Câu chuyện kinh doanh

Trong quá trình đầu tư sẽ xuất hiện các loại lợi nhuận như lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp. Bạn có biết sự khác nhau giữa hai loại lợi nhuận này là gì không? Nếu chưa biết thì hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

1. Lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là gì ? 

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm của lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp để bạn đọc hiểu hơn về hai khái niệm này.

1.1 Lợi nhuận ròng 

Lợi nhuận ròng là số tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi đã trừ mọi chi phí hoạt động, thuế, lãi vay trong khoảng thời gian nhất định. Nếu muốn đạt được giá trị này cần phải biết tổng lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp. Trong trường hợp giá trị lợi nhuận ròng là âm ta gọi đó là lỗ ròng. 

1.2 Lợi nhuận gộp 

Lợi nhuận gộp là khoản lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí liên quan tới sản xuất, bán sản phẩm/dịch vụ từ nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận này được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. 

Tìm hiểu ngay: Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần

2. Ý nghĩa của lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp 

Khi đã biết lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của hai chỉ số này:

2.1 Lợi nhuận ròng

Thông qua lợi nhuận ròng các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư. Nếu doanh nghiệp, công ty có tốc độ tăng trưởng lãi ròng bền vững thì việc đảm bảo khả năng thu về lợi nhuận cao hơn. 

Đối với những công ty, doanh nghiệp sở hữu chỉ số này cao thì khả năng vay nợ sẽ dễ dàng hơn bởi họ có khả năng chi trả cho các khoản vay. 

Chỉ số lợi nhuận ròng còn giúp cho doanh nghiệp theo dõi tình hình lợi nhuận sau thuế một cách sát sao và từ đó có kế hoạch để thu về nhiều doanh thu hơn nữa.  

 lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

Lợi nhuận ròng giúp các nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư

2.2 Lợi nhuận gộp

Từ chỉ số lợi nhuận gộp thì công ty, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ có hiệu quả không. Từ con số này doanh nghiệp sẽ phải tính toán thật kỹ lưỡng để tránh xảy ra tình trạng nhầm lẫn giữa lãi và lỗ. 

Chỉ số này chính là thước đo của một doanh nghiệp bởi lợi nhuận gộp quyết định tới việc doanh nghiệp, công ty có mở rộng quy mô được hay không. Thông qua các con số thu thập được thì công ty, doanh nghiệp sẽ phân phối các loại chi phí, kiểm soát lợi nhuận gộp linh hoạt và thông qua đó có thể thu hút nhiều nhà đầu tư. 

Ngoài ra, lợi nhuận gộp cũng là cơ sở để đánh giá và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Nếu doanh nghiệp, công ty có lợi nhuận gộp cao hơn so với đối thủ cùng ngành thì chứng tỏ doanh nghiệp đang có sức khoẻ tài chính tốt. 

Tìm hiểu thêm: Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa và công thức tính chuẩn xác

3. Cách tính lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp 

Bạn đã biết cách tính lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp như thế nào hay chưa? Nếu chưa hãy để chúng tôi chia sẻ cho bạn công thức tính cụ thể:

3.1 Công thức tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính lợi nhuận ròng

Công thức tính lợi nhuận ròng

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu chính là khoản tiền doanh nghiệp, công ty thu về thông qua việc bán sản phẩm/dịch vụ.

  • Tổng chi phí là các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, bán hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp. 

  • Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thuần thông qua hoạt động kinh doanh và những loại lợi nhuận khác trước khi tính thuế thu nhập của doanh nghiệp. 

3.2 Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

 Công thức tính lợi nhuận gộp

Công thức tính lợi nhuận gộp

Trong đó: 

Giá vốn hàng bán: toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung, chi phí mua nguyên vật liệu,... hoặc là tổng giá trị hàng hóa mua vào, chi phí mua hàng (đối với thương mại). 

Doanh thu thuần: Tổng doanh thu mà doanh nghiệp, công ty đạt được thôgn qua hoạt động bán sản phẩm/dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu. 

Các khoản giảm trừ: gồm có thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng trả lại, thuế xuất khẩu, chiết khấu,....

Tìm hiểu ngay: Biên lợi nhuận gộp là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính

4. Sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

Bạn đã hiểu về hai chỉ số này và vậy thì sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng là gì. Hãy cùng lập bảng để phân biệt hai chỉ số này nhé:

Phân biệt

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận gộp

Định nghĩa

Số tiền còn lại sau khi đã trừ đi những chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh từ doanh thu bán hàng.

Số tiền còn lại sau khi đã trừ đi giá vốn hàng hoá từ doanh thu thuần. 

Công thức

Doanh thu – Tất cả các chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh = lợi nhuận ròng.

Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp.

Ý nghĩa

Thể hiện số tiền còn lại của công ty, doanh nghiệp sau khi đã trừ mọi chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh. 

Thể hiện số tiền còn lại của công ty, doanh nghiệp sau khi đã trừ mọi chi phí sản xuất hàng hoá/dịch vụ. 

Mức độ quan trọng

Đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty/doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả của sản xuất và giá cả sản phẩm.

Tính chất

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trước thuế

Bài viết trên POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp. Nếu cảm thấy thông tin bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho những người đọc khác cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. 

Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần chính xác và đơn giản: https://www.pos365.vn/loi-nhuan-thuan-7028.html