Câu chuyện kinh doanh

Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần là hai chỉ số vô cùng quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này là cơ sở để đánh giá doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc những thông tin và cách phân biệt hai chỉ số này.

Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần

1. Lợi nhuận gộp là gì ? Lợi nhuận thuần là gì ? 

Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần qua các thông tin dưới đây : 

Lợi nhuận gộp còn có tên gọi khác là lãi gộp. Chỉ số này là tổng lợi nhuận công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan tới sản xuất, chi phí cung cấp dịch vụ, bán sản phẩm. Lợi nhuận gộp là lãi thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Chỉ số này thể hiện tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh sản phẩm/dịch vụ. 

Lợi nhuận thuần là phần lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản chi phí gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp. 

Xem ngay: Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa và công thức tính chuẩn xác

2. Mục đích tính lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần 

Tính lợi nhuận gộp giúp đánh giá doanh nghiệp, công ty có hoạt động hiệu quả không. Thông qua chỉ số này thì nhà đầu tư cũng có thể nắm bắt được chuẩn xác lãi, lỗ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc phân tích chỉ số này thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh, kiểm soát các chi phí phù hợp và cắt giảm những chi phí không đáng có để thu về nguồn lợi nhuận cao hơn. 

 lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần

Tính lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh

Lợi nhuận thuần giúp doanh nghiệp biết được hoạt động kinh doanh hiện tại đang lãi hay lỗ. Chỉ số này cũng giúp cho công ty, doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề cần phải khắc phục và từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh dài hạn đúng đắn.

Thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan, khách quan về hoạt động kinh doanh để có hướng đầu tư phù hợp. Chỉ số này chính là thông tin hữu ích giúp nhà đầu tư dự đoán được khả năng doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị như thế nào và từ đó quyết định có nên góp vốn cho doanh nghiệp hay không. 

Xem ngay: Lợi nhuận ròng là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận ròng chuẩn xác

3. Công thức tính lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần 

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc cách tính lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần để nắm bắt : 

3.1 Cách tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng

Trong đó :

Doanh thu thuần là tổng doanh thu công ty, doanh nghiệp đạt được từ hoạt động bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. 

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu. 

Giá vốn bán hàng là toàn bộ chi phí gồm mua nguyên vật liệu, sản xuất, quản lý doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm/dịch vụ,… 

3.2 Cách tính lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp). 

Cách tính lợi nhuận thuần

Cách tính lợi nhuận thuần

Trong đó : 

Doanh thu thuần là khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,… 

Giá vốn hàng bán : là toàn bộ chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán gồm các loại chi phí đó là : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 

Doanh thu hoạt động tài chính : nguồn doanh thu từ lãi cho vay vốn, lãi cho thuê tài chính, khoản thu về phát sinh từ tiền bản quyền cổ tức hoặc lợi nhuận chia trong hoạt động kinh doanh.

Chi phí tài chính : khoản chi phí chi trả cho các hoạt động tài chính. 

4. Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần

Không phải ai cũng có thể phân biệt hai chỉ số này. Thấu hiểu được điều đó nên chúng tôi sẽ giúp bạn đọc phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. 

Chỉ số tài chính

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận thuần

Định nghĩa

Số tiền thu được từ doanh thu sau khi đã trừ các chi phí trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ.

Số tiền còn lại sau khi trừ tất cả chi phí và các khoản chi khác từ doanh thu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.

Mức độ chi phí

Tính chi phí trực tiếp liên quan tới sản phẩm, dịch vụ đó. 

Tính toàn bộ chi phí của doanh nghiệp.

Mức độ tổng thể

Chỉ tính toán lợi nhuận liên quan tới từng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ. 

Tính toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Tầm quan trọng

Đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh doanh từng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp trong toàn bộ giai đoạn kinh doanh.

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc biết thông tin về lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. Nếu bạn đọc thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. 

Biên lợi nhuận gộp là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính: https://www.pos365.vn/bien-loi-nhuan-gop-6984.html