Câu chuyện kinh doanh

Bạn mong muốn mở tiệm in thiệp cưới nhưng chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này? Đừng lo lắng, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từ những công việc cần chuẩn bị đến những kinh nghiệm kinh doanh thiệp cưới, giúp bạn sở hữu thương hiệu in thiệp cưới một cách dễ dàng và hiệu quả.

Bí quyết mở tiệm in thiệp cưới đắt khách không phải ai cũng biết

I. Tiềm năng của mô hình kinh doanh in thiệp cưới 

Mở cửa hàng in thiệp cưới có lẽ không phải là mô hình kinh doanh mới lạ nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi nhu cầu thị trường ngày càng cao, đem lại nguồn siêu lợi nhuận cho chủ cửa hàng. 

Tiềm năng của mô hình kinh doanh in thiệp cưới

Tiềm năng của mô hình kinh doanh in thiệp cưới

Ngoài ra, việc mở tiệm thiệp cưới là một trong những mô hình kinh doanh khá đơn giản, không phức tạp như những hình thức kinh doanh khác. Do đó, không khó để hiểu kinh doanh thiệp cưới luôn là mô hình được nhiều người lựa chọn hiện nay. Hãy cùng POS365 tìm hiểu những công việc cần chuẩn bị khi mở cửa hàng cũng như những bí quyết kinh doanh thành công ngay dưới đây nhé! 

>> Xem ngay: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng tiệc cưới chi tiết từ A-Z

II. Mở cửa hàng in thiệp cưới cần chuẩn bị những gì? 

Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng là một trong những công việc mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh in thiệp cưới. Cùng tìm hiểu thêm những điều mà bạn cần chuẩn bị ngay dưới đây nhé: 

2.1. Nguồn vốn 

Vốn kinh doanh là công việc đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị khi mở tiệm in thiệp cưới. Việc xác định nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hình thức kinh doanh cũng như giúp chủ kinh doanh dễ dàng kiểm soát tài chính, vốn đầu tư để có những kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả hơn. 

Chuẩn bị nguồn vốn

Chuẩn bị nguồn vốn

2.2. Giấy phép kinh doanh theo quy định

Khi mở tiệm in thiệp cưới thì chủ kinh doanh cần thực hiện đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật. 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh và thường là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện. Sau 05 ngày làm việc, chủ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trong trường hợp không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi và bổ sung. 

2.3. Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng 

Đây là công việc không thể bỏ qua khi kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng là chìa khóa để bạn biết thị trường đang cần gì và có chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng đúng, đủ cho cho khách hàng. Nhờ đó việc kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ hơn. 

mở tiệm in thiệp cưới

Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng

2.4. Chiến lược kinh doanh 

Song song với việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu khách hàng thì việc thiết lập những chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Giúp chủ kinh doanh có những định hướng kinh doanh phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng, tạo ra lợi nhuận và duy trì lượng khách hàng trung thành. 

>> Tìm hiểu ngay: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

III. Mở tiệm in thiệp cưới cần bao nhiêu vốn? 

Mở cửa hàng in thiệp cưới cần bao nhiêu vốn? Tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh mà những chi phí này sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi phí cơ bản khi kinh doanh tiệm in thiệp cưới dưới đây nhé. 

3.1. Chi phí cố định 

Trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, việc xác định chi phí cần thiết là yếu tố quan trọng, giúp bạn đo lường chính xác những khoản chi cố định cũng như nguồn vốn cần thiết để đầu tư kinh doanh. Cụ thể như sau: 

Chi phí cố định

Chi phí cố định

  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh: Nếu bạn chưa có sẵn mặt bằng kinh doanh thì cần đầu tư cho danh mục này, với mức chi phí từ 8 - 15 triệu đồng, tùy thuộc vào khu vực, vị trí và diện tích kinh doanh. 

  • Chi phí sửa chữa, trang trí cửa hàng: Chi phí này dao động từ 8 - 15 triệu đồng, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ kinh doanh. 

  • Chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc: Dao động từ 10 - 30 triệu đồng cho các thiết bị máy in, máy tính, máy photo, kệ trưng bày… 

  • Chi phí nhập vật liệu: Những vật liệu như giấy in, mực in… với mức chi phí khoảng từ 1 - 3 triệu đồng. 

  • Chi phí thuê nhân viên: Với cửa hàng lớn có thể thuê từ 1 - 2 nhân viên làm việc part time với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng. 

3.2. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí cố định kể trên thì những chi phí khác như chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, chi phí bảo dưỡng, chi phí giao nhầm đơn hàng,... là những chi phí phát sinh có thể xảy ra trong quá trình mở tiệm in thiệp cưới. Do đó, để đảm bảo việc kiểm soát các chi phí cũng như những rủi ro có thể xảy ra thì bạn nên thiết lập quỹ dự phòng từ 5 - 10% tổng vốn đầu tư. 

kinh doanh in thiệp cưới

Chi phí khác

>> Đọc thêm: Mở studio áo cưới cần gì? Bí quyết kinh doanh không phải ai cũng biết

IV. Bí quyết mở cửa hàng in thiệp cưới đông khách nhất hiện nay 

Cập nhật xu hướng mới thường xuyên là một trong những kinh nghiệm kinh doanh in thiệp cưới hiệu quả hiện nay. Cùng tìm hiểu thêm những bí quyết kinh doanh thành công mà chúng tôi tổng hợp được ngay dưới đây nhé. 

4.1. Tìm kiếm địa điểm kinh doanh 

Chọn địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đặc biệt với cửa hàng in thiệp cưới thì nên lựa chọn địa điểm kinh doanh ở khu vực đông đúc dân cư, nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. 

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh

Tìm kiếm địa điểm kinh doanh

Bạn có thể thuê cửa hàng không cần quá lớn nếu không quá dư giả về tài chính nhưng vẫn đảm bảo không gian để làm việc và tư vấn cho khách hàng. Có thể lựa chọn thuê cửa hàng ở trong ngõ nhưng cần bố trí biển hiệu rõ ràng để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. 

4.2. Cập nhật xu hướng mới thường xuyên 

Kinh nghiệm mở tiệm in thiệp cưới hiệu quả nhất hiện nay mà chúng tôi muốn bật mí cho bạn đọc đó là cập nhật xu hướng và nhu cầu thị trường thường xuyên. Việc cập nhật thường xuyên giúp bạn nắm bắt nhu cầu thị trường, là người tiên phong trong việc đón đầu xu thế. Nhờ đó, thu hút nhiều khách hàng mà không tốn quá nhiều chi phí đầu tư khác. 

>>> Xem ngay: Tổng hợp 10+ tiệm in thiệp cưới giá rẻ, chất lượng nhất Hà Nội

4.3. Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa hình 

Khi mở cửa hàng in thiệp cưới thì bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về sử dụng phần mềm thiết kế và chỉnh sửa ảnh. Điều này giúp bạn đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng cũng như tạo nên những mẫu thiết kế thiệp cưới ấn tượng, sáng tạo, mang phong cách đặc trưng và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. 

mở cửa hàng in thiệp cưới

Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa hình

Bạn có thể tham khảo một vài phần mềm thiết kế được nhiều chủ cửa hàng sử dụng hiện nay như: Adobe Illustrator, Photoshop, Corel… Tùy thuộc nhu cầu mà bạn nên sử dụng thử những phần mềm thiết kế này để chọn cho mình những công cụ thiết kế phù hợp nhất nhé. 

4.4. Tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp 

Để cạnh tranh với các đối thủ khác thì ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chính sách tư vấn và chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng khi mở tiệm in thiệp cưới, đem đến những trải nghiệm tốt và tạo thiện cảm cho khách hàng. 

Tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Tư vấn và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Do đó, chủ cửa hàng hãy thiết lập những mẫu tư vấn và chăm sóc khách hàng một cách bài bản, chuyên nghiệp để đem đến những ấn tượng tốt khách hàng, khiến họ hài lòng về chất lượng dịch vụ của cửa hàng. Từ đó, nhằm giữ chân khách hàng trung thành và thu hút thêm những khách hàng tiềm năng. 

>> Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn nhất: https://www.pos365.vn/quy-trinh-cham-soc-khach-hang-6351.html

4.5. Mở rộng đa kênh bán trên các nền tảng 

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt các nền tảng mạng xã hội, các ứng dụng đặt hàng online ngày càng phổ biến và được nhiều bạn trẻ sử dụng. Để gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng cũng như thực hiện mục tiêu tối đa hóa doanh thu cho cửa hàng thì bạn nên mở rộng kênh bán trên các nền tảng online. 

Chẳng hạn như kinh doanh trên các nền tảng như: Facebook, Instagram, Tiktok, Shopee, Lazada, Sendo… Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu về những chính sách cũng như những yêu cầu khi thiết lập gian hàng kinh doanh trên các nền tảng này nhé. 

4.6. Chính sách giao hàng tận nơi

Song song với những chất lượng dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng thì những chính sách giao hàng tận nơi, hoàn hàng, lỗi hàng hóa… là điều cần thiết và không thể thiếu trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. 

Chính sách giao hàng tận nơi

Chính sách giao hàng tận nơi

Để đảm bảo lợi ích cho khách hàng thì chủ kinh doanh cần đưa ra những chính sách này cũng như công khai để mọi khách hàng biết về những chính sách của cửa hàng. Điều này chính là điểm cộng khiến khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của cửa hàng bạn.

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích cũng như những kinh nghiệm mở tiệm in thiệp cưới mà chúng tôi bật mí trong bài viết này sẽ giúp bạn có cho mình những bí quyết cùng những kế hoạch chuẩn bị chính xác và hiệu quả. Chúc bạn thành công! 

>> Tìm hiểu thêm: Cách quản lý và quy trình phục vụ tiệc cưới của nhà hàng