Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới đang được nhiều nhà kinh doanh chú ý đầu tư hiện nay. Đây là mô hình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và phù hợp với văn hóa của người Việt. Lý do bởi đây là nơi diễn ra lễ vu quy của rất nhiều cặp đôi và nơi đón tiếp quan viên hai họ. Chính vì thế nhà hàng cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng tiệc cưới chi tiết từ A-Z

Sau đây, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này và chuẩn bị một kế hoạch đầy đủ trong nội dung sau đây. Hãy cùng xem ngay!

I. Tiềm năng khi kinh doanh mô hình nhà hàng tiệc cưới

Các dịch vụ cưới hiện nay đang ngày càng được nhiều người chú trọng và đầu tư cho nhu cầu sống. Do đó đây là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng nếu như bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp. Thế nhưng khi bước vào con đường này, bạn phải đối mặt với thuận lợi và khó khăn như sau:

1.1. Thuận lợi

Khi mở nhà hàng tiệc cưới, bạn sẽ có những thuận lợi như sau:

  • Lợi nhuận khổng lồ: Thị trường đa dạng, nhiều khách hàng.

  • Ổn định: Khi có lượng khách hàng nhất định và xây dựng thương hiệu hiệu quả. Nhà hàng của bạn sẽ bền vững theo năm tháng.

  • Dễ dàng kết hợp kinh doanh với các mô hình khác: Bên cạnh việc mở chuyên tiệc cưới, bạn có thể tận dụng cơ sở để chuyên tổ chức tiệc, nhà hàng nhỏ lẻ khác.

Tiềm năng khi kinh doanh mô hình nhà hàng tiệc cưới

Tiềm năng mô hình nhà hàng tiệc cưới

1.2. Khó khăn

  • Đối thủ cạnh tranh: Bất kể kinh doanh gì cũng sẽ có những đối thủ cạnh tranh, đây là điều không tránh khỏi. Đặc biệt là mô hình tiềm năng như nhà hàng tiệc cưới.

  • Không đa dạng: Vì nhà hàng tiệc cưới chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng có nhu cầu nhất định. 

  • Khó khăn trong việc triển khai chiến lược Marketing: Một nhà hàng đẹp mà không ai biết đến sẽ được coi là không thành công trong các chiến dịch quảng bá.

>>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ bí quyết kinh doanh rạp cưới hốt bạc, lợi nhuận cao

II. Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới cần chuẩn bị gì?

Để bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể về những thứ cần chuẩn bị. Với mô hình nhà hàng tiệc cưới, bạn sẽ phải trang bị:

2.1. Kiến thức về mô hình kinh doanh nhà hàng tiệc cưới

Để có thể mở nhà hàng tiệc cưới , bạn cần trang bị vốn kiến thức không chỉ gói gọn ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Bên cạnh đó chính là phong tục tập quán cưới xin của Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng. Đám cưới theo hướng Âu hay Á. Tất cả sẽ giúp dịch vụ bạn cung cấp trở nên hoàn hảo hơn.

Kiến thức về mô hình nhà hàng tiệc cưới

Kiến thức về mô hình nhà hàng tiệc cưới

2.2. Chuẩn bị nguồn vốn

Nguồn vốn chính là yếu tố biến kế hoạch, dự định của bạn thành hiện thực. Để giúp bạn định hình được số tiền cần đầu tư, chúng tôi  sẽ gói gọn cho bạn với 2 chi phí sau đây:

  • Phí đầu tư: Thuê mặt bằng, tiền trang trí, nội thất, vật dụng, đèn, thiết bị, thuế nhân viên,...

  • Phí duy trì: Khi mới bắt đầu, phí duy trì sẽ giúp hoạt động của nhà hàng diễn ra bình thường.


Chuẩn bị nguồn vốn

Chuẩn bị nguồn vốn

2.3. Xác định khách hàng mục tiêu là ai

Việc xác định định khách hàng mục tiêu là công việc quan trọng và đây là bí quyết giúp bạn thành công. Người tiêu dùng khá đa dạng phân khúc, mỗi khách hàng sẽ có số thu nhập, điều kiện kinh tế và nhu cầu khác nhau. Thế nên, trên thị trường có nhiều nhà hàng tiệc cưới xây dựng quy mô từ bình dân đến cao cấp để đáp ứng đúng đối tượng khách hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu là ai

Xác định khách hàng mục tiêu là ai

2.4. Lên chiến lược kinh doanh nhà hàng tiệc cưới

Đầu tiên bạn cần có bước phân tích thị trường, sau đó xác định các chiến lược kinh doanh độc nhất tạo trải nghiệm tốt như: Kiến trúc, dịch vụ đi kèm, những sản phẩm gửi đến khách hàng, ưu đãi,.... Sau đó dựa vào số vốn ban đầu bạn đặt ra cho một mục tiêu cụ thể nào đó. Cuối cùng là hướng phát triển nhà hàng.

Lên chiến lược kinh doanh nhà hàng tiệc cưới

Lên chiến lược kinh doanh nhà hàng tiệc cưới

2.5. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn định hướng được nhà hàng của bạn sẽ phát triển thế nào, qua từng giai đoạn sẽ ra sao và đặt được bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu ban đầu.  Đây chính là bước đệm giúp nhà hàng của bạn có được khởi đầu thuận lợi và bền vững trong quá trình phát triển.

2.6. Lựa chọn địa điểm mở nhà hàng tiệc cưới

Đặc điểm của mỗi lễ thành hôn đó chính là lượng khách hàng khá đông và yêu diện tích phải thông thoáng tiện nghi. Điều quan trọng đó chính là nhà hàng của bạn phải có chỗ để xe rộng rãi, đủ với lượng khách tới. Bên cạnh đó nhà hàng cần phải ở những vị trí gần đường lớn, dễ tìm.

Lựa chọn địa điểm mở nhà hàng tiệc cưới

Lựa chọn địa điểm mở nhà hàng tiệc cưới

2.7. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho nhà hàng

Các thiết bị trong nhà hàng tiệc cưới sẽ bao gồm:

  • Bộ dao 

  • Đũa muỗng nĩa

  • Bát, chén, đĩa 

  • Ly và cốc

  • Khăn ăn nhà hàng

  • Nồi, chảo

  • Các thiết bị bếp khác


Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho nhà hàng

Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho nhà hàng

2.8. Lên ý tưởng thiết kế nội thất nhà hàng

Thường thường các nhà hàng tiệc cưới lựa chọn phong cách nội thất châu Âu với điểm nhấn là ánh sáng và gam màu chủ đạo là màu trắng. Nếu như là một nhà hàng biết chiều khách, bạn có thể thay đổi nội thất theo chủ đề mà khách yêu cầu. Đây cũng là bí kíp giúp nhà hàng của bạn thu hút lượng lớn khách hàng.

Lên ý tưởng thiết kế nội thất nhà hàng

Lên ý tưởng thiết kế nội thất nhà hàng

2.9. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Với nguyên vật liệu, nhà hàng phải lên kế hoạch chi tiết và lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy. Sau đó bạn lập kế hoạch quản lý hàng tồn kho để bạn có những phương án kịp thời khi mùa cao điểm tới. Chỉ có kế hoạch chuẩn chỉ mới giúp nhà hàng tránh thất thoát và cung cấp bữa tiệc ngon cho thực khách của mình.

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

2.10. Thuê nhân viên phục vụ nhà hàng tiệc cưới

Khi kinh doanh nhà hàng tiệc cưới, việc thuê nhân viên là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt mô hình này có quy mô khá lớn và phục vụ ngày lễ trọng đại của cả đời người. Chính vì thế bạn cần tuyển những nhân viên chăm chỉ, chuyên nghiệp, thái độ niềm nở để phục vụ các thực khách.

Thuê nhân viên phục vụ nhà hàng tiệc cưới

Thuê nhân viên phục vụ nhà hàng tiệc cưới

2.11. Lên kế hoạch Marketing quảng bá nhà hàng

Kế hoạch Marketing hoàn hảo sẽ giúp nhà hàng tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành nghề. Từ đó thu hút lượng khách hàng tiềm năng tới với nhà hàng của mình. Để làm được điều này bạn cần trang bị rất nhiều kiến thức và nắm bắt thời cơ. Nếu không, bạn có thể thuê các Agency họ là các chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu.

Lên kế hoạch Marketing quảng bá nhà hàng

Lên kế hoạch Marketing quảng bá nhà hàng

>>> Xem thêm: Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Những kỹ năng nghiệp vụ cần biết 

III. Mở nhà hàng tiệc cưới cần bao nhiêu chi phí, vốn

Tiếp theo, nội dung sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi mở nhà hàng tiệc cưới cần bao nhiêu vốn. Cụ thể như sau:

3.1. Chi phí mặt bằng

Chi phí sẽ được định giá tùy theo các yếu tố như diện tích, vị trí tạo trung tâm thành phố, gần chỗ giao thông thuận tiện, có chỗ để xe hay không,... Bạn sẽ cần phải chuẩn bị 3 tháng tiền cọc trước, thông thường tiền thuê sẽ vào khoảng 30 triệu/ tháng.

Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng

Tham khảo thêm: Bí quyết lựa chọn mặt bằng nhà hàng tốt nhất

3.2. Chi phí quản lý và nhân viên

Tùy vào từng vị trí bạn sẽ có một mức chi phí riêng cho họ. Thông thường các cấp trưởng bếp, quản lý lương sẽ từ 10 triệu đồng/ tháng trở lên. Còn nhân viên sẽ khoảng từ 8 triệu đồng/ tháng trở xuống.

Chi phí quản lý và nhân viên

Chi phí quản lý và nhân viên

3.3. Chi phí mua nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chính là yếu tố bên cạnh trình độ nấu ăn của đầu bếp. Nguyên liệu phải tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó mới tạo được thực đơn phong phú và đồ ăn ngon. Chi phí cho phần này sẽ vào khoảng 10 triệu đồng/ ngày.

Chi phí mua nguyên vật liệu

Chi phí mua nguyên vật liệu

3.4. Chi phí mua trang thiết bị

Các thiết bị nhà bếp sẽ bao gồm từ tủ đông, bát đũa, bếp, nồi,... Tất cả cần đạt tiêu chuẩn nhà bếp, bền, chắc chắn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Về việc phục vụ khách hàng:

  • Sân khấu: 200 triệu đồng trở lên bao gồm cả màn hình led

  • Quạt / Điều hòa: 5 - 10 triệu đồng/chiếc

  • Hộp đựng bát đũa, giấy ăn, gia vị: Khoảng 3 triệu đồng

  • Rèm cửa, thảm lau chân: Khoảng 4 triệu đồng

  • Bàn ghế: 50 triệu trở lên

Khu vực bếp:

  • Tủ đông, tủ lạnh: Trên 70 triệu đồng

  • Tủ đựng bát đũa, xoong nồi: Khoảng 18 triệu đồng

  • Bát đũa, xoong nồi, vật dùng nấu nướng: Trên 30 triệu đồng

  • Hệ thống hút mùi, làm mát: Trên 20 triệu đồng

  • Bếp gas, bếp điện: Khoảng 40 triệu

3.5. Chi phí duy trì hoạt động

Chi phí duy trì hoạt động sẽ được sử dụng trong thời gian đầu và khi kinh doanh lỗ. Chi phí này nhằm giúp nhà hàng tiếp tục trả lương cho nhân viên và thực hiện các chiến lược đã được đề gia ban đầu. Bạn càng tích lũy được nhiều chi phí này sẽ giúp nhà hàng không lo bị sụp.

Chi phí duy trì hoạt động

Chi phí duy trì hoạt động

3.6. Chi phí khác

Đây là những chi phí gắn liền với các sinh hoạt hàng ngày như điện, nước, chi phí vệ sinh, an ninh khu vực…  Bên cạnh đó nhiều chủ kinh doanh sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để tối ưu quy trình, tăng tốc phục vụ và dễ dàng kiểm toán để tiết kiệm chi phí cũng như giảm thất thoát. Bạn cũng có thể tham khảo để sử dụng.

Chi phí khác

Chi phí khác

Tìm hiểu thêm thông tin: Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới tối ưu nhất hiện nay

Tổng kết

Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới đòi hỏi quy mô đầu tư lớn cùng các kế hoạch và chiến lược cụ thể, thông minh. Hy vọng nội dung mà chúng tôi giới thiệu ở trên đã giúp bạn có những kiến thức nền để bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!