Câu chuyện kinh doanh

Mở quán trà sữa vỉa hè được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận hiện nay. Tuy nhiên, không phải quán trà sữa vỉa hè nào cũng kinh doanh thành công. Bỏ túi ngay kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa vỉa hè “hốt bạc mỗi ngày” của POS365 nhé!

Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè "hốt bạc mỗi ngày"

I. Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh trà sữa vỉa hè

Kinh doanh trà sữa vỉa hè có lãi không? Trà sữa là một trong những thức uống có nhu cầu sử dụng rất lớn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, khi mở quán trà sữa thì bạn cũng sẽ gặp phải những khó khăn và thuận lợi nhất định:

1.1. Thuận lợi

  • Không cần có nguồn vốn lớn, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả: Tận dụng không gian có sẵn trên phố hoặc tại nhà bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí thuê mặt bằng. Bạn cũng không cần phải đầu tư nhiều vào các trang thiết bị, nội thất, trang trang trí quán.

  • Đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng bởi giá rẻ: Mỗi ly trà sữa sẽ có giá dao động từ 15.000 - 25.000 đồng mà có đầy đủ topping vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. 

  • Không cần chú trọng quá đến thương hiệu, cách trang trí nội thất: Quán chỉ cần trang bị đầy đủ bàn ghế cho khách ngồi. Muốn thu hút thêm nhiều khách hàng thì chủ quán có thể sử dụng những logo đơn giản có ghi địa đỉa, tên quán, số điện thoại,... để khách hàng dễ dàng nhận biết. 

Thuận lợi khi kinh doanh quán trà sữa

Thuận lợi khi kinh doanh quán trà sữa

1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cũng sẽ có những khó khăn khi kinh doanh quán trà sữa vỉa hè:

  • Quyền sử dụng vỉa hè: Khó khăn hay gặp phải là kế hoạch quy hoạch vỉa hè, bởi cơ quan chính quyền siết chặt tình trạng này. Bạn chỉ có thể kinh doanh trong khuôn khổ cho phép, thậm chí bạn còn không được kinh doanh trong lòng vỉa hè.

  • Việc kinh doanh có thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào thời tiết: Nếu thời tiết tốt thì bán hàng bình thường. Còn nếu trời mưa, bão,... thì quán sẽ không mở cửa, ảnh hưởng tới doanh thu của quán. 

  • Có thể xung đột với các quán nước khác: Vỉa hè là khu vực có rất nhiều quán trà đá, quán nước,... Khi bán trà sữa vỉa hè, bạn cũng sẽ cạnh tranh với các quán đó. Vì vậy, khi chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề này nhé.

Mở quán trà sữa vỉa hè gặp những khó khăn gì?

Mở quán trà sữa vỉa hè gặp những khó khăn gì?

II. Mở quán trà sữa vỉa hè cần những gì?

Khi đã quyết định khởi nghiệp kinh doanh trà sữa vỉa hè, thì tiếp theo là bạn cần bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Vậy mở quán trà sữa lề đường sẽ cần phải chuẩn bị những gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

2.1. Chi phí mở quán trà sữa vỉa hè

Kinh doanh trà sữa vỉa hè cần phải có một số vốn nhất định. Bạn nên xác định cụ thể số tiền mình dự định đầu tư trước phù hợp với các khoản chi tiêu hợp lý:

  • Chi phí thuê mặt bằng (Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì sẽ tiết kiệm được khoản chi phí này): 3 - 5 triệu đồng.

  • Tiền sửa, trang trí quán: 1 - 2 triệu đồng bao gồm trang trí đèn màu, mua giấy dán tường làm đẹp cho không gian quán của bạn.

  • Chi phí mua các trang thiết bị cần thiết cho quán như xe đẩy, nồi nấu trà, cốc, bàn ghế,... khoảng 15 triệu đồng.

  • Các chi phí duy trì hoạt động bao gồm tiền lương nhân viên, tiền điện nước, wifi, chi phí marketing, chi phí thuê nhân viên,...

Trong vài tháng đầu, việc kinh doanh vẫn chưa đi vào ổn định thì bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng vốn đầu tư để duy trì hoạt động kinh doanh. Đây cũng là giai đoạn cần đẩy mạnh marketing để thu hút được nhiều khách hàng hơn nên sẽ tốn rất nhiều chi phí. 

Chi phí mở quán trà sữa lề đường

Chi phí mở quán trà sữa lề đường

2.2. Các vật dụng cần thiết khi mở quán trà sữa vỉa hè

Những vật dụng, dụng cụ hỗ trợ công việc kinh doanh, pha chế trà sữa bao gồm:

  • Xe đẩy bán trà sữa: Một chiếc xe đẩy có mức giá khoảng 5 - 10 triệu đồng. Đây là vật dụng quan trọng giúp bạn tiếp cận và thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn mẫu xe phù hợp nhất.

  • Máy dập nắp: Giúp bạn niêm phong lượng nước trà sữa trong cốc phù hợp, nhanh chóng, dễ dàng tạo sự thuận tiện cho việc thưởng thức trà sữa của khách hàng.

  • Nồi nấu trà sữa: Vật dụng bắt buộc phải có trong các quán trà sữa. Bạn có thể nấu trà bằng bếp điện hoặc bếp gas.

  • Bình ủ trà: Khi quán đông khách nhưng bạn muốn đảm bảo chất lượng trà sữa cũng như tốc độ phục vụ nhanh chóng của nhân viên thì nên đầu tư một chiếc bình ủ trà có dung tích 12 - 20 lít. 

  • Máy định lượng đường: Giúp tạo ra những cốc trà sữa có độ ngọt phù hợp với đùng khẩu vị yêu cầu của khách hàng.

Các vật dụng cần thiết của quán trà sữa

Các vật dụng cần thiết của quán trà sữa

III. Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè

Cùng tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh trà sữa vỉa hè đã và đang được nhiều chủ kinh doanh áp dụng. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công!

3.1. Nghiên cứu thị trường trà sữa vỉa hè

Khi kinh doanh bất kỳ sản phẩm/dịch vụ gì thì việc quan trọng đầu tiên bạn phải làm là dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thị trường kinh doanh trà sữa hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu thị trường bạn cần phải giải quyết được những vấn đề sau: Tệp khách hàng của bạn là ai? Sở thích như thế nào? Nằm trong độ tuổi bao nhiêu? Khu vực bạn định mở quán có những đối thủ cạnh tranh nào? Tại sao họ lại bán chạy hoặc kinh doanh thất bại? Đồ uống nào bán chạy nhất?,... Khi đã trả lời được hết các câu hỏi trên thì bạn sẽ đúc kết được kinh nghiệm và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Nghiên cứu thị trường kinh doanh trà sữa vỉa hè

Nghiên cứu thị trường kinh doanh trà sữa vỉa hè

3.2. Xác định tệp khách hàng tiềm năng

Bạn muốn kinh doanh thành công, bán được nhiều đơn hàng thì bạn phải xác định được tệp khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng đến. Thông thường, nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ chia thành những nhóm sau:

  • Nhóm đối tượng học sinh, sinh viên: Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng trà sữa lớn chiếm 50% tổng nhu cầu thị trường, họ thường đi theo nhóm và uống trà sữa vỉa hè với tần suất cao. 

  • Nhóm đối tượng dân văn phòng: Chiếm 30% tổng nhu cầu thị trường. Tệp khách hàng này có khả năng chi tiêu lớn hơn và thường đặt số lượng trà sữa lớn.

  • Nhóm đối tượng gia đình và các cặp đôi: Chiếm 20% tổng nhu cầu thị trường. Họ thường có nhu cầu sử dụng trà sữa vào các ngày lễ hay ngày cuối tuần, có nhiều thời gian dành cho nhau. 

Xác định tệp khách hàng tiềm năng

Xác định tệp khách hàng tiềm năng

3.3. Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa vỉa hè

Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa vỉa hè phù hợp sẽ quyết định đến 30% sự thành công. Do đó, khi tìm kiếm địa điểm bạn nên phân tích, xem xét các vấn đề như không gian mở quán có quy mô như thế nào, chỗ để xe rộng không? Quán có dễ tìm hay không? Số lượng và tần suất người qua lại ở từng thời điểm như thế nào? Khu vực đó có nhiều quán trà sữa đối thủ cạnh tranh không?,...

Những vị trí mặt bằng đẹp thuận lợi cho việc kinh doanh quán trà sữa vỉa hè là các ngã tư, trường học, khu dân cư đông đúc, tòa nhà văn phòng,...

Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa thích hợp

Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa thích hợp

3.4. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu uy tín

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng để ghi dấu ấn với khách hàng cũng như níu chân khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm tại quán. Vì vậy, các chủ kinh doanh cần tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, có chất lượng tốt, giá thành hợp lý với mục tiêu kinh doanh của quán mình. 

Dựa vào mục tiêu kinh doanh quán trà sữa của bạn để xây dựng danh sách nguyên liệu chính/phụ cần có, từ đó tìm kiếm các nhà cung cấp tương ứng, cụ thể như:

  • Nguyên liệu chính bao gồm các loại trà sữa, sữa tươi, sữa đặc, trân châu, kem, đường,...

  • Nguyên liệu phụ bao gồm cốc đựng trà sữa, khăn giấy, đá lạnh,...

>> Xem thêm: Top 15 Địa chỉ bán nguyên liệu làm trà sữa trân châu uy tín

3.5. Đầu tư nội thất cho quán trà sữa

Mở quán trà sữa vỉa hè là mô hình kinh doanh bình dân nên bạn có thể chọn mua lại những bàn ghế mà các quán khác thanh lý. Giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt. 

Các chủ kinh doanh nên chọn mua những đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ công nghiệp hoặc nhựa có ghế thấp thay vì ghế cao. Việc này sẽ giúp mọi người di chuyển bàn ghế linh hoạt và chủ động hơn. Xét về kiểu dáng, nên chọn những vật dụng đơn giản, gọn gàng và đồng nhất. 

Đầu tư nội thất cho quán

Đầu tư nội thất cho quán

3.6. Đầu tư view cho quán

Đối tượng khách hàng mà các quán trà sữa hướng đến thường là bộ phận giới trẻ và họ có nhu cầu thích chụp ảnh check-in sống ảo. Vì vây, nếu quán của bán đầu tư thiết kế view đẹp, độc đáo thì chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng đến đây. 

Đầu tư thiết kế view đẹp cho quán

Đầu tư thiết kế view đẹp cho quán

>> Nội dung liên quan: 13 ý tưởng thiết kế quán trà sữa độc đáo nhất hiện nay

3.7. Marketing và quảng bá thương hiệu quán trà sữa

Marketing và quảng cáo quán trà sữa sẽ là cách giúp quán của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các chủ kinh doanh nên cho khách hàng thấy được những lợi thế của quán để khách hàng nhìn thấy là muốn đến ăn thử. Một số hoạt động quảng cáo chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao để bạn tham khảo:

  • Thiết kế, trang trí băng rôn, khẩu hiệu để gây sự chú ý.

  • Phát tờ rơi xung quanh khu vực quán nhậu.

  • Tặng phiếu giảm giá cho những khách hàng đến ăn lần tiếp theo.

  • Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo,...

  • Xây dựng các chương trình khuyến mãi tặng quà hấp dẫn như mua 3 tính tiền 1 hoặc tặng 1 phần quà đi kèm,... Đồng thời sử dụng hình ảnh đẹp để kích thích sự tương tác từ khách hàng, khuyến khích họ check-in, review, tương tác quán trên mạng xã hội để nhận quà tặng,..

Marketing và quảng cáo quán trà sữa

Marketing và quảng cáo quán trà sữa

3.8. Sử dụng phần mềm quản lý quán trà sữa

POS365phần mềm quản lý quán cafe, trà sữa hiệu quả giúp cho các chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các chủ kinh doanh quán nhậu có thể tối ưu quy trình phục vụ của nhân viên, xem báo cáo hàng ngày, quản lý nguyên liệu kho của từng chi nhánh.

phần mềm quản lý quán cafe

Sử dụng phần mềm quản lý quán trà sữa

Quy trình bán hàng cho quán trà sữa của phần mềm POS365:

  • Nhân viên phục vụ: Nhân viên order qua thiết bị điện thoại thông minh, giúp khách hàng dễ hình dung và lựa chọn món ăn nhanh chóng.

  • Giảm thao tác sai sót khi order.

  • Tiết kiệm công sức, năng lượng của nhân viên order.

  • Giúp khách hàng có trải nghiệm ăn uống chuyên nghiệp hơn.

Nhân viên bar - bếp:

  • Đơn hàng order được chuyển nhanh chóng đến bộ phận bếp chế biến thông qua phần mềm.

  • Các đơn hàng được sắp xếp khoa học trên màn hình hiển thị của thiết bị.

  • Món ăn được chế biến chính xác theo định lượng và thứ tự: “đơn order trước làm trước”.

Thu ngân:

  • Thu ngân có thể theo dõi toàn bộ quá trình chế biến thông qua hệ thống của phần mềm, đảm bảo khi món ăn được hoàn thành sẽ được đưa đến tay thực khách ngay lập tức.

  • Tương thích với máy POS bán hàng giúp nhận đơn hàng từ những ứng dụng đặt đồ ăn như Shopee Food, Beamin, Grab Food,...

  • Áp dụng chiết khấu, mã khuyến mãi ngay trên màn hình thanh toán.

  • Lựa chọn các hình thức tính tiền khác nhau cho khách hàng.

Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng của POS365 TẠI ĐÂY: 

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 10+ phần mềm quản lý quán trà sữa hiệu quả

IV. Bí quyết kinh doanh quán trà sữa có nhiều khách

Làm sao để kinh doanh quán trà sữa vỉa hè có nhiều khách? POS365 sẽ chia sẻ bí quyết kinh doanh sau đây để bạn tham khảo:

4.1. Đảm bảo chất lượng trà sữa

Kinh doanh trà sữa là thị trường cực kỳ cạnh tranh nên nếu muốn thu hút được khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ thì trà sữa quán của bạn phải đảm bảo chất lượng, sạch sẽ. Do đó, bạn cần phải mua các loại trà, topping có chất lượng tốt, đầu tư các trang thiết bị pha chế hiện đại, quy trình pha chế đảm bảo. 

Đảm bảo chất lượng trà sữa

Đảm bảo chất lượng trà sữa

>> Đọc thêm: Cách nấu trà sữa Phúc Long cực ngon, chuẩn vị kinh doanh

4.2. Menu trà sữa đa dạng

Mở quán trà sữa vỉa hè thường rất đông khách vì giá thành hợp lý. Menu trà sữa càng đa dạng nhiều loại hương vị và topping khác nhau thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể tham khảo những loại đồ uống như: Trà sữa trân châu đường đen, trà sữa matcha, trà sữa hồng đào, trà sữa khoai môn, trà sữa pudding đậu đỏ,...

Menu trà sữa đa dạng

Menu trà sữa đa dạng

>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách thiết kế menu quán trà sữa đẹp thu hút khách hàng

4.3. Kinh doanh thêm nhiều sản phẩm khác

Để có thể phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, tăng thêm lợi nhuận thì bạn có thể kinh doanh thêm nhiều sản phẩm khác như các loại nước uống, nước ép hoa quả hay các loại đồ ăn vặt như xúc xích, đồ chiên rán, cánh gà rán,... Việc kết hợp bán thêm nhiều sản phẩm khác như vậy sẽ giúp bạn thu về một nguồn lợi nhuận hấp dẫn. 

Kết hợp kinh doanh thêm nhiều sản phẩm khác

Kết hợp kinh doanh thêm nhiều sản phẩm khác

4.4. Thái độ phục vụ

Khách hàng luôn có thiện cảm với những quán có thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở, thân thiện. Bạn biết đấy, dù trà sữa quán của bạn có ngon đến mấy nhưng thái độ phục vụ kém thì chắc chắn lần sau họ sẽ không quay lại nữa. Do đó, cần phải tạo dựng thương hiệu cho quán bằng phong cách phục vụ ấn tượng và nhiệt tình nhất thì việc kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Trên đây là kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè “hốt bạc mỗi ngày” để các chủ kinh doanh tham khảo. Hy vọng những thông tin mà POS365 chia sẻ sẽ giúp bạn áp dụng kinh doanh thành công!

>> Bạn muốn mở quán trà sữa → Tham khảo ngay “Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì để trở nên đắt khách?