Câu chuyện kinh doanh

Chiến lược kinh doanh quốc tế đang là yếu tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu của mình ra ngoài thế giới. Đây cũng là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp Việt ngày nay hướng tới. Thế nhưng con đường này không hề bằng phẳng mà luôn gặp phải những khó khăn và thách thức.

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Vai trò và loại hình

Để có thể áp dụng và phát triển, mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Vai trò của chiến lược này và các loại chiến lược bạn cần phải nắm vững. Vì thế trong nội dung sau, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. 

I. Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế (International business strategy) là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của một doanh nghiệp một cách thống nhất nhằm đạt được một thứ hạng dài hạn dưới sự tác động của môi trường kinh doanh toàn thế giới.

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Chiến lược kinh doanh phản ánh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hay không. Kết quả của quá trình chính là thước đo đánh giá của quá trình này. 

Chiến lược này nằm trong tổng thể chiến lược phát triển của doanh nghiệp, bao gồm các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp cần phải đạt được thông qua các chính sách và giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

II. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế với doanh nghiệp

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động quốc tế cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nhà quản trị phải nắm được các vai trò, lợi ích của chiến lược để có thể xây dựng nền móng tạo bước đà để công ty đi đúng hướng ngay từ đầu và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn tài chính, nhân lực, thương hiệu. Cụ thể:

  • Giúp xác định xác định công ty cạnh tranh trên các thị trường quốc tế mà doanh nghiệp mình đang cạnh tranh.

  • Giúp phối hợp các bộ phận cùng các phòng ban để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất.

  • Hướng công ty đi đúng quỹ đạo và đầu tư vào những ngành phù hợp nhất.

  • Giúp Công ty định vị và cải thiện thứ hạng thương hiệu của mình.

  • Chiến lược kinh doanh quốc tế cần rõ ràng và tương thích với doanh nghiệp. Việc này giúp cho nhà quản lý dễ dàng nhận biết và tận dụng các cơ hội, kết hợp được năng lực cá nhân và cả tập thể. Cho phép điều chỉnh thời gian và các nguồn tài nguyên hợp lý. Giảm thiểu thời gian, sai sót và dễ dàng đưa ra các quyết định hỗ trợ cho các mục tiêu tiếp theo.

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế với doanh nghiệp

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế 

III. Phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế

4 chiến lược kinh doanh quốc tế dưới đây được phần lớn các doanh nghiệp sử dụng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng chiến lược phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình: 

3.1. Chiến lược quốc tế (International strategy)

Trường hợp kế hoạch kinh doanh cho thấy sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường quốc tế hoặc ít nhất là kỹ năng sản xuất và chế tạo sản phẩm này còn yếu. Thì đây có thể là cơ hội để bạn theo đuổi chiến lược quốc tế tại thị trường này.

Chiến lược quốc tế (International strategy)

Chiến lược quốc tế (International strategy)

Chiến lược quốc tế xây dựng giá trị kinh doanh cho công ty của bạn bằng cách chuyển giao các kỹ năng và sản phẩm có giá trị sang thị trường quốc tế. Nơi khách hàng có thể không quen thuộc với sản phẩm hoặc thị trường của bạn. Thị trường luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp cung ứng tốt nhất có thể cho nhóm khách hàng có nhu cầu này.

Điều đó cũng có nghĩa là chiến lược kinh doanh quốc tế này chỉ có ý nghĩa khi các công ty địa phương không thực sự mạnh. Các yếu tố cắt giảm chi phí và các chính sách địa phương không có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh  của bạn.

3.2. Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Đây là chiến lược điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình trên thị trường từng quốc gia để thỏa mãn sở thích của quốc gia đó (chiến lược đa nội địa). Như tên gọi, đây là  chiến lược riêng biệt cho từng quốc gia mà công ty kinh doanh cần tìm hiểu, phân tích rồi mới hành động. 

Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Một chiến lược đa quốc gia có ý nghĩa hơn khi có nhiều áp lực hơn để hành động tại địa phương và ít áp lực cắt giảm chi phí hơn.

3.3. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

Chiến lược toàn cầu được sử dụng khá phổ biến. Với chiến lược này, các công ty tập trung vào việc tăng lợi nhuận bằng cách tối ưu hóa chi phí sản xuất để đạt được lợi nhuận tích lũy lớn hơn.

Hầu hết các công ty sẽ áp dụng chiến lược toàn cầu bằng việc giới thiệu một số sản phẩm  tiêu chuẩn hóa nhất định và phân phối chúng trên tất cả các thị trường. Việc này giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm của họ nhờ liên tục sản xuất số lượng lớn hàng hóa.

Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

Chiến lược toàn cầu thường được sử dụng trong các công ty đang phải chịu áp lực chi phí cao và ở những thị trường mà yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không quá khắt khe.

3.4. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Không giống như các chiến lược kinh doanh quốc tế khác, chiến lược xuyên quốc gia đòi hỏi sự đột phá vì nó thường được áp dụng trong các thị trường cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp phải sử dụng tất cả các thế mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình nhằm gây áp lực lên các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Chiến lược này được áp dụng khi công ty phải đối mặt với các áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí hoạt động đồng thời là sự khắt khe từ phía thị trường. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác.

Nội dung nổi bật: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Tổng kết

Chiến lược kinh doanh quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng để định hướng doanh nghiệp của mình phát triển tốt hơn trong tương lai. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi gửi đến bạn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Chúc các bạn thành công!