Kinh doanh bán lẻ

Bạn đang có ý định mở cửa hàng tạp hóa? Kinh doanh tạp hóa cần bao nhiêu vốn, có những thủ tục gì, làm sao để bán hàng hiệu quả? Bài viết này POS365 sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng chi tiết từ A-Z giúp việc kinh doanh thuận lợi và suôn sẻ hơn!

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa chi tiết từ A-Z

I. Có nên mở cửa hàng tạp hóa không?

Để trả lời cho câu hỏi “Có nên mở cửa hàng tạp hóa không?” thì bạn cần phải nắm rõ được thách thức và cơ hội của việc kinh doanh tạp hóa. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này:

1.1. Thách thức và khó khăn khi kinh doanh tạp hóa

  • Vốn đầu tư lớn: Kinh doanh hàng tạp hóa cần phải bán đa dạng mặt hàng thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà vốn đầu tư khá lớn để có thể nhập đủ số lượng và đa dạng sản phẩm.

  • Phải tìm được nguồn nhập hàng có giá nhập rẻ và ưu đãi tốt.

  • Chủ kinh doanh cần phải có kinh nghiệm quản lý và bán hàng nhanh chóng, khoa học.

  • Có nhiều đối thủ cạnh tranh bao gồm cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Tuy nhiên nhiều người vẫn quen mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa gần nhà, nên đây cũng là một lợi thế khi kinh doanh tạp hóa.

Những thách thức và khó khăn khi kinh doanh tạp hóa

1.2. Cơ hội

Bên cạnh những khó khăn và thách thức thì mở cửa hàng tạp hóa vẫn có các cơ hội như:

  • Đa dạng nguồn hàng, luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

  • Kinh doanh tạp hóa phát triển được cả ở khu vực thành thị và nông thôn.

  • Nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa không hề giảm đi.

  • Đây là hình thức kinh doanh an toàn, dễ quản lý và bất kỳ ai cũng có thể làm được. 

Mở cửa hàng tạp hóa có những cơ hội gì?

II. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa bao nhiêu?

Chi phí cơ bản để có thể mở được một cửa hàng tạp hóa:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn muốn mở cửa hàng tại các khu trung tâm thành phố, đông dân cư thì giá thuê dao động khoảng 5-7 triệu/tháng.

  • Chi phí mua các trang thiết bị như tủ kính, kệ gỗ, đồ trang trí khoảng 10 triệu đồng.

  • Hệ thống camera giám sát

  • Phần mềm quản lý bán hàng

  • Chi phí nhập hàng: 100 - 200 triệu đồng. Phí nhập hàng này sẽ còn phụ thuộc vào loại hàng hóa và số lượng bạn chọn.

  • Chi phí thuê nhân viên: Nhân viên bán hàng, nhân viên sắp xếp hàng hóa, nhân viên giao hàng,...

Chi phí mở cửa hàng tạp hóa

Nội dung liên quan: Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn là đủ? Tham khảo ngay

III. Các bước mở cửa hàng tạp hóa

Nắm rõ được các bước mở cửa hàng tạp hóa sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn:

3.1. Chọn mặt bằng mở cửa hàng

Các cửa hàng tạp hóa nên có vị trí mặt tiền, nhiều người qua lại và giao thông thuận tiện để khách hàng dễ dàng nhìn thấy. Chẳng hạn như các khu trung tâm thành phố gần chợ, trường học, văn phòng, công ty,... người dân có mức sống và thu nhập ổn định. Và họ cũng có nhu cầu mua sắm cao.

Tại các khu vực vùng nông thôn, dân cư tập trung ít, nhu cầu mua sắm thấp thì nên mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, nhằm tránh tình trạng hàng tồn kho, hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Chọn mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa

3.2. Giấy phép kinh doanh tạp hóa

Để mở được cửa hàng kinh doanh tạp hóa cần phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy

  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Bản sao CCCD/CMND của người đại diện pháp luật mở cửa hàng tạp hó có dấu công chứng.

3.3. Các trang thiết bị cần thiết khi mở cửa hàng tạp hóa

Những trang thiết bị cần thiết khi mở cửa hàng tạp hóa bao gồm:

  • Giá, tủ kệ trưng bày hàng hóa

  • Tủ lạnh, tủ mát, tủ đông để bảo quản

  • Máy và quầy thu ngân

  • Phần mềm quản lý bán hàng

  • Hệ thống đèn, camera giám sát,...

  • Các thiết bị khác như máy in mã vạch, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để hỗ trợ việc thanh toán trở nên nhanh chóng hơn.

Phần mềm quản lý bán hàng - Trang thiết bị cần thiết khi mở cửa hàng tạp hóa

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng tạp hóa

3.4. Chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng

Bạn có thể nhập hàng tại các chợ đầu mối với giá thành tốt, mà đa dạng nhiều loại hàng hóa khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, do hàng hóa có nhiều nguồn gốc, xuất xứ khác nhau, vì thế bạn nên cẩn thận tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Một số nguồn hàng tạp hóa có thể lấy từ nhà cung cấp siêu thị bán buôn vừa đảm bảo chất lượng vừa được hỗ trợ vận chuyển hàng hóa về đến cửa hàng. 

Bên cạnh đó, có thể làm đại lý phân phối cho các hãng lớn để được lấy hàng với giá ưu đãi, chiết khấu cao,... Tuy nhiên, làm đại lý bán lẻ thì bạn phải nhập hàng với số lượng lớn và ổn định.

Chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng

3.5. Nhập hàng và trưng bày hàng hóa

Cửa hàng tạp hóa sẽ bán đa dạng, phong phú các loại mặt hàng khác nhau. Chủ kinh doanh cần phải bố trí và sắp xếp hàng hóa sao cho tối ưu không gian nhất. mà vẫn đảm bảo được việc khách hàng dễ dàng tìm kiếm, chọn lựa sản phẩm.

Phân chia từng khu vực cụ thể: Khu vực để gia vị, dầu ăn; Khu vực để bánh kẹo; Khu vực để băng vệ sinh; Khu vực để bột giặt, nước xả vải,... Các mặt hàng bán chạy như đồ ăn nhanh, bim bim, nước giải khát, bánh mì,... thì có thể đặt ở những nơi dễ nhìn thấy, chẳng hạn như ngay trước cửa hàng. 

Cách trưng bày hàng hóa ngăn nắp, khoa học

Tìm hiểu chi tiết: Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu có giá sỉ tốt?

3.6. Lập kế hoạch quảng cáo tiếp thị và khai trương cửa hàng

Cửa hàng của bạn mới mở và chưa tiếp cận được nhiều khách hàng? Bạn nên đẩy mạnh truyền thông marketing và quảng cáo tiếp thị bằng cách tạo fanpage, website. Sau đó, cập nhật đầy đủ thông tin về các chương trình khuyến mãi, tặng quà, tích điểm để thu hút người tiêu dùng đến cửa hàng mua sắm.

Bên cạnh đó thì bạn có thể tạo cửa hàng trên sàn thương mại điện tử để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trên khắp cả nước. Thiết kế và làm biển cửa hàng thật ấn tượng để tạo được sự chú ý của khách hàng, họ sẽ thường xuyên ghé qua cửa hàng của bạn hơn.

Lập kế hoạch marketing và quảng cáo tiếp thị cửa hàng

IV. Kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa hiệu quả

Để có thể kinh doanh tạp hóa hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận thì các chủ cửa hàng cần phải chú ý những điểm sau:

4.1. Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết để có thể giữ chân khách hàng cũ. Chẳng hạn như bạn có thể tặng thêm những món quà nhỏ như cục tẩy, cái bút, cái thước cho những gia đình có trẻ em nhằm tạo thiện cảm cho khách hàng là các bậc phụ huynh, mà giá trị khuyến mãi cũng không quá cao.

Đối với những khách hàng gần nhà, hay mua nhiều thì bạn có thể giao hàng tận nơi nếu đơn hàng lớn. Nhiều cửa hàng tạp hóa muốn giữ chân khách hàng còn giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn so với các cửa hàng khác.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

4.2. Trưng bày hàng hóa khoa học, đẹp mắt

Một trong những cách tạo được ấn tượng với khách hàng là trưng bày hàng hóa đẹp mắt, khoa học giúp khách hàng tìm và lấy hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn. 

Hãy sử dụng các giá kệ để hàng để sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp theo từng khu vực. Nếu sản phẩm nào đang có khuyến mại hay mặt hàng nào đang bán chạy thì phải để ở vị trí khách hàng dễ nhìn thấy thì mới có thể đẩy hàng đi nhanh được.

4.3. Sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa tiện lợi

Cửa hàng tạp hóa ngày càng đông khách hàng khiến cho quản lý và nhân viên bán hàng không kịp, nhiều khách hàng đã phải đi cửa hàng khác mua vì không chờ được. Giải pháp hiệu quả mà nhiều chủ kinh doanh áp dụng hiện nay đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tiện lợi có nhiều tính năng ưu việt. Giúp quản lý số lượng hàng hóa xuất - nhập hàng ngày, quản lý lượng hàng tồn kho, quản lý đơn hàng, thanh toán đơn hàng nhanh chóng,...

Sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa tiện lợi

Xem thêm: Cách quản lý cửa hàng tạp hóa hiệu quả cho chủ kinh doanh

4.4. Giao hàng tận nơi

Nếu bạn đang mở rộng mô hình kinh doanh online thì giao hàng tận nơi không còn là việc xa lạ đối với người tiêu dùng. Giao hàng càng nhanh thì càng để lại ấn tượng với khách hàng, và chắc chắn lần sau họ sẽ tiếp tục mua hàng tiếp. 

Việc tạo được ấn tượng với khách hàng không chỉ mở rộng thêm tệp khách hàng mà còn giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh cửa hàng tới người tiêu dùng. 

Để việc quản lý đơn hàng nhanh chóng hơn thì chủ cửa hàng cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tích hợp vận chuyển là có thể đẩy đơn giao ngay lập tức sau khi nhận đặt hàng từ website, điện thoại,...

Giao hàng tận nơi

V. Các mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa hiện nay

Một số mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa hiện nay để bạn tham khảo:

5.1. Cửa hàng tạp hóa tự chọn

Mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn được hiểu là nơi bán đa dạng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu cần thiết của con người. Khách hàng đến cửa hàng có thể tự do đi lại, chọn lựa những mặt hàng mình cần mà không phải nhờ chủ cửa hàng lấy hộ.

5.2. Mở cửa hàng đại lý tạp hóa

Mô hình kinh doanh mở cửa hàng đại lý tạp hóa không những bạn có thể bán lẻ mà còn bán sỉ, hay nhập hàng cho các cửa hàng tạp hóa lân cận. Hình thức kinh doanh này cũng được nhiều người ưa chuộng vì đa dạng các loại mặt hàng, mà lại vừa có thể bán lẻ vừa bán buôn.

Mô hình cửa hàng đại lý tạp hóa

5.3. Mở tạp hóa online

Thời đại 4.0 công nghệ ngày càng phát triển thì nhu cầu mua sắm online tăng mạnh. Chỉ cần bạn có một chiếc điện thoại, máy tính kết nối internet là bạn có thể ngồi tại nhà, văn phòng làm việc,... là có thể mua hàng được mà còn được giao tận nơi vô cùng tiện lợi. 

Chính vì thế mà bên cạnh việc mở cửa hàng offline thì bạn cũng nên đẩy mạnh mở cửa hàng tạp hóa online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada,...), lập fanpage, xây dựng website để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Mở cửa hàng tạp hóa online

Bán hàng online cũng cần phải đảm bảo được giá tốt, giao hàng tận nơi nhanh chóng. Hơn nữa, bạn cũng cần phải xây dựng được một quy trình bán hàng chuyên nghiệp và luôn duy trì trong một thời gian dài.

Trên đây là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa chi tiết từ A - Z mà POS365 muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, với những gợi ý hữu ích này sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn ngày càng thuận lợi, và thu được lợi nhuận cao. 

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn chi tiết nhất