Câu chuyện kinh doanh

Nếu bạn có ý định mở quán trà sữa thì đừng bỏ qua hoạt động lập bản kế hoạc kinh doanh quán trà sữa. Bản kế hoạch này sẽ giúp bạn đi đúng hướng, nên bắt đầu từ đâu và thực hiện những công việc gì. Nó cũng giúp cho bạn tránh khỏi những sai sót không đáng có xảy ra. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết và hiệu quả nhất.

Cách lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết từ A-Z

1. Tiềm năng kinh doanh quán trà sữa 

Thị trường trà sữa tính tới thời điểm này chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt. Các dòng trà sữa đời đầu như: Toco Toco, Dingtea, Royal Tea,…. Đến nay vẫn được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Không chỉ tại các thành phố lớn mà cơn sốt trà sữa còn len lỏi về các vùng nông thôn. Quán trà sữa mọc lên không ít để phục vụ khách hàng.

lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Kinh doanh quán trà sữa rất tiềm năng

Ưu điểm của mặt hàng trà sữa đó là có nhiều hương vị đa dạng, hấp dẫn đối tượng khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, giá các món trà sữa không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: học sinh, sinh viên, dân văn phòng,… 

Không thể bỏ lỡ: Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì để trở nên đắt khách?

2. Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết 

Để mở quán trà sữa đòi hỏi chủ kinh doanh phải lên kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết và hiệu quả nhất. 

2.1 Nghiên cứu thị trường 

Chủ kinh doanh không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường bởi đây là công đoạn hết sức quan trọng. Khi nghiên cứu thị trường thì bạn sẽ cần nghiên cứu đối tượng khách hàng hướng tới và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Để xác định đối tượng khách hàng thì bạn cần phải biết khách hàng hướng tới là ai? Họ có sở thích gì, mức thu nhập ra sao? Thói quen ăn uống như thế nào? Việc thấu hiểu khách hàng là rất quan trọng và giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả. 

kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Nghiên cứu thị trường cụ thể là khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Tiếp theo bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để biết hoạt động kinh doanh diễn ra như thế nào? Họ bán những mặt hàng trà sữa nào, hương vị ra sao, giá bán, số lượng khách hàng tới quán? Thấu hiểu đối thủ sẽ giúp bạn gia tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.  

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường

2.2 Xác định vốn mở quán 

Tiếp theo trong bản lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa thì chủ kinh doanh cần lập kế hoạch tài chính. Số vốn bạn cần bỏ ra là bao nhiêu? Để biết số vốn kinh doanh là bao nhiêu thì bạn cần liệt kê các yếu tố cần phải sử dụng vốn đó là: thuê mặt bằng, thuê nhân viên, mua sắm trang thiết bị, nhập nguyên vật liệu, chi phí duy trì hoạt động quán. 

Để xác định số vốn cần chuẩn bị thì bạn cũng cần phải xác định mô hình kinh doanh. Đó là kinh doanh trà sữa vỉa hè, kinh doanh quán chuyên về trà sữa, nhượng quyền thương hiệu, quán trà sữa có quy mô vừa và nhỏ,…  Khi đã xác định được mô hình kinh doanh thì bạn sẽ dễ dàng ước lượng số vốn cần phải bỏ ra để kinh doanh. 

2.3 Nắm bắt kinh nghiệm kinh doanh 

Khi kinh doanh quán trà sữa thì chủ kinh doanh cần phải nắm bắt kinh nghiệm kinh doanh để có thể quản lý, duy trì hoạt động của quán trà sữa. Nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể tham gia các lớp học kinh doanh ngắn hạn hoặc tham khảo các trang thông tin uy tín để nắm bắt kinh nghiệm. 

2.4 Lựa chọn mặt bằng mở quán 

Mặt bằng là yếu tố góp phần quyết định quán có thành công hay không. Chính vì điều đó nên chủ kinh doanh cần chọn mặt bằng thật kỹ lưỡng. Bạn nên chọn mặt bằng ở khu vực trung tâm, gần nơi đông người để có thể thu hút khách hàng. 

xây dựng kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Mặt bằng mở quán cần chọn khu vực đông dân cư, gần đường lớn

2.5 Thủ tục mở quán trà sữa 

Khi mở quán trà sữa thì chủ kinh doanh cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy tờ để mở quán trà sữa. Bạn cần xin giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đạt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủ tục giấy tờ để xin giấy cấp phép tương đối đơn giản và thời gian xét duyệt tương đối nhanh chóng nên không mất nhiều thời gian của chủ kinh doanh. 

2.6 Thiết kế - trang trí quán trà sữa 

Đối tượng khách hàng của  quán trà sữa chủ yếu là các bạn trẻ. Tâm lý của những người trẻ đó là thích những quán có không gian rộng rãi, quán có thiết kế đẹp để đăng những tấm hình mình chụp được lên mạng xã hội. Khi thiết kế quán thì bạn cần phải cân bằng giữa yếu tố thẩm mỹ và số lượng chỗ ngồi. Cần phải đảm bảo làm sao để không gian vẫn rộng rãi mà khách hàng vẫn có được trải nghiệm tốt nhất khi tới quán. Một số lưu ý khi trang trí quán trà sữa đó là: chọn tông màu, chọn vị trí thích hợp để có thể đặt quầy pha chế, chọn âm nhạc phù hợp và nên tận dụng ánh sáng tự nhiên. 

Đừng bỏ lỡ: 13 ý tưởng thiết kế quán trà sữa độc đáo nhất hiện nay

2.7 Mua sắm trang thiết bị 

Để mở quán trà sữa thì chủ kinh doanh không thể bỏ qua việc mua sắm các trang thiết bị. Nên mua sắm các thiết bị pha chế trà sữa, tủ bảo quản,… chất lượng để có thể sử dụng trong thời gian dài. Bạn cần phải mua một số vật dụng đó là: túi nilon, sữa chất lượng cao, kem, trà, cốc,…. Tuy nhiên khi mua thì bạn cũng cần xem xét ngân sách của mình để cân đối cho phù hợp. 

Đọc ngay: Tổng hợp 40+ dụng cụ mở quán trà sữa không thể thiếu

2.8 Thiết kế menu quán 

Xây dựng thực đơn quán trà sữa là hết sức cần thiết và bạn cần phải thiết kế menu quán trà sữa thật sự chỉn chu để tạo ấn tượng với khách hàng. Khi thiết kế bạn cũng cần phải cân nhắc số lượng đồ uống trên menu. Hãy cho thấy quán của bạn mang tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên cũng cần phải cân đối giữa chi phí nguyên vật liệu, bảo quản. Từ đó mới thiết kế menu sao cho phù hợp. 

Thiết kế menu quán

Thiết kế menu quán trà sữa độc đáo, hấp dẫn

2.9 Thực hiện chiến dịch quảng bá 

Hầu hết các quán trà sữa đều thực hiện các chiến dịch quảng bá để khách hàng có thể biết tới quán nhiều hơn. Bạn có thể xây dựng fanpage, lập kênh tiktok, instagram,.. và đăng tải những hình ảnh, video về đồ uống, về không gian quán cũng như khách hàng tới quán. Marketing không chỉ giúp quán được nhiều khách hàng biết tới mà còn có thể mang khách hàng đến với quán. 

Tìm hiểu ngay: 7 chiến lược marketing quán trà sữa cực kỳ hiệu quả

2.10 Tuyển dụng nhân sự 

Nếu thời gian đầu quán chưa thực sự đông khách thì bạn không cần phải tuyển dụng thêm nhân sự. Khi quán đi vào hoạt động ổn định và có lượng khách tới quán ổn thì bạn có thể xem xét thuê từ 1 – 2 nhân viên phục vụ. Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê nhân viên partime. Bạn nên chọn nhân viên trẻ trung, có sức khoẻ, tận tâm với khách hàng để phục vụ khách một cách chu đáo. 

3. Kinh nghiệm mở quán trà sữa đắt khách 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc cách lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa cực kỳ chi tiết. Bạn có thể tham khảo thêm một số bí quyết mở quán hữu ích để kinh doanh hiệu quả hơn. 

3.1 Học cách pha chế trà sữa 

Khi mở quán trà sữa thì chắc chắn bạn sẽ phải học cách pha chế trà sữa rồi phải không nào? Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể học tại các trung tâm đào tạo hoặc trên nền tảng mạng xã hội đều có hướng dẫn rất nhiều. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn có thể sáng tạo ra những công thức pha chế mới mẻ để khách hàng trải nghiệm. 

3.2 Kết hợp đồ ăn vặt 

Bạn có thể cho khách hàng nhiều sự lựa chọn không chỉ là uống trà sữa. Bạn có thể kinh doanh thêm các món ăn vặt như: khoai tây chiên, xúc xích, chả cá,… Những món ăn vặt này đa số là chế biến rất nhanh chóng và được đại đa số khách hàng yêu thích. Bạn không chỉ cho khách hàng có thêm sự lựa chọn mà còn gia tăng nguồn doanh thu. 

 Kết hợp đồ ăn vặt

Bán trà sữa kết hợp bán đồ ăn vặt

3.3 Đảm bảo an toàn thực phẩm

Khi kinh doanh quán trà sữa thì bạn không thể nào bỏ qua vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây là một vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay và các khách hàng sẽ lo lắng nếu quán không thể đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.  Hãy thể hiện bạn là một người bán hàng có tâm từ khâu nhập nguyên liệu. Hãy nhập nguyên liệu uy tín, đảm bảo chất lượng từ các nhà cung cấp có thương hiệu trên thị trường. Sau đó là pha chế trà sữa thơm ngon từ khâu nấu nguyên liệu. Đây cũng là một cách để giữ khách hàng trung thành với bạn trong thời gian dài. 

3.4 Sử dụng phần mềm quản lý cafe

Sử dụng phần mềm quản lý quán cafe, trà sữa giúp chủ kinh doanh hiệu quả hơn. Đồng thời, phần mềm cũng giúp chủ kinh doanh tiết kiệm thời gian cũng như chi phí quản lý. Bạn có thể quản lý cửa hàng từ xa mà không cần có mặt tại cửa hàng. 

Quy trình bán hàng cho quán cafe, trà sữa của phần mềm POS365: 

  • Nhân viên phục vụ: Nhân viên order qua thiết bị điện thoại thông minh, giúp khách hàng dễ hình dung và lựa chọn món ăn nhanh chóng. 
  • Giảm thao tác sai sót khi order. 
  • Tiết kiệm công sức, năng lượng của nhân viên order. 
  • Giúp khách hàng có trải nghiệm ăn uống chuyên nghiệp hơn. 

Nhân viên bar - bếp: 

  • Đơn hàng order được chuyển nhanh chóng đến bộ phận bếp chế biến thông qua phần mềm.
  • Các đơn hàng được sắp xếp khoa học trên màn hình hiển thị của thiết bị. 
  • Món ăn được chế biến chính xác theo định lượng và thứ tự: “đơn order trước làm trước”. 

Thu ngân: 

  • Thu ngân có thể theo dõi toàn bộ quá trình chế biến thông qua hệ thống của phần mềm, đảm bảo khi món ăn được hoàn thành sẽ được đưa đến tay thực khách ngay lập tức. 
  • Tương thích với máy POS bán hàng giúp nhận đơn hàng từ những ứng dụng đặt đồ ăn như Shopee Food, Beamin, Grab Food,... 
  • Áp dụng chiết khấu, mã khuyến mãi ngay trên màn hình thanh toán. 
  • Lựa chọn các hình thức tính tiền khác nhau cho khách hàng.

Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè "hốt bạc mỗi ngày": https://www.pos365.vn/mo-quan-tra-sua-via-he-6708.html

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc cách lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa hết sức chi tiết. Nếu bạn có ý định mở quán thì nhất định đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.