Câu chuyện kinh doanh

Trong tiết trời nắng nóng của mùa hè, những cốc bia hơi mát lạnh là sự lựa chọn của đa số mọi người. Những quán bia nhậu cũng là địa điểm được bạn bè, gia đình lựa chọn làm nơi tụ tập, nói chuyện với nhau. Với lượng nhu cầu cao đem lại nhiều tiềm năng để kinh doanh. Mở quán bia hơi cần những gì? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai trước khi kinh doanh đều muốn biết. Hãy cùng POS365 trả lời ngay trong bài viết sau đây.

Kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách mang lại lợi nhuận cao

1. Tiềm năng mở quán bia hơi

Theo một số thống kê, Việt Nam lọt top các quốc gia tiêu thụ bia hơi lớn nhất trên thế giới. Từ lâu, người Việt đã có văn hoá giao lưu, gặp gỡ tại các quán bia, quán nhậu. Với giá thành rất rẻ, chỉ từ 8000 – 10.000 đồng bạn đã có một cốc bia hơi ngon lành, mát lạnh, giải nhiệt nhanh chóng. Bia hơi sở hữu sức lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là cánh nam giới. Chỉ với cốc bia, một vài món nhậu tình cảm người thân, bạn bè đi lên. 

Tiềm năng mở quán bia hơi

Mở quán bia hơi rất tiềm năng vì người Việt ưa thích uống bia

Tệp khách hàng đa dạng, nhu cầu uống bia lớn nên các chủ đầu tư có ý định mở quán bia hơi là vô cùng tiềm năng. Chỉ cần chủ kinh doanh có sẵn nguồn vốn, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh thì thành công sẽ đến rất nhanh. Và nếu bạn là người mới và chưa có nhiều kinh nghiệm hãy tiếp tục theo dõi các thông tin dưới đây được chúng tôi chia sẻ. 

2. Mở quán bia hơi cần bao nhiêu vốn? 

Mở quán bia hơi cần bao nhiêu vốn? Để biết chủ kinh doanh cần bỏ ra bao nhiêu vốn thì cần phải dựa vào những yếu tố dưới đây:

2.1 Thuê mặt bằng mở quán bia hơi

Bạn cần xác định quy mô kinh doanh và loại hình kinh doanh, tệp khách hàng để lựa chọn mặt bằng phù hợp. Giá thuê mặt bằng ở mỗi địa phương có sự khác nhau, tại các thành phố lớn giá cao hơn so với vùng nông thôn. Bạn nên chọn mặt bằng gần khu dân cư, chợ, nơi đông người qua lại,… để dễ hơn trong việc thu hút khách hàng. Bạn chỉ nên chi khoảng 10 – 15% cho tiền thuê mặt bằng trên tổng số vốn bỏ ra. 

2.2 Thiết kế - trang trí 

So với các ngành nghề kinh doanh khác thì chủ kinh doanh không cần đầu tư quá nhiều vốn vào khâu trang trí, thiết kế.. Tuỳ thuộc vào phong cách của từng chủ quán để thiết kế quán bia phù hợp. Các yếu tố bạn cần đảm bảo khi mở quán đó là không gian rộng, thông thoáng, đủ ánh sáng và nếu có thêm sự độc đáo, khác biệt,… thì đây chính là yếu tố để bạn thu hút sự tò mò của khách hàng. 

2.3 Mua trang thiết bị 

Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh để quyết định mua số lượng trang thiết bị phù hợp. Chủ kinh doanh cần sắm sửa các vật chất như: bàn, ghế, bếp, cốc, bát, đĩa, tủ bảo quản bia, quầy thanh toán,… Quán bia càng sang trọng, cao cấp thì chi phí sẽ càng cao. Bạn cần lên danh sách các món đồ cần mua để tránh tình trạng mua thiếu trang thiết bị cần thiết. Chi phí mua trang thiết bị chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra. 

>>> Xem thêm: Top 8 dòng tủ bia hơi Hà Nội đáng sử dụng nhất

2.4 Nhập nguyên liệu

Tiếp theo đó chính là chi phí nhập nguyên liệu và khi mở quán bia hơi thì bên cạnh nhập bia thì bạn cần bỏ chi phí mua sắm các nguyên liệu để chế biến các món nhậu ăn kèm. Không chỉ bia hơi hà nội phải ngon mà các món nhậu cần phải thật ngon, hấp dẫn để giữ chân khách hàng. Tuỳ thuộc vào số lượng khách tới mà bạn có thể nhập nguyên liệu tương ứng. 

Nhập nguyên liệu

Chi phí nhập nguyên liệu

2.5 Thuê nhân viên

Phụ thuộc vào quy mô của quán và số lượng khách hàng tới mỗi ngày để chủ kinh doanh quyết định có nên thuê nhân viên hay không. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể thuê nhân viên partime. Bạn có thể xem xét thuê từ 1 – 2 nhân viên để hỗ trợ bưng bê đồ uống, món ăn và phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn. 

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh mở quán bia hơi

Thủ tục mở quán bia hơi Hà Nội gồm có giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ. Bạn nên chọn đăng kí kinh doanh hộ cá thể để chuẩn bị giấy tờ đơn giản và thời gian xét duyệt cũng nhanh chóng hơn. 

Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ bởi khi cơ quan lực lượng chức năng đến và kiểm tra, nếu chủ kinh doanh không xuất được các loại giấy tờ cấp phép theo quy định thì bạn có thể bị phạt và kéo theo công việc kinh doanh của bạn bị trì hoãn. 

3.1 Giấy phép đăng ký kinh doanh

Bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ để xin giấy phép đăng ký kinh doanh khi mở quán bia hơi đó là:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm có: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, số lao động, căn cước công dân, địa chỉ nơi cư trú. 

  • Bản sao căn cước công dân/chứng minh thư, hộ chiếu còn hiệu lực. 

  • Bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bạn hãy mang hồ sơ lên nộp tại uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt địa bàn kinh doanh. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì chỉ trong thời gian 5 ngày bạn sẽ nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh. 

3.2 Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Các giấy tờ cần chuẩn bị đó là:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh. 

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất. 

mở quán bia hơi

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bản mô tả quy trình chế biến cho các nhóm sản phẩm. 

  • Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP với các loại nguyên liệu thực phẩm. 

  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ kinh doanh.

  • Bản sao công chức giấy chứng nhận đã tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Giấy chứng nhận tập huấn VSATTP. 

Bạn cần nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền và trong thời gian 5 ngày cán bộ sẽ tới kiểm tra địa điểm kinh doanh có đáp ứng các điều kiện hay không. Nếu đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày bạn sẽ nhận được giấy phép. 

3.3  Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Để xin được giấy phép phòng cháy chữa cháy thì chủ kinh doanh cần chuẩn bị một số giấy tờ đó là:

  • Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh. 

  • Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC”. 

  • Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC” và văn bản nghiệm thu về PCCC; 

  • Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người; 

  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; 

  • Danh sách những nhân viên đã qua huấn luyện về PCCC; 

  • Phương án chữa cháy.

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ hồ sơ thì bạn đi nộp tại cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo từng cấp. Thời gian cấp phép từ 20 – 30 ngày tính từ khi hồ sơ nộp là hợp lệ. 

4. Kinh nghiệm kinh doanh bia hơi hiệu quả 

Việc nắm bắt kinh nghiệm mở quán bia hơi là điều rất quan trọng đối với các chủ kinh doanh. Có kinh nghiệm bạn sẽ kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn. 

4.1 Lập kế hoạch kinh doanh 

Điều đầu tiên bạn cần thực hiện ngay đó chính là lập kế hoạch kinh doanh. Trong kế hoạch kinh doanh cần có mục tiêu, chi phí, các công việc cần thực hiện triển khai ngay khi mở quán. Kế hoạch càng chi tiết thì hướng đi của bạn sẽ càng đúng đắn và hiệu quả cao. Không những vậy, chủ kinh doanh còn tránh được những thiếu sót, sai sót không đáng có. 

4.2 Nghiên cứu thị trường 

Muốn cạnh tranh được với các đối thủ khác thì bạn phải xác định đồi tượng khách hàng và cách thức hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để lên chiến lược kinh doanh khác biệt thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng khi mở quán bia hơi. Trước tiên bạn cần xác định tệp khách hàng tiềm năng hướng tới. Họ làm ngành nghề gì, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích ăn uống,… Thấu hiểu được khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn. 

Bạn hãy quan sát các quán bia quanh khu vực, đánh giá lượng khách hàng và học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đã kinh doanh thành công mô hình này. Lưu ý, khi mới kinh doanh và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên tránh xa những địa điểm mà các đối thủ nặng ký đang kinh doanh và có lượng khách hàng ổn định.

Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường

4.3 Lựa chọn mô hình kinh doanh 

Khi đã nghiên cứu thị trường xong thì bạn sẽ nhận định và đánh giá được tình hình thị trường. Từ đó, đưa ra được mô hình kinh doanh phù hợp nhất với kinh phí mà mình muốn bỏ ra. Bạn có thể tham khảo mô hình đó là:

 Quán bia hơi phân khúc bình dân

Mô hình này không đòi hỏi quá nhiều nguồn vốn và chủ kinh doanh cũng không cần quá tập trung cho việc trang trí – thiết kế quán. Điều bạn cần quan tâm đó chính là chất lượng bia, đồ nhậu ngon và mức giá bán phải chăng, phù hợp với tầng lớp khách hàng có mức thu nhập trung bình. 

chi phí mở quán bia hơi

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Mô hình quán bia phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng

Đối với phân khúc này thì quán bia cần đầu tư chỉn chu tất cả các yếu tố. Bởi bạn có thể phục vụ tệp khách hàng có thu nhập cao, trung bình cho tới thu nhập thấp. Bạn cần xác định rõ đặc điểm của từng tệp khách hàng để thiết kế quán, chuẩn bị đồ ăn, bia, cách thức tiếp thị,… phù hợp theo từng đối tượng. 

4.4 Tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu 

Cách để khách hàng tin tưởng và “trung thành” với quán bia của bạn là phải đảm bảo được chất lượng đồ ăn, thức uống an toàn vệ sinh; thái độ phục vụ của nhân viên niềm nở, luôn tươi cười và nhiệt tình với khách hàng. Chính vì vậy mà việc tìm đơn vị cung cấp nguyên vật liệu uy tín là rất quan trọng. Bạn nên tham khảo nhiều bên và so sánh mức giá khác nhau để lựa chọn được đối tác phù hợp nhất nhé!

4.5 Lựa chọn thiết bị bảo quản khi mở quán bia hơi

Đặc điểm của bia hơi là độ nhạy cảm với nhiệt độ tương đối cao. Chính vì thế, đòi hỏi quá trình bảo quản hết sức cẩn thận. Chủ kinh doanh cần dùng đá cây để thực hiện ủ lạnh bom bia trong thùng bảo ôn và dùng các loại tủ mát, máy ủ bia, máy đông lạnh nhằm đảm bảo chất lượng của bia. 

Xác định kinh doanh quán bia hơi trong thời gian dài thì chủ kinh doanh cần trang bị thiết bị bảo quản – chiết rót chuyên dụng để có thể giữ trọn vẹn hương vị của bia. Đồng thời các thiết bị này cũng giúp bạn gia tăng tốc độ bán hàng. 

4.6 Xây dựng thực đơn quán bia

Đương nhiên, khi mở quán bia hơi không thể thiếu đồ ăn đi kèm, các món nhậu bình dân hay cao cấp cần được trang bị trong menu của nhà hàng. Việc thiết lập thực đơn cũng là điều cần lưu ý. Bạn cần lên danh sách các món ăn không quá sơ sài, cũng không nên quá cầu kỳ. Nếu lên danh sách sơ sài, khách  hàng sẽ đánh giá dịch vụ của bạn còn hạn chế và không được sự yêu thích  của họ. Nếu quán cung cấp quá nhiều đồ nhậu khó làm, việc này có thể gây khó khăn cho đầu bếp và dịch vụ.

Kinh nghiệm khi mở quán bia hơi là bạn nên cung cấp cho quán phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn để có thể lên chi tiết những nguyên liệu sơ chế, quản lý món ăn và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các nghiệp vụ tạo bàn, chuyển bàn, thêm món, tách bàn,... đều được thực hiện đơn giản và chính xác trên phần mềm. Giúp cho mọi công việc kinh doanh trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Để tạo thực đơn chuyên nghiệp, bạn cũng có thể thiết kế thực đơn miễn phí bằng cách thực hiện trên công cụ Canva. 

Thiết kế menu quán bia hơi chuyên nghiệp, miễn phí 2023: https://www.pos365.vn/menu-quan-bia-5711.html

4.7 Tiếp thị thương hiệu

Mới bắt đầu khai trương, bạn cần phải bỏ ra chi phí dành cho mục đích quảng cáo và  tiếp thị.  Bạn cũng nên tính chi phí để có thể tiếp thị thêm sau đó, lên kế hoạch tiếp thị hàng tháng giống như một chi phí cần có. Lựa chọn các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Áp dụng những khách hàng nổi tiếng trong khu vực để có thể giúp cho mọi người biết đến quán của bạn một cách nhanh chóng hơn.

 Tiếp thị thương hiệu

Tiếp thị thương hiệu hiệu quả

4.8 Sử dụng phần mềm quản lý quán bia

Một yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công khi mở quán bia hơi đó là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp xếp và quản lý công việc hiệu quả hạn chế tối đa nhầm lẫn order khi quán quá đông khách. 

  • Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet. 

  • Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến. Nhờ đó nhân viên có thể thanh toán chính xác, nhanh chóng cho khách hàng. 

  • Quản lý quán bia có thể xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi mà không cần phải có mặt tại quán.

  • Quản lý công thức nấu ăn thông qua các tính năng định lượng món ăn. Sau khi chế biến thì lượng nguyên liệu sẽ được trừ vào kho giúp người dùng dễ dàng nắm bắt các con số. 

  • Quản lý hàng hoá tồn kho chi tiết, tính năng kiểm kê và báo cáo bán hàng giúp người dùng biết thông tin nguyên liệu vào đầu và cuối ngày. Bên cạnh đó, bạn rất dễ dàng đặt mức hàng tồn kho cho từng loại nguyên liệu, giảm thiểu tình trạng hết món hay thiếu nguyên liệu. 

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu hơn về kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách mang lại lợi nhuận cao. Bạn nên cố gắng vạch ra các đặc điểm như POS365 hướng dẫn và lập chi phí dự kiến cho từng mục, bạn sẽ nắm rõ được những điều cần làm và biết được kế hoạch mở quán bia hơi của mình có khả thi hay không.