Câu chuyện kinh doanh

Hiện nay các thiết bị ý tế là một trong những lĩnh vực hàng đầu và quan trọng không thể thiếu trong đời sôngs xã hội của một quốc gia. Vậy nên việc bảo quản, nhập khẩu cũng như sử dụng trang thiết bị này lại giữ một vị trí đặc biệt quan trọng giúp tất cả mọi người có thể đảm bảo sức khoẻ của mình. Trong bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức chuyên môn về các loại thiết bị này.

Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về thiết bị y tế mà bạn cần biết

I. Trang thiết bị y tế là gì?

Theo quy định tại nghị định 36/2016/NĐ-CP thì các trang thiết bị ý tế được hiểu là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử cũng như chất liệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) để đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Trang thiết bị y tế là gì?

Trang thiết bị y tế là gì?

  • Được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau theo chỉ định của những người có chuyên môn và thẩm quyền để phục vụ cho mọi người nhằm một hoặc nhiều mục đích như:

    • Chẩn đoán, theo dõi, điều trị hoặc làm giảm nhẹ các loại bệnh hay bù đắp tổn thương, chấn thương.

    • Kiểm tra, thay thế hoặc điều chỉnh cũng như hỗ trợ giảm phẫu và quá trình sinh lý.

    • Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống

    • Hỗ trợ thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi hoặc điều trị thông qua các biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.

  • Không sử dụng cơ chế dược lý miễn dịch hoặc chuyển hoá trong hoặc trên cơ thể người. Trong trường hợp sử dụng các cơ chế này thì sẽ chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt được mục đích quy định.

>> Xem thêm: Quy định mới về quản lý trang thiết bị y tế theo Nghị định 98

II. Vai trò của vật tư y tế trong khám chữa bệnh

Thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình khám và chữa bệnh. Chúng đảm bảo việc chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả và giúp giám sát sự phục hồi của bệnh nhân. Dưới đây cùng POS365 tìm hiểu chi tiết một số vai trò quan trọng của chúng trong khám chữa bệnh:

Vai trò của vật tư y tế trong khám chữa bệnh

Vai trò của vật tư y tế trong khám chữa bệnh

  • Các thiết bị chẩn đoán y tế như máy siêu âm, máy CT, máy MRI, máy X-quang và các hệ thống chẩn đoán hình ảnh khác được sử dụng để tạo ra hình ảnh và thông tin về bên trong cơ thể. Chúng giúp bác sĩ xác định các vấn đề y tế, chẩn đoán bệnh và lập kế hoạch điều trị.

  • Thiết bị phẫu thuật bao gồm bộ dụng cụ phẫu thuật, máy phẫu thuật, hệ thống điều khiển khoa học và thiết bị hỗ trợ khác. Chúng được sử dụng trong các ca phẫu thuật để tiến hành tác động, cắt, nạo và điều trị các vấn đề y tế khác.

  • Các thiết bị giám sát y tế như máy huyết áp, máy đo nhịp tim, máy đo nồng độ oxy trong máu và các thiết bị giám sát khác được sử dụng để theo dõi các chỉ số quan trọng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Ngoài ra, các thiết bị giảm đau như máy điện xung, máy siêu âm và máy laser có thể được sử dụng để giảm đau và làm dịu các triệu chứng.

  • Thiết bị y tế như xe lăn, nạng, hộp ngực giúp hỗ trợ và tăng khả năng di chuyển cho người khuyết tật, người già hoặc những người cần hỗ trợ đặc biệt trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

  • Các thiết bị hỗ trợ hô hấp như máy trợ thở, máy thông khí, máy hít oxy và máy thở tự động được sử dụng để hỗ trợ hệ thống hô hấp của bệnh nhân trong trường hợp suy hô hấp hoặc khi cần sự hỗ trợ thêm.

Những thiết bị này đóng vai trò quan trọng để tăng cường khả năng chẩn đoán, điều trị và giám sát sức khỏe của bệnh nhân, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình chăm sóc y tế.  

>> Xem thêm: Tổng hợp Top 10 thiết bị y tế gia đình cần thiết nên có tại nhà

III. Thiết bị y tế gồm những gì?

Trong Khoản 3 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP các danh mục thiết bị y tế sẽ được chia gồm 2 nhóm và phân loại làm 4 loại đánh giá trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật hoặc sản xuất:

Thiết bị y tế gồm những gì?

Thiết bị y tế gồm những gì?

  • Nhóm 1 sẽ gồm danh mục trang thiết bị y tế loại a, đây sẽ là các trang thiết bị có mức độ rủi ro thấp.

  • Nhóm 2 thường gồm các trang thiết bị y tế thuộc loại b, c, d trong đó:

    • Nhóm  B là các thiết bị có mức độ rủi ro trung bình thấp

    • Nhóm C là trang thiết bị có mức độ rủi ro trung bình cao

    • Nhóm D là thiết bị có mức độ rủi ro cao.

Có thể nói việc phân loại danh mục trang thiết bị y tế chuyên dùng phải dựa trên cơ sở, quy tắc phân loại về mức độ rủi ro và sẽ được thực hiện bởi cơ sở đã công bố đủ điều kiện phân loại.

Các trang thiết bị y tế chỉ có một mục đích sử dụng nhưng các mục đích đó có thể sẽ được phân loại vào hai hoặc nhiều mức độ rủi ro khác nhau thì áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.

Với các trang thiết bị có nhiều mục đích sử dụng và mỗi mục đích sử dụng đó sẽ có có mức độ rủi ro khác nhau thì bạn nên áp dụng việc phân loại theo mức độ rủi ro cao nhất.

Nếu các sản phẩm y tế được thiết kế để sử dụng kết hợp với một trang thiết bị khác thì mỗi thiết bị sẽ có thể được phân loại mức độ rủi ro riêng biệt nhưng kết quả phân loại sẽ phải căn cứ vào mức độ rủi ro cao nhất của mục đích sử dụng cuối cùng.

>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh thiết bị y tế thành công 2023

IV. Lưu ý khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị y tế

Khi sử dụng các trang thiết bị này trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ cần có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo thời gian sử dụng:

Lưu ý khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị y tế

Lưu ý khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị y tế

  • Đọc và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và quy định y tế. Hãy đảm bảo hiểu rõ cách sử dụng đúng, vệ sinh và bảo quản các thiết bị và dụng cụ y tế.

  • Đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch dụng cụ và thiết bị trước khi sử dụng và sau khi sử dụng. Sản phẩm y tế phải được bảo quản trong môi trường sạch sẽ và khô ráo.

  • Kiểm tra trạng thái của dụng cụ và thiết bị y tế trước khi sử dụng. Hãy kiểm tra xem chúng có bất kỳ hư hỏng, rạn nứt hoặc mất tính năng nào không. Nếu thấy có vấn đề, hãy không sử dụng và thay thế nó.

  • Sử dụng các dụng cụ y tế theo mục đích dự định và trong phạm vi năng lực và kiến thức của bạn. Nếu không chắc chắn, hãy tham khảo yêu cầu hoặc hướng dẫn từ bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia y tế.

  • Sau khi sử dụng, hãy làm sạch dụng cụ theo hướng dẫn quy định. Đặt chúng vào đúng vị trí và bảo quản trong môi trường thích hợp để ngăn chặn vi khuẩn và hư hỏng.

  • Tuân thủ lịch trình bảo trì và kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị. Hãy đảm bảo rằng những thiết bị đang hoạt động có độ tin cậy cao.

  • Hạn chế việc sử dụng chung các dụng cụ y tế để tránh lây nhiễm nhiễm khuẩn từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Đảm bảo dụng cụ y tế được sử dụng riêng cho từng bệnh nhân hoặc được làm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn.

  • Nắm vững các cảnh báo và tín hiệu cảnh báo trên các thiết bị y tế. Báo cáo ngay cho nhân viên y tế nếu có vấn đề hoặc sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.

  • Khi sử dụng các thiết bị có tính năng điều chỉnh (ví dụ: mức công suất, áp lực), hãy đảm bảo điều chỉnh đúng để tránh gây hại ho.

>> Xem thêm: Tổng hợp Top 11 phần mềm quản lý trang thiết bị y tế tốt nhất

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức về các loại thiết bị ý tế và những kiến thức xung quanh nó hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu.