 40 tuổi trở lên 

  • Các bạn trẻ, nhân viên văn phòng, ăn chay với mục tiêu thanh tịnh cơ thể và bảo vệ sức khoẻ 

  • Những thực khách tò mò và muốn đổi bữa tìm cảm giác mới mẻ. 

Với đối thủ cạnh tranh, chủ quán cơm cần tìm hiểu khách hàng mục tiêu của họ là những ai? Tình hình kinh doanh như thế nào? Mức giá cả? Tại sao họ kinh doanh thành công hoặc thất bại?... 

>> Tìm hiểu ngay: 17 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất

3.4. Tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu tươi ngon

Đối với lĩnh vực kinh doanh ẩm thực thì điều quan trọng nhất đó là chất lượng và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Theo kinh nghiệm mở quán cơm chay bình dân của nhiều chủ quán thì chất lượng nguyên liệu chế biến rất quan trọng, quyết định đến sức khoẻ của thực khách. Do đó, bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng. 

mở quán cơm chay bình dân

Tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu tươi ngon

Chủ quán cơm nên tìm mối hàng tin cậy, uy tín hay nhập hàng trực tiếp từ các trang trại, hợp tác xã trồng rau sạch để đảm bảo chất lượng và mức giá cả phải chăng.  

3.5. Học hỏi kiến thức về đồ chay  

Nguyên liệu chế biến món ăn chay khá hạn chế so với các món mặn. Vì vậy, đòi hỏi người chế biến phải có kiến thức về ẩm thực để chế biến những món chay hấp dẫn và sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính đa dạng và ngon miệng cho thực khách. 

Học hỏi kiến thức về đồ chay

Học hỏi kiến thức về đồ chay 

Thành phẩm phải giữ nguyên màu sắc, hương vị và vị thanh đặc trưng của đồ chay. Đồng thời, cần phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng. Do đó, nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay chưa am hiểu quá nhiều về kiến thức đồ ăn chay thì giải pháp tốt nhất dành cho bạn đó là tham gia những lớp đào tạo về kiến thức và kỹ năng chế biến đồ ăn chay ở các cơ sở đào tạo uy tín. 

3.6. Thực đơn quán cơm chay đa dạng và phong phú 

Thực đơn quán cơm chính là một trong những yếu tố giúp thu hút khách hàng, tạo nên doanh thu cho quán. Vì thế, chủ quán ăn nên chú trọng đầu tư menu quán cơm. Menu khi mở quán cơm chay bình dân phải đảm bảo tính đa dạng, thu hút và đẹp mắt để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, không bị nhàm chán. 

thực đơn quán cơm chay bình dân

Thực đơn quán cơm chay đa dạng và phong phú

Bạn có thể tham khảo thực đơn ở nhiều quán cơm chay khác hoặc tham gia những khoá học chuyên sâu để có sự sáng tạo công thức chế biến riêng. Chắc chắn đây là điểm cộng trong lòng khách hàng cũng như tạo nên nét đặc trưng cho quán cơm chay của bạn. 

>> Xem ngay: Cách thiết kế thực đơn quán cơm bình dân NGON giữ chân khách hàng

3.7. Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn thông minh 

Bí quyết mở quán cơm chay bình dân đông khách đó là sử dụng phần mềm quản lý quán ăn. Không chỉ giúp chủ quán theo dõi báo cáo doanh thu, kiểm soát hàng tồn kho mà còn giúp cho quy trình “Order - báo bếp - thanh toán” được diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp. Tạo được ấn tượng và nhận được đánh giá cao từ khách hàng. 

Phần mềm quản lý quán ăn thông minh POS365 là phần mềm quản lý hàng đầu Việt Nam, với hơn 87% chủ kinh doanh trên khắp cả nước tin dùng. Không chỉ đem đến giải pháp kinh doanh an toàn, chính xác và hiệu quả cho chủ quán mà còn giúp tối ưu hiệu suất công việc cho nhân viên. Dễ dàng quản lý nhân viên, thông tin khách hàng và thiết kế chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. Bạn có thể đăng ký dùng thử phần mềm miễn phí để trải nghiệm nhé! 

Mở quán cơm chay bình dân không khó, chỉ cần bạn có sự quyết tâm và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cùng với những bí quyết kinh doanh mà POS365 bật mí trên đây, chắc chắn bạn sẽ thành công. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 4515 để được tư vấn và giải đáp. Chúc bạn kinh doanh thành công! 

>> Bạn đang có ý định mở quán cơm văn phòng? Đây là bí kíp kinh doanh thành công dành cho bạn << Xem Ngay>>