Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh điện nước là một trong những mô hình tiềm năng ở cả khu vực thành phố lẫn nông thôn ở thời điểm hiện nay. Nhiều người có ý tưởng kinh doanh nhưng chưa mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn và cần chuẩn bị những gì? Chính vì thế trong bài viết này của POS365, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.

Mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì?

 1. Tiềm năng khi mở cửa hàng điện nước

Mỗi gia đình, doanh nghiệp và cơ quan luôn có nhu cầu sử dụng sử dụng các mặt hàng điện nước. Dù ở thành thị hay nông thôn thì nhu cầu sử dụng điện nước không bao giờ mất đi. Đặc biệt, khi mở cửa hàng điện nước sẽ phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng khác nhau.  

mở cửa hàng điện nước

Mở cửa hàng điện nước rất tiềm năng

Không chỉ có tệp khách hàng phong phú mà khi bán mặt hàng điện nước thì chủ kinh doanh cũng có rất nhiều sự lựa chọn bởi mẫu mã, chủng loại rất đa dạng. Hầu hết, các mặt hàng điện nước có mức giá không quá cao, phù hợp với túi tiền và nhu cầu cần thiết của khách hàng. Chính vì thế, chủ cửa hàng có khả năng thu hồi vốn tương đối nhanh chóng. Bên cạnh đó, mặt hàng điện nước có thời gian sử dụng lâu dài, dễ bảo quản và ít khi bị hỏng hóc. Ngoài ra, các sản phẩm này ít khi thay đổi công nghệ nên chủ cửa hàng không lo bị lỗi thời, lạc hậu. 

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước ở nông thôn chi tiết

2. Mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn?

Chắc hẳn sẽ có không ít người băn khoăn vốn mở cửa hàng điện nước là bao nhiêu? Rất khó để nói chính xác con số cụ thể bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quy mô cửa hàng, tệp khách hàng hướng tới, nhu cầu nhập hàng,…. Tuy nhiên, chủ kinh doanh có thể dựa vào những yếu tố dưới đây để tính toán con số cụ thể:

2.1 Thuê mặt bằng

Tiền thuê mặt bằng là số tiền chủ kinh doanh cần phải chi trả hàng tháng. Trước khi thuê bạn cần xác định tệp khách hàng mục tiêu hướng tới, quy mô cửa hàng, khu vực kinh doanh để lựa chọn mặt bằng phù hợp. Dù ở thành phố hay nông thôn thì bạn nên mở cửa hàng ở nơi đông người qua lại, gần khu dân cư, chợ, uỷ ban,…. 

mở cửa hàng điện nước dân dụng

Chi phí thuê mặt bằng

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị một khoản chi phí chi trả tiền mặt bằng từ 4 – 6 tháng bởi thời gian đầu mới mở có thể chưa có nhiều khách hàng. Và bạn cần một thời gian dài mới có thể hồi vốn nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mặt bằng kinh doanh. 

2.2 Chi phí thiết kế - trang trí

Khoản chi phí tiếp theo bạn cần phải bỏ ra đó chính là chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng. Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng điện nước không tốn quá nhiều giống như khi kinh doanh những mặt hàng khác. Bạn chỉ cần sơn sửa, trang trí một số món đồ trang trí để tạo điểm nhấn cho cửa hàng. 

2.3 Mua trang thiết bị

Các thiết bị bạn cần sắm sửa khi mở cửa hàng điện nước dân dụng đó là: bảng hiệu, mua sắm, kệ thờ ông công ông táo, kệ đựng hàng hoá, tủ, bàn ghế, in ấn,… Ngoài ra, có thể phát sinh thêm một số chi phí mua trang thiết bị khác. 

mở cửa hàng điện nước cần bao nhiêu vốn

Chi phí mua trang thiết bị

2.4 Nhập hàng điện nước

Chi phí tiếp theo bạn cần phải chi trả thường xuyên đó chính là trang thiết bị. Hãy nhập đa dạng các mặt hàng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Thời gian đầu mới mở cửa hàng bạn có thể nhập nhiều hàng một chút. Sau khi cửa hàng đã đi vào hoạt động, bạn có thể dựa vào sức mua và nhu cầu của khách hàng để tính toán nhập số lượng phù hợp. 

2.5 Thuê nhân viên

Thuê nhân viên là khoản chi phí bạn cần chi trả thường xuyên. Nhân viên cửa hàng điện nước không yêu cầu cao về trình độ. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc chủ kinh doanh cần trang bị kiến thức về các mặt hàng điện nước để nhân viên có thể tư vấn cho khách hàng. Chủ cửa hàng cũng cần phải lưu ý nên lựa chọn nhân viên chăm chỉ, nhiệt tình với khách hàng. Nếu họ chưa có kinh nghiệm bán hàng thì bạn có thể dành thời gian để hướng dẫn thêm. 

Thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên

2.6 Một số chi phí phát sinh

Khoản chi phí cuối cùng khi mở cửa hàng điện nước cần chuẩn bị đó là chi phí phát sinh. Đó có thể là tiền điện nước, đăng ký kinh doanh,… Thời gian đầu mới mở cửa hàng sẽ cần chi trả nhiều chi phí nên hãy dành ra một khoản vốn để chi trả. 

3. Thủ tục mở cửa hàng điện nước

Cửa hàng điện nước thuộc ngành nghề phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Cụ thể, cửa hàng điện nước thuộc lĩnh vực kinh doanh, buôn bán sản phẩm, máy móc. Bạn cần tuân thủ quy định của pháp luật để cửa hàng hoạt động ổn định. 

Khi mở cửa hàng bán đồ đồ điện nước bạn cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hình thức đăng ký này chỉ cần chuẩn bị hồ sơ rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Các giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị đó là:

mở cửa hàng bán đồ điện nước

Thủ tục mở cửa hàng điện nước

  • Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, giấy đăng ký mở cửa hàng. 

Bạn cần điền đầy đủ thông tin nội dung giấy đăng ký kinh doanh đó là: họ tên, địa chỉ, ngành nghề, vốn kinh doanh, thông tin liên quan tới chủ hộ kinh doanh. 

  • Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao. 

  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. 

Khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì chủ kinh doanh mang hồ sơ nộp tại địa phương nơi đặt cửa hàng kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời gian 5 ngày chủ kinh doanh sẽ nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh. 

4. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước thành công

Nếu muốn kinh doanh cửa hàng điện nước thành công ngay từ lúc ban đầu thì bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm hữu ích dưới đây. 

4.1 Chuẩn bị kiến thức chuyên ngành 

Muốn mở cửa hàng điện nước trước tiên bạn cần nắm chắc kiến thức liên quan tới hàng hoá điện nước. Bạn không chỉ cần phải biết thông tin về hàng hoá mà còn phải biết nguyên lý hoạt động, cách lắp đặt để có thể tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng. 

Kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước thành công

Chuẩn bị kiến thức chuyên ngành

Khi có sự hiểu biết thì bạn sẽ dễ dàng biết được khách hàng cần sản phẩm nào để tư vấn cho phù hợp. Bán hàng tận tình, chu đáo sẽ giúp cho khách hàng thiện cảm hơn với thương hiệu. Từ đó có thể duy trì lòng trung thành của khách hàng với cửa hàng. 

4.2 Xác định vốn đầu tư, vận hành 

Dù kinh doanh cửa hàng điện nước hay bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào thì bạn cũng cần phải xác định số vốn đầu tư và quy cách vận hành. Nếu nắm chắc các yếu tố cần đầu tư vốn thì càng thuận tiện trong việc buôn bán và mang về lợi nhuận cho cửa hàng. Đồng thời nó có thể giúp chủ kinh doanh giảm thiểu tối đa việc chi tiêu chi phí không đáng có. 

4.3 Lên kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng điện nước

Muốn kinh doanh thành công bạn không thể bỏ qua công đoạn lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước. Vạch kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì bạn càng đi đúng hướng. Nhờ việc vạch lộ trình rõ ràng cũng giúp chủ kinh doanh giảm thiểu mọi sai sót trong quá trình vận hành. 

Lên kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng điện nước

Lên kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước

Nếu bạn muốn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chi tiết hãy tham khảo bài viết: https://www.pos365.vn/ke-hoach-kinh-doanh-5966.html

4.4 Chọn địa điểm kinh doanh 

Địa điểm kinh doanh cũng là yếu tố góp phần quyết định cửa hàng có kinh doanh thành công hay không. Chọn địa điểm phù hợp sẽ giúp cửa hàng thu hút thêm nhiều lượt khách hàng. Lưu ý nên chọn mặt bằng có đông người qua lại, giao thông thuận tiện,… Bên cạnh đó, mặt hàng điện nước tương đối lớn nên bạn cần chọn mặt bằng rộng để có thể bày biện nhiều hàng hoá.

4.5 Nguồn nhập hàng có lãi 

Trước khi nhập hàng để mở cửa hàng điện nước bạn cần tìm hiểu nguồn nhập hàng phù hợp, nên chọn nhà cung cấp hàng uy tín và chất lượng. Bạn đừng quên khảo sát giá của các nhà cung cấp nhé. Nhập hàng với mức giá phải chăng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Điều này giúp cho cửa hàng nhanh thu hồi vốn bỏ ra. 

Nguồn nhập hàng có lãi

Nguồn nhập hàng có lãi

4.6 Nắm bắt xu thế công nghệ 

Là một người kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh điện nước thì bạn cần phải nắm bắt xu thế công nghệ. Tuy mặt hàng này không thay đổi công nghệ quá nhiều nhưng vẫn luôn phải nắm bắt thông tin qua báo đài, truyền hình,…để nhập hàng mới kịp thời. Khách hàng hiện nay ưa chuộng sử dụng những sản phẩm bắt trend nên việc bắt kịp các sản phẩm mới sẽ giúp bạn thu hút thêm thật nhiều khách hàng mới. 

4.7 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng điện nước

Có không ít chủ kinh doanh chia sẻ công việc quản lý cửa hàng rất khó khăn, thường xuyên xảy ra thất thoát tiền bạc, hàng hoá do quản lý chủ yếu qua sổ sách. Ngày nay công nghệ rất phát triển nên việc áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý sẽ tiết kiệm cho chủ kinh doanh rất nhiều thời gian và thể hiện sự chuyên nghiệp. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng điện nước của POS365 vừa thông minh lại hiệu quả, giờ đây công việc quản lý cửa hàng không còn là nỗi lo. 

Một số tính năng nổi bật của phần mềm có thể kể tới đó là:

  • Giao diện được thiết kế đơn giản, đẹp mắt nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học. Phần mềm dễ dàng sử dụng, thao tác dù là người chưa từng sử dụng. 

  • Quản lý hàng hoá chi tiết, chặt chẽ, giảm thiểu tình trạng thất thoát nhờ tính năng thêm mới, xoá và phân loại mỗi khi xuất nhập hàng. Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ quản lý hàng hoá thông qua tem mác và quét mã vạch QR. 

  • Quản lý kho hàng hoá thông qua màu sắc, kích cỡ, theo lô, thương hiệu, tên và hạn sử dụng của các sản phẩm. 

phần mềm quản lý bán hàng POS365

Phần mềm quản lý bán hàng điện nước POS365

  • Phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên cơ sở dữ liệu được lưu trữ an toàn, tránh tình trạng thất thoát và có thể truy cập vào bất cứ thời điểm nào. 

  • Cho phép khách hàng thành toán bằng nhiều hình thức như: ví điện tử, thẻ ngân hàng, quét mã QR code, tiền mặt,… 

  • Quản lý thông tin khách hàng chi tiết từ họ tên, ngày sinh, số điện thoại, tích điểm khách hàng để tạo các chương trình khuyến mãi. Hoạt động chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp giúp khách hàng có thêm sự thiện cảm với thương hiệu. Từ đó quyết định có nên duy trì với thương hiệu lâu dài hay không. 

  • Báo cáo hoạt động kinh doanh chi tiết, chuẩn xác theo ngày, tháng, năm và báo cáo một cách chi tiết, trực quan theo biểu đồ. 

  • Hỗ trợ quản lý chi nhanh hiệu quả. Số liệu của từng chi nhánh được phân tách rõ ràng, không bị lẫn lộn. Nhờ đó giúp cho chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh của từng cửa hàng. 

Tham khảo thêm: Tổng hợp 14 phần mềm bán hàng điện nước được ưa chuộng nhất

5. Một số lưu ý khi mở cửa hàng điện nước 

Khi mở cửa hàng điện nước thì bên cạnh kinh nghiệm, chủ kinh doanh cần phải lưu ý một số vấn đề sau để kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn. 

5.1 Chọn địa điểm kinh doanh 

Địa điểm kinh doanh luôn là vấn đề chủ kinh doanh phải đặt lên hàng đầu. Bởi nó quyết định sự thành công hay thất bại của một cửa hàng. Lựa chọn mặt bằng phù hợp giúp thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu. Chính vì thế, bạn đọc nên khảo sát mặt bằng kỹ lưỡng, hãy chọn nơi đông người qua lại, thuận tiện giao thông, nơi tập trung đông dân cư, gần khu vực chợ hoặc uỷ ban. Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn mặt bằng có diện tích rộng để thuận tiện cho việc bài trí sản phẩm. 

5.2 Nắm bắt thông tin sản phẩm 

Dù là chủ kinh doanh hay nhân viên bán hàng thì đều cần phải chú ý nắm bắt thông tin của sản phẩm. Có nắm bắt thông tin thì bạn mới có thể bán hàng, tư vấn hàng hoá phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết cách lắp đặt, sửa chữa sản phẩm để hỗ trợ những khách hàng có sản phẩm gặp vấn đề. 

kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước

Nắm bắt thông tin sản phẩm để tư vấn cho khách hàng

5.3 Chọn nguồn nhập hàng uy tín 

Khi kinh doanh cần phải giữ chữ tín đối với khách hàng và để làm được điều đó thì chủ kinh doanh cần phải chọn nguồn nhập hàng uy tín, đảm bảo chất lượng. Cách để tìm nguồn hàng chất lượng đó là lựa chọn nhà phân phố có danh tiếng và có thể nhờ người có kinh nghiệm giới thiệu. Trước khi nhập hàng bạn nên tìm hiểu trước về đơn vị đó và nên khảo sát giá của nhiều nhà cung cấp để chọn đơn vị phù hợp. 

5.4 Chuẩn bị chi phí mở cửa hàng 

Muốn mở cửa hàng bạn cần chuẩn bị đủ nguồn vốn và số vốn đó cần phải đáp ứng đủ các yếu tố cơ bản đó là: thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nhập hàng, thiết kế - trang trí, trả lương cho nhân viên,…. Trong trường hợp bạn không có quá nhiều vốn có thể chọn mở cửa hàng điện nước quy mô nhỏ, nhập hàng vừa phải. Từ từ phát triển lên quy mô lớn cũng là sự lựa chọn phù hợp. 

Chuẩn bị chi phí mở cửa hàng

Chi phí mở cửa hàng

5.5 Chuẩn bị cơ sở vật chất

Khi mở cửa hàng chủ kinh doanh cần chú ý tới hệ thống cơ sở vật chất và cần lên danh sách các thiết bị, hàng hoá mình cần phải trang bị trong cửa hàng. Học cách bố trí hàng hoá sao cho phù hợp với không gian của cửa hàng. Điều này vừa tiện để cho bạn quản lý hàng hoá vừa giúp khách hàng thuận tiện trong quá trình lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bạn có thể học hỏi, tham khảo cách bố trí hàng hoá của cửa hàng đối thủ hoặc tham khảo qua mạng internet để thu hút sự chú ý của khách hàng. 

 Chuẩn bị cơ sở vật chất

Chuẩn bị cơ sở vật chất

5.6 Xây dựng môi trường bán hàng thân thiện với khách hàng và đối tác

Kinh doanh điện nước là một trong những ngày có sức cạnh tranh tương đối lớn. Để gia tăng lợi nhuận thì các chủ kinh doanh rất cần tới sự ưu đãi về giá cả của các sản phẩm tới từ nhà cung cấp. Để làm được điều đó thì bạn nên tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đơn vị cung cấp. Chúng tôi tin tưởng phương pháp này sẽ giúp bạn nhập hàng với mức giá tốt nhất. 

Bên cạnh đó, để tạo nguồn khách hàng trung thành với thương hiệu thì bạn cần có thái độ bán hàng chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo với khách hàng. Tư vấn tận tâm, giải thích cặn kẽ với những băn khoăn của khách hàng. Mang tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. 

Bài viết mở cửa hàng điện nước tới đây là kết thúc và chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với công việc kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.