Câu chuyện kinh doanh

Để kinh doanh quán phở thành công thì chủ kinh doanh cần phải lập kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách lập kế hoạch kinh doanh quán phở chi tiết từ A – Z để bạn tham khảo. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới.

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh quán phở đầy đủ, chi tiết

 1. Chuẩn bị vốn kinh doanh 

Muốn mở quán phở thì yếu tố quan trọng nhất chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị đó chính là vốn kinh doanh. Tiền vốn để chi trả rất nhiều chi phí như: tiền thuê mặt bằng, chi phí thiết kế - trang trí, mua sắm trang thiết bị, tiền nhập hàng,… Bên cạnh những chi phí đó thì chủ kinh doanh cần phải chi trả thêm tiền điện, tiền nước, thuế, dự trù một khoản vốn để chi trả cho những khoản chi phí phát sinh. 

Chuẩn bị vốn kinh doanh

Chuẩn bị đủ nguồn vốn kinh doanh

Hãy lên kế hoạch chi vốn đầy đủ, cụ thể và chi tiết theo từng mục để tối ưu được nguồn vốn, tránh lãng phí vào những công việc không quá quan trọng. Đồng thời, kế hoạch này cũng giúp cho chủ kinh doanh nắm bắt được các công việc cần thực hiện và giảm thiểu thiếu sót, sai sót không đáng có. 

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật kinh nghiệm mở quán phở cho người mới bắt đầu

2. Khảo sát thị trường  - lập kế hoạch kinh doanh quán phở

Trong kế hoạch kinh doanh cần có công việc khảo sát thị trường. Bạn cần phải tìm hiểu địa điểm kinh doanh, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xem có bao nhiêu đối thủ ở trong khu vực mà bạn lựa chọn mặt bằng để kinh doanh. Tiếp theo là nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới. Họ có mức thu nhập ra sao, ngành nghề làm việc, khả năng chi trả, sở thích ăn uống,… 

Khảo sát thị trường là công việc vô cùng quan trọng và góp tới 50% yếu tố thành công sau khi mở cửa hàng. Nếu bạn thực hiện tốt công việc này thì những công việc sau đó sẽ làm rất thuận lợi. Khi lập kế hoạch kinh doanh quán phở hãy liệt kê các yếu tố và xác định chuẩn xác nhé. 

Đọc ngay: Những rủi ro khi mở quán phở chủ kinh doanh cần nắm

3. Lên danh sách các thiết bị, dụng cụ cần mua

Khi mở quán phở thì chủ kinh doanh cần liệt kê các trang thiết bị, dụng cụ cần phải mua. Liệt kê đầy đủ, chi tiết từng dụng cụ nhỏ để dễ dàng dự trù vốn và tránh thiếu sót. Các thiết bị, dụng cụ cần phải mua đó là:

  • Bàn, ghế

  • Cốc, chén

  • Bát, đĩa

Lên danh sách các thiết bị, dụng cụ cần mua

Các thiết bị, dụng cụ cần mua sắm cho quán phở

  • Dụng cụ chế biến: chảo, nồi, dao, thớt, thìa, đũa, nồi nấu nước dùng,… 

  • Thiết bị bảo quản thực phẩm sống và chín: tủ lạnh, lò vi sóng,…

Với những thiết bị không thực sự quá cần thiết thì sau khi quán thu về lợi nhuận thì chủ kinh doanh có thể mua sắm thêm. 

4. Lên thực đơn 

Thực đơn là yếu tố quan trọng nằm trong kế hoạch kinh doanh. Nó góp phần thu hút và giữ chân khách hàng. Là quán phở nên chủ kinh doanh có thể lựa chọn bán một món phở hoặc nhiều loại khác nhau. Cái này bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng nấu nướng, khả năng đáp ứng nếu bán nhiều loại khác nhau. 

Thực đơn cần được thiết kế đẹp, khoa học và thu hút. Nên có kèm hình ảnh món phở để khách hàng dễ dàng hình dung. Đồng thời bạn cũng cần phải nghiên cứu, xác định giá tiền của từng món có phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới không. 

Không thể bỏ lỡ: Kinh nghiệm mở quán phở bò cần những gì để bán đắt khách?

5. Tuyển nhân viên 

Lập kế hoạch kinh doanh quán phở cần phải có kế hoạch tuyển nhân viên nếu quán có quy mô lớn, số lượng khách hàng đông. Còn nếu quán của bạn có quy mô nhỏ thì sau khi đi vào hoạt động ổn định, dựa vào số lượng khách hàng tới quán để quyết định có nên tuyển thêm nhân viên hay không. 

Chủ kinh doanh sẽ cần phải tuyển đầu bếp, từ 1 – 2 nhân viên phục vụ. Đầu bếp cần có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để chế biến ra món phở có hương vị thơm ngon, đặc trưng, thu hút khách hàng. Còn nhân viên nên tuyển những người trẻ trung, có sức khoẻ, có kinh nghiệm phục vụ khách hàng. 

6. Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định 

Một trong những công việc cần được liệt kê khi lập kế hoạch đó chính là tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Chủ kinh doanh cần tìm kiếm nhà cung cấp có khả năng cung cấp số lượng nguyên liệu nhất định. Nguyên liệu cần đảm bảo sự tươi ngon để không ảnh hưởng tới chất lượng của món phở. Không những vậy, nhà cung cấp cần phải đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài. 

lập kế hoạch kinh doanh quán phở

Lên kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu

Chủ kinh doanh cần khảo sát một số nhà cung cấp để nắm bắt chính sách giá. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín trên thị trường có mức giá nhập phải chăng, chính sách chăm sóc đối tác chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

7. Lên kế hoạch quảng cáo, marketing

Thêm một công việc chủ kinh doanh cần phải lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết đó chính là quảng bá thương hiệu. Hãy tận dụng sức mạnh của công nghệ để thương hiệu được biết tới rộng rãi. Bạn có thể tạo kênh tiktok, facebook, zalo,… để đăng tải những hình ảnh, video về quán phở, món ăn, khách hàng. Đồng thời, trở thành đối tác với các ứng dụng đặt đồ ăn như: grab food, foody, baemin, gojek,… để vừa quảng bá vừa có thể mang về doanh thu từ việc bán hàng online. 

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc các bước lập kế hoạch kinh doanh quán phở. Dù kinh doanh mặt hàng nào thì bạn cũng cần phải lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. 

Chia sẻ bí quyết mở quán phở gà đạt doanh thu cao: https://www.pos365.vn/mo-quan-pho-ga-6656.html