Câu chuyện kinh doanh

Chiến lược kinh doanh được coi là "kim chỉ nam", có nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, từng bước củng cố, xây dựng được vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, POS365 sẽ cùng bạn tìm hiểu về những yếu tố tạo nên một chiến lược thành công.

Chiến lược kinh doanh là gì? 7 ví dụ về chiến lược kinh doanh thành công

I. Chiến lược kinh doanh là gì? 

Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một khoảng thời gian nhất định. 

Để có thể vạch ra một bản chiến lược kinh doanh, ban lãnh đạo và đội ngũ cố vấn phải nghiên cứu đầy đủ, chi tiết những vấn đề xung quanh đến môi trường bên trong cũng như tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Từ đó mới có thể phân tích, dự báo thị trường trong trung hạn, dài hạn và tiến hành xây dựng chiến lược dựa trên những yếu tố đó. 

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là gì?

Nhiều người hay nhầm giữa chiến lược và chiến thuật kinh doanh. Chiến lược có tính tổng thể, xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài (từ ít nhất 1 năm cho tới 5-7 năm tùy theo quy mô và tầm nhìn của doanh nghiệp). Trong khi đó chiến thuật là những biện pháp, cách thức hoạt động được xây dựng một cách cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh ngắn hạn (6 tháng đến dưới 1 năm).

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả là một chiến lược xác định được đúng tầm nhìn, sứ mệnh, dự đoán được xu hướng thị trường và từ đó hoạch định, dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

II. Vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh 

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh thường được ví như hành động xây nền móng cho doanh nghiệp. Giống như một ngôi nhà muốn vững mạnh khi lên cao, doanh nghiệp muốn phát triển rất cần một bản chiến lược kinh doanh tốt. 

Là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp giữ vững được định hướng trong trung và dài hạn mà không bị chạy theo những doanh thu ngắn hạn trước mắt, đặc biệt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay.

Vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh

Vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh không chỉ bị ảnh hưởng tử các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp mà còn là từ các yếu tố khách quan bên ngoài. Vì vậy, khi có một chiến lược kinh doanh tốt, nhờ vào việc phân tích, nhận định và dự báo sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được hoạt động kinh doanh trong tương lai. 

Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

Bên cạnh đó, việc có một bản chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng khiến cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc phát triển của mình, có thể nhanh chóng nắm được những cơ hội và né tránh được những rủi ro từ thị trường kinh doanh. Cuối cùng, chiến lược giúp doanh nghiệp phân bổ tốt nhất các nguồn lực và phát huy được lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

Để xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả cần dựa vào 5 yếu tố cơ bản sau đây:  

3.1. Xác định mục tiêu chiến lược 

Trước tiên cần xác định được mục tiêu chiến lược là gì. Các mục tiêu chiến lược đóng vai trò định hướng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là thước đo đánh giá kết quả kinh doanh có hiệu quả hay không. 

Xác định mục tiêu chiến lược

Xác định mục tiêu chiến lược

Chẳng hạn, mục tiêu chiến lược trong giai đoạn quý 4 năm 2022 là lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc triển khai các chiến dịch marketing sản phẩm, chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng…

Tham khảo thêm: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả 

3.2. Phạm vi chiến lược 

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thoả mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường. Bởi, nếu như vậy doanh nghiệp sẽ bị phân tán nguồn nhân lực và khó quản lý. Vì thế, cách hiệu quả và an toàn nhất là với mỗi chiến dịch nên đặt ra những giới hạn về khách hàng mục tiêu, sản phẩm, vị trí địa lý… để có sự tập trung cao nhất, dễ dàng đạt được những mục tiêu chiến lược đã đặt ra. 

Phạm vi chiến lược

Phạm vi chiến lược

3.3. Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh 

Một trong những chiến lược kinh doanh “khôn ngoan” đó là biết cách xác định giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu có được hai điều này, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu kinh doanh. 

Để xác định lợi thế cạnh tranh, bạn cần đánh giá các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền để chi trả cho những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 

Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh

Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh

Giá trị khách hàng có thể là chiến lược về giá, chất lượng sản phẩm, độ an toàn, mức độ tin tưởng… Còn lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng phải đem đến giá trị vượt trội, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

3.4. Năng lực cốt lõi 

Là khả năng triển các hoạt động kinh doanh với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất. Được thể hiện rõ nét nhất qua tính đa dạng của sản phẩm hay dịch vụ. 

Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi

Ví dụ: Năng lực cốt lõi của Apple là khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục. Điều này đem lại lợi thế cạnh tranh, bỏ xa các đối thủ khác và đạt những thành công trên thị trường. 

3.5. Xây dựng hệ thống các hoạt động chiến lược 

Nhà quản trị phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng. Tuỳ thuộc vào mỗi ngành nghề mà các hoạt động chiến lược sẽ khác nhau. 

Xây dựng hệ thống các hoạt động chiến lược

Xây dựng hệ thống các hoạt động chiến lược

Điểm quan trọng trong hệ thống hoạt động này là đảm bảo các hoạt động có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung. Hệ thống chiến lược bao gồm: 

  • Hoạt động chính: Cung ứng, vận hành, Marketing, bán hàng…

  • Hoạt động bổ trợ: Quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển,....

Tham khảo thêm: 5 Bước để xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả

IV. Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển hiệu quả, đòi hỏi cần phải có một chiến lược kinh doanh chặt chẽ, cụ thể. Cùng POS365 tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.

4.1. Xác định mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, doanh số, vị thế cạnh tranh,... Một mục tiêu tốt sẽ giống như kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa xác định được mục tiêu dài hạn thì có thể tham khảo thêm quy tắc S.M.A.R.T sau đây:

S = Specific: Xác định rõ ràng được mục tiêu cụ thể.

M = Measurable: Cách đo lường.

A = Attainable: Xác lập mục tiêu.

R = Relevant: Mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có kết quả thực tế.

T = Time bound: Mốc thời gian đạt được mục tiêu.

Mục tiêu dài hạn S.M.A.R.T

Mục tiêu dài hạn S.M.A.R.T

4.2. Khảo sát và phân tích thị trường

Để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả thì bạn cần phải khảo sát và phân tích thị trường tiềm năng. Mô hình phân tích SWOT có thể giúp bạn trong việc này:

S – strengths: Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì?

W- weaknesses: Hiện nay, điểm yếu của doanh nghiệp là gì?

O – opportunities: Có những cơ hội nào trên thị trường cần được khai thác?

T – Threats – Những mối đe dọa ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mô hình SWOT

Mô hình SWOT

4.3. Xây dựng chiến lược sản phẩm

Bước tiếp theo là xây dựng chiến lược về sản phẩm/dịch vụ bởi đây chính là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Mục đích của doanh nghiệp chính là sáng tạo, thiết kế sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. 

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Vì vậy, để có thể thiết kế và phát triển được một dịch vụ tốt thì doanh nghiệp của bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi sau:

  • Mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt được là gì?     

  • Doanh nghiệp của bạn có những đối thủ cạnh tranh nào?    

  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn là gì?     

4.4. Đánh giá, đo lường và tối ưu

Đánh giá, đo lường và tối ưu là bước cuối cùng trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, xác định xem những lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không? 

Đánh giá, đo lường và tối ưu chiến lược

Đánh giá, đo lường và tối ưu chiến lược

Dựa vào những số liệu thống kê, nhà quản trị có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật chính xác. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nội dung chiến lược kinh doanh. 

V.  7 ví dụ về chiến lược kinh doanh và ví dụ đi kèm

Dưới đây là 7 chiến lược kinh doanh hiệu quả và ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp của mình:

5.1. Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm được xem là chiến lược căn bản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược về sản phẩm là toàn bộ những quyết định về việc phát triển sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu và phát triển (R&D), nhu cầu và xu hướng thị trường, lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu, thiết kế, sản xuất,...

Sản phẩm chính là công cụ cạnh tranh cốt lõi và là nền tảng vững chắc nhất của một doanh nghiệp. Các chính sách về sản xuất và định giá sẽ quyết định toàn bộ kế hoạch, quy mô cũng như tốc độ phát triển của cả hoạt động kinh doanh. 

Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm

Bên cạnh đó, các chiến lược về sản phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của việc kinh doanh. Một doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn sẽ giúp gia tăng khách hàng một cách nhanh chóng. 

Ví dụ: Chiến lược sản phẩm Coca-cola là tập trung vào tiếng nói của khách hàng. Cụ thể, họ đã hoàn toàn tập trung vào khách hàng, khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi như hướng tới các sản phẩm ít đường. Coca-cola đã tung ra những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như Coca cola Zero, Coca cola Light,...

Tìm hiểu thêm: Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

5.2. Chiến lược về giá

Chiến lược về giá bao gồm: chiến lược định giá thâm nhập, chiến lược chiết khấu, chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược định giá cao cấp. Nó có liên quan mật thiết tới chiến lược về sản phẩm. Với mỗi chiến lược giá khác nhau sẽ có những định hướng kinh doanh rất khác nhau. 

Chiến lược về giá còn ảnh hưởng bởi mục tiêu của doanh nghiệp như về doanh thu, thị phần, thương hiệu... Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có những chiến lược định giá khác nhau. 

Chiến lược về giá

Chiến lược về giá 

Ví dụ: Với Apple, họ đưa ra chiến lược định giá cao cho những sản phẩm mới ra mắt nhằm thực hiện chiến thuật “hớt váng sữa”. Và với chiến thuật này, Apple đã rất thành công khi cho ra mắt những sản phẩm mới, xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp "cao cấp" so với những đối thủ khác  trong ngành hàng 

5.3. Chiến lược phân phối

Là một trong các chiến lược kinh doanh liên quan đến toàn bộ những kênh phân phối - bán hàng khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. 

Hệ thống phân phối bao gồm phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền và phân phối có chọn lọc. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống như bán buôn, siêu thị, tạp hóa,... với sự phát triển của mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần mở rộng sang những nền tảng mới. 

Chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối

Để quản lý toàn bộ các kênh phân phối một cách đồng nhất, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, hỗ trợ cho việc kinh doanh được đơn giản và tiện lợi hơn. Hiện nay, POS365 đang là phần mềm quản lý bán hàng được nhiều khách hàng tin dùng, giúp cho việc phân phối, lưu trữ thông tin cũng như quản lý đơn hàng trên toàn bộ các kênh bán một cách nhanh chóng và tiện lợi.

5.4. Chiến lược tiếp thị - Chiến lược kinh doanh hiệu quả 

Chiến lược tiếp thị (chiến lược marketing) bao gồm các hoạt động giúp thương hiệu được nhận biết - ghi nhớ và tin tưởng bởi công chúng mục tiêu, giúp đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Thực hiện các hoạt động marketing hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ là cầu nối vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp. 

Chiến lược tiếp thị

Chiến lược tiếp thị

Việc tiếp cận được với công chúng và chuyển đổi họ trở thành khách hàng là điều mà mọi doanh nghiệp hướng đến và đó cũng là mục tiêu xuyên suốt của các chiến lược tiếp thị. Bên cạnh đó, việc marketing đúng cách sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng thích nghi với những biến động khách quan từ thị trường kinh doanh. 

Thí dụ: Thay vì mĩ miều, hoa lá, chiến lược marketing của Điện máy Xanh lại rất đời thường gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Thông điệp “Muốn mua TV đến Điện máy Xanh” trở thành xu thế và trong một thời gian ngắn tốc độ lan truyền cực nhanh và mạnh. Chỉ cần nhắc đến Điện máy Xanh là có thể nhớ ngay đến thông điệp ngắn gọn, không văn vẻ hay vần điệu này. 

5.5. Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu (Branding) bao gồm tất cả các hướng dẫn, giải pháp dài hạn nhằm xây dựng hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khách hàng luôn có xu hướng ưa chuộng sử dụng những sản phẩm đã có thương hiệu và độ uy tín trên thị trường. 

Chiến lược định vị và phát triển thương hiệu thường được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, có liên quan mật thiết tới tầm nhìn và sứ mệnh. Bởi rất khó để thay đổi hay tái định vị thương hiệu trên thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu một cách nhất quán ngay từ đầu. 

Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu

Một bản chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả sẽ là tiền đề tốt cho hoạt động branding, ngay cả khi doanh nghiệp đang tập trung vào doanh thu và chưa dành nhiều ngân sách cho thương hiệu. 

Ví dụ: MUJI là thương hiệu bán đồ gia dụng đến từ Nhật Bản không còn xa lạ với đối tượng khách hàng trẻ tuổi ở Việt Nam. MUJI tập trung hướng đến đối tượng khách hàng từ 20 -35 tuổi. 

Theo những nghiên cứu, khách hàng trong độ tuổi này đang dần hướng tới phong cách sống tối giản, tinh gọn và có đến 78% khách hàng sẵn sàng chi trả cho trải nghiệm thay vì vật chất phù phiếm, mối quan tâm của họ là những sản phẩm thân thiện môi trường, có giá trị bền vững, đóng góp cho xã hội. 

Từ bộ nhận diện cho tới thiết kế cửa hàng bán lẻ của mình, hay cả những ấn phẩm in ấn quảng cáo đều mang đậm tính tối giản, được ứng dụng những màu sắc trung tính gần gũi với thiên nhiên. Điều này đã giúp cho MUJI thành công tại thị trường Châu Á. 

5.6. Chiến lược bán hàng - Chiến lược kinh doanh quan trọng

Bán hàng là hoạt động trực tiếp tạo nên doanh thu và dòng tiền, mang ý nghĩa sống còn đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ giúp nâng cao doanh thu, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Mọi hoạt động như sản phẩm, tiếp thị, thương hiệu,... đều góp phần triển khai và đẩy mạnh hoạt động bán. Và để có một chiến lược bán hàng đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần tối ưu các yếu tố kể trên, cùng với đó là xây dựng đội ngũ nhân viên, tìm kiếm thị trường. 

Chiến lược bán hàng

Chiến lược bán hàng

Cuối cùng, điều cốt lõi trong mọi chiến lược sales là nhu cầu khách hàng. Tập trung vào insight, giải quyết được "nỗi đau" và nhu cầu ẩn của khách hàng chính là bí quyết để thành công trong mọi chiến dịch bán hàng.

Thí dụ: Honda cho ra đời SH i nhắm tới phân khúc xe tay ga cao cấp (giá khoảng 110 – 270 triệu), sau đó Honda tiếp tục ra SH mode nhắm tới phân khúc cận cao cấp (giá khoảng 60 triệu). Như vậy, chiến lược về giá này kéo theo chiến lược bán hàng được thúc đẩy. Dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng có thêm sự lựa chọn phù hợp với tài chính của bản thân hơn. 

5.7. Chiến lược liên minh

Chiến lược liên minh (strategic alliance) là một khái niệm khá mới mẻ trong kinh doanh. Cụ thể, chiến lược liên minh là hai hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau thực hiện chung một dự án ngắn hạn nhằm mang lại lợi ích win-win cho từng bên. 

Các doanh nghiệp trong liên minh có thể hợp tác nghiên cứu, sản xuất hoặc bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ… đồng thời họ vẫn là những doanh nghiệp độc lập kinh doanh. Chiến lược liên minh thường được các tập đoàn nước ngoài/ tập đoàn đa quốc gia lựa chọn để phát triển kinh doanh, nhằm phát triển dựa vào các công ty đối tác.

Chiến lược liên minh

Chiến lược liên minh

Thí dụ: Sự bắt tay hợp tác giữa General Motors (GM) và Toyota đã tạo điều kiện cho GM học cách sản xuất loại xe ôtô con hạng sang từ Toyota. GM chớp lấy cơ hội thông qua việc đưa các nhà quản lý từ cơ sở sản xuất của mình sang làm việc tại liên doanh ở Nhật Bản. Thông qua liên minh với GM, Toyota hướng đến mục tiêu có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. 

Thông qua quan hệ hợp tác, Toyota có khả năng tiếp cận với mạng lưới phân phối trên đất Mỹ của GM; mặt khác, liên kết với GM còn giúp Toyota bớt gánh nặng trong việc đối mặt với trách nhiệm về mặt chính trị khi nhập khẩu số lượng lớn ô tô vào thị trường Mỹ, cũng qua đó tạo điều kiện cho hãng này có cơ hội thâm nhập vào thị trường này về lâu dài. 

Hy vọng rằng những kiến thức về chiến lược kinh doanh POS365 đem đến sẽ hữu ích trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!