Câu chuyện kinh doanh

Để mở cửa hàng sữa bỉm thành công, chủ kinh doanh không chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn, cơ sở vật chất và những kiến thức kinh doanh mà còn có cách quản lý và vận hành một cách khoa học. Trong bài viết này, POS365 sẽ bật mí tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm dành cho người mới bắt đầu. Cùng khám phá nhé! 

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm chi tiết từ A - Z cho người mới

I. Mở cửa hàng sữa bỉm có thực sự tiềm năng?

 Hiện nay khi nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kéo theo những nhu cầu về mua sắm, chi tiêu trong gia đình cũng tăng. Đặc biệt, đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì lại càng được ưu tiên và quan tâm nhiều hơn. 

Do đó, mở cửa hàng sữa bỉm kinh doanh những mặt hàng thiết yếu dành cho em bé là mô hình kinh doanh không còn mới lạ nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn, đem đến những cơ hội phát triển tiềm năng và đem lại nguồn doanh thu “khổng lồ”. 

mở cửa hàng sữa bỉm

Mở cửa hàng sữa bỉm có thực sự tiềm năng?

Nếu bạn đang băn khoăn có nên mở cửa hàng sữa bỉm hay không thì đừng chần chừ, hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích mà chúng tôi gợi ý dưới đây để đưa ra quyết định chính xác nhất nhé. 

II. Kinh doanh cửa hàng sữa bỉm cần chuẩn bị gì? 

Bạn muốn mở cửa hàng sữa bỉm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và chuẩn bị những gì? POS365 bật mí những thông tin về việc cần chuẩn bị trước khi kinh doanh cửa hàng sữa bỉm ngay dưới đây. 

2.1. Trang bị kiến thức kinh doanh mô hình sữa bỉm 

Việc trang bị kiến thức kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh là điều quan trọng nhưng có lẽ nhiều chủ kinh doanh thường bỏ qua. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn, thậm chí là thất bại. 

muốn mở cửa hàng sữa bỉm

Trang bị kiến thức kinh doanh

Vì thế, trước khi bắt đầu kinh doanh bạn nên trang bị những kiến thức kinh doanh về lĩnh vực mà mình có ý định khởi nghiệp. Việc trang bị kiến thức hay tích luỹ kinh nghiệm, những bài học thực tế chính là vũ khí giúp việc kinh doanh khởi sắc và thành công hơn. 

2.2. Chuẩn bị vốn 

Để mở cửa hàng sữa bỉm, bạn cần hoạch định kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn một cách chi tiết và đầy đủ. Lập kế hoạch chuẩn bị vốn đầu tư càng chi tiết càng giúp bạn đo lường chính xác số vốn đầu tư. 

Chuẩn bị vốn đầu tư

Muốn mở cửa hàng sữa bỉm bạn cần chuẩn bị nguồn vốn kha khá. Vì đây là mô hình kinh doanh khá đặc thù, nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ nên chi phí đầu tư khá nhiều. Thông thường, chi phí này khoảng từ 100 triệu đồng - 500 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào quy mô cửa hàng sữa bỉm. 

>> Đọc thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn chi tiết từ A-Z

2.3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 

Trong bất kỳ lĩnh vực nào kinh doanh nào cũng vậy, việc xác định chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu là điều cần thiết và quan trọng. Không những giúp chủ kinh doanh tiết kiệm chi phí marketing, hạn chế những rủi ro mà còn gia tăng doanh thu một cách dễ dàng. 

Xác định khách hàng mục tiêu khi mở cửa hàng sữa bỉm

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng mục tiêu khi mở cửa hàng sữa bỉm đó là: 

  • Đối tượng khách hàng: Trẻ em – Người sử dụng sản phẩm.

  • Đối tượng mua hàng: Các bà mẹ bỉm sữa – Người chi trả. 

Như vậy, có thể thấy đối tượng khách hàng chính là trẻ em nhưng người ra quyết định chi tiêu lại là các mẹ bỉm sữa. Vì thế, có thể nói đối tượng khách hàng mục tiêu là những mẹ bỉm sữa. 

2.4. Tìm kiếm địa điểm mở cửa hàng sữa bỉm 

Bạn có biết, địa điểm kinh doanh góp phần ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn cho cửa hàng? Vì thế, địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của cửa hàng. 

mở cửa hàng sữa bỉm

Tìm kiếm địa điểm mở cửa hàng 

Đặc biệt, khi muốn mở cửa hàng sữa bỉm bạn nên lựa chọn địa điểm kinh doanh ở nơi đông đúc dân cư, gần khu vực ngã ba hay ngã tư, nơi nhiều người qua lại để thu hút và giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm cửa hàng. 

2.5. Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng 

Xây dựng ý tưởng thiết kế không gian cửa hàng hay cách bố trí sắp xếp những quầy hàng, quầy thu ngân sao cho hợp lý để tối ưu diện tích cũng như khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. 

Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng sữa bỉm

Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng

Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc lên ý tưởng thiết kế thì bạn có thể tham khảo những cửa hàng sữa bỉm khác quanh khu vực, tìm kiếm mẫu thiết kế trên Google hay thuê những đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp. Họ chính là người đã thi công và lắp đặt nhiều cửa hàng nên sẽ có nhiều kinh nghiệm và tư vấn cho bạn một cách chính xác. 

2.6. Tìm kiếm đơn vị nhập hàng uy tín và chất lượng

Trước khi mở cửa hàng sữa bỉm, bạn nên tham khảo những đơn vị phân phối sản phẩm uy tín và chính hãng. Lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín không chỉ giúp phân phối sản phẩm chính hãng đến tay người tiêu dùng, tạo niềm tin và sự tin tưởng của khách hàng mà còn có mức giá sỉ ưu đãi. 

Tìm kiếm đơn vị nhập hàng uy tín

Tìm kiếm đơn vị nhập hàng uy tín

Hiện nay, trên thị trường có những cách nhập hàng phổ biến như sau: 

  • Nhập hàng từ nhà phân phối: Công ty sữa uỷ quyền cho các nhà phân phối trong khu vực. Chủ cửa hàng cần phải đăng ký chỉ tiêu bán hàng (doanh số) đến khi hoàn thành mới nhận được phần chiết khấu như đã cam kết. 

  • Nhập hàng từ các đại lý trung gian: Phương thức này dễ dàng cho chủ kinh doanh hơn, bạn muốn nhập và bán bao nhiêu tuỳ thích. Hoa hồng chiết khấu được tính ngay vào đơn hàng mà không phải chờ đợi đến cuối tháng. Tuy nhiên, chất lượng không được đảm bảo đối với đại lý trung gian không uy tín.  

  • Nhập hàng trực tiếp từ công ty: Cũng giống như hình thức nhập hàng từ nhà phân phối. Bạn cần đăng ký chỉ tiêu kinh doanh theo từng đợt rồi hưởng chiết khấu tương ứng với số lượng đã đặt.  

  • Nhập hàng đại lý kinh doanh bỉm sữa: Bạn sẽ không bị giới hạn số lượng nhập hàng, nhập hàng càng nhiều thì chiết khấu càng lớn. 

2.7. Thiết lập chiến lược kinh doanh và marketing 

Song song với những việc mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh cửa hàng sữa bỉm trên, thì việc thiết lập những chiến lược kinh doanh và kế hoạch truyền thông, marketing là điều cần thiết. 

Thiết lập chiến lược kinh doanh và marketing khi mở cửa hàng sữa bỉm

Thiết lập chiến lược kinh doanh và marketing

Chẳng hạn, thiết lập những chiến lược kinh doanh về giá, chiến lược kinh doanh về sản phẩm là vũ khí giúp bạn tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác. Những kế hoạch truyền thông như phát tờ rơi, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… hay thuê tặng quà cho những Hot Mom cũng là cách thu hút khách hàng hiệu quả mà bạn nên cân nhắc. 

>> Bạn đã biết? Mô hình 4P trong marketing giúp bán hàng hiệu quả

III. Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu vốn? 

Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu vốn là câu hỏi khiến nhiều chủ kinh doanh băn khoăn và tìm kiếm câu trả lời. Những thông tin về những chi phí cần thiết để mở cửa hàng sữa bỉm dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho chính mình. Cùng theo dõi nhé! 

3.1. Chi phí thuê mặt bằng 

Địa điểm kinh doanh mặt bằng cửa hàng sữa bỉm cần có diện tích ít nhất khoảng 50m2 trở lên để đảm bảo cho việc trưng bày các loại sữa, bỉm cũng như giúp khách hàng dễ dàng quan sát và lựa chọn. 

Nếu cửa hàng kinh doanh ở khu vực thành thị thì mức chi phí này sẽ cao hơn so với ở khu vực nông thôn. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh sữa bỉm ở thành phố sẽ dao động từ 20 triệu đồng - 80 triệu đồng, tuỳ thuộc vào vị trí và diện tích mặt bằng. 

mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu vốn

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh

Ngược lại, mức chi phí này sẽ thấp hơn khi mở cửa hàng sữa bỉm ở khu vực nông thôn. Phổ biến, mức chi phí này sẽ khoảng từ 7 triệu đồng - 15 triệu đồng, phụ thuộc vào diện tích và vị trí thuê mặt bằng. 

3.2. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất 

Là chi phí cố định khi mở cửa hàng sữa bỉm mà chủ kinh doanh không thể bỏ qua. Chi phí cần chuẩn bị để mua sắm trang thiết bị cơ bản setup cửa hàng dao động khoảng từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng. 

mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu vốn

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Một số trang thiết bị cần thiết bao gồm: 

  • Kệ trưng bày sản phẩm 

  • Quầy thu ngân 

  • Tủ lạnh hoặc tủ đông 

  • Thiết bị bán hàng: máy đọc mã vạch, máy in phiếu bán hàng, máy in tem… 

  • Hệ thống camera giám sát cửa hàng 

  • Tủ đựng đồ cho nhân viên và khách hàng 

  • Chi phí đầu tư cho các hạng mục: bố trí hệ thống mạng lưới điện, nước 

  • Các vật dụng khác: rổ đựng hàng hoá, xe đẩy siêu thị, kệ sắt, giỏ xách tay mua sắm…

3.3. Chi phí nhập hàng 

Muốn mở cửa hàng sữa bỉm bạn cần chuẩn bị vốn nhập hàng. Đừng quên ghi chép chúng vào danh sách chi phí đầu tư cửa hàng sữa bỉm nhé. 

mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu vốn

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng là khoản chi lớn nhất trong mô hình kinh doanh này. Ngoài những sản phẩm chính là sữa và bỉm, bạn có thể cân nhắc việc mở rộng kinh doanh bằng cách bán những mặt hàng khác như: quần áo sơ sinh, bình sữa, núm ti, các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ…. Nhằm đem đến sự đa dạng và kích thích khả năng tiêu dùng của khách hàng, nâng cao doanh thu cho cửa hàng. 

Bên cạnh đó, nên lựa chọn những đơn vị phân phối uy tín và chất lượng như POS365 đã gợi ý trong phần “Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng”.  

>> Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa kiếm trăm triệu mỗi tháng

3.4. Chi phí duy trì hoạt động

Đây là những chi phí không cố định nhưng bạn cũng đừng bỏ qua. Chi phí duy trì hoạt động có thể là những chi phí bảo dưỡng vật tư, cơ sở vật chất cửa hàng, chi phí điện, nước, chi phí chi trả phần mềm quản lý bán hàng của cửa hàng… 

Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh mà những chi phí này sẽ khác nhau. Thông thường, mức chi phí dao động khoảng 1 triệu - 3 triệu đồng/ tháng. 

3.5. Chi phí thuê nhân viên 

Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiếp tục gợi ý thêm một loại chi phí nữa mà chủ kinh doanh cần quan tâm đó là chi phí thuê nhân viên. Để vận hành kinh doanh không thể thiếu những nhân viên của cửa hàng. 

mở cửa hàng sữa bỉm

Chi phí thuê nhân viên

Những nhân viên này có thể làm việc part time theo ca hoặc toàn thời gian, tuỳ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của chủ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể đăng tuyển nhân viên là những bạn sinh viên làm việc theo ca linh hoạt. Thông thường, chi phí thuê nhân viên của một cửa hàng bỉm sữa sẽ dao động khoảng từ 5 triệu đồng - 15 triệu đồng. 

3.6. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí cần thiết để mở cửa hàng bỉm sữa kể trên, chủ cửa hàng cũng nên dự phòng cho những khoản chi phí phát sinh khác. Việc dự phòng cho những khoản chi phát sinh giúp chủ cửa hàng chủ động trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh có thể xảy ra, đồng thời có thể giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lý. 

kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm

Chi phí khác

Vậy mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Mong rằng, với những chi phí mà chúng tôi gợi ý trên đây sẽ giúp bạn đo lường một cách chính xác những chi phí cần thiết để kinh doanh cửa hàng bỉm sữa và có kế hoạch chuẩn bị vốn đầu tư phù hợp. 

IV. Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm thành công 

Dưới đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm đắt giá dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng bỉm sữa thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé. 

4.1. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp 

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm mà bạn nên biết để kinh doanh thành công đó là lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở khu vực đông đúc dân cư qua lại. 

Vị trí thuận lợi sẽ giúp cửa hàng tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng, đồng thời thu hút sự chú ý và quan tâm của những đối tượng khác, việc nhận diện và ghi nhớ thương hiệu một cách tự nhiên và hiệu quả. 

kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Như những phân tích ở trên, bạn nên lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở vị trí mặt tiền để khách hàng dễ dàng quan sát và tìm kiếm. Gia tăng cơ hội tìm kiếm và doanh thu cho cửa hàng. 

4.2. Lựa chọn đơn vị nhập hàng uy tín

Khi mở cửa hàng bỉm sữa bạn cần lưu ý quan trọng đến việc lựa chọn nhà cung cấp. Những mặt hàng kinh doanh là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, những mặt hàng này cần phải đảm bảo chất lượng, chính hãng và an toàn để tạo niềm tin cho khách hàng và giữ chân những khách hàng trung thành. 

Lựa chọn đơn vị nhập hàng uy tín

Lựa chọn đơn vị nhập hàng uy tín

Chủ kinh doanh có thể lựa chọn những đơn vị phân phối uy tín như: 

  • Nhập hàng trực tiếp từ công ty: Đảm bảo chính hãng và an toàn chất lượng sản phẩm. 

  • Nhập hàng từ đại lý trung gian: Chất lượng sản phẩm có thể không được đảm bảo như nhập hàng trực tiếp từ công ty. Tuy nhiên, số lượng nhập hàng tuỳ theo khả năng tiêu thụ của cửa hàng. 

  • Nhập hàng từ nhà phân phối: Cũng tương tự như nhập hàng từ công ty, nhập hàng từ nhà phân phối (được công ty uỷ quyền) đảm bảo chất lượng, an toàn chính hãng. 

  • Nhập hàng từ đại lý kinh doanh sữa bỉm: Không giới hạn số lượng sản phẩm, nhập hàng càng nhiều chiết khấu ưu đãi càng cao.  

Tuỳ thuộc vào vấn đề tài chính và tình hình kinh doanh của cửa hàng mà mỗi chủ kinh doanh sẽ có những lựa chọn cách nhập hàng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ điểm cộng và điểm trừ của từng phương án nhập hàng để hạn chế những rủi ro không đáng có cũng như đảm bảo nguồn vốn xoay vòng kinh doanh. 

>> Xem thêm: Bí quyết để kinh doanh đại lý sữa kiếm trăm triệu mỗi tháng

4.3. Đa dạng hoá các dòng sản phẩm 

Muốn mở cửa hàng sữa bỉm thành công, chủ kinh doanh không nên tập trung vào việc kinh doanh một mặt hàng mà nên đa dạng hoá các dòng sản phẩm. 

Dựa theo việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà xây dựng các dòng sản phẩm kinh doanh để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho khách hàng. Thông thường, chân dung khách hàng mục tiêu của cửa hàng bỉm sữa là trẻ nhỏ và bà mẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc mở rộng sang đối tượng mục tiêu là người cao tuổi. 

kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm

Đa dạng hóa các dòng sản phẩm 

Các đối tượng này thường quan tâm sức khoẻ nên thường lựa chọn mua sắm ở những nơi uy tín, chuyên về bỉm sữa. Hơn nữa, chủ cửa hàng nên đa dạng các thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. 

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm là không nên tập trung vào một loại mặt hàng, mà nên đa dạng hoá các thương hiệu để đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng. Những mặt hàng có lượng tiêu thụ tốt có nghĩa rằng thương hiệu đó được khách hàng tin tưởng. Bạn có thể cân nhắc việc nhập hàng số lượng nhiều hơn hoặc những sản phẩm khác của thương hiệu này để kinh doanh. 

Một số hãng sữa bán chạy được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, bạn có thể tham khảo: Friso Gold, Abbott, Enfa a+, Dielac, Hikid…. hay những loại bỉm được các mẹ yêu thích như: Moony, Huggie, Merries, Molfix… Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc việc kinh doanh những mặt hàng khác như: bình sữa, quần áo sơ sinh, các loại vitamin tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ…

4.4. Thiết kế và bố trí kệ sản phẩm phù hợp 

Trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, dù bạn kinh doanh cửa hàng quy mô lớn hay nhỏ, bán nhiều mặt hàng hay một mặt hàng thì cần đảm bảo việc bố trí và sắp xếp một cách khoa học. Đối với những mặt hàng sữa, chủ cửa hàng nên sử dụng các loại kệ để hàng chất lượng tốt. 

muốn mở cửa hàng sữa bỉm

Thiết kế và bố trí kệ sản phẩm phù hợp

Việc thiết kế không gian cửa hàng cùng cách bố trí các kệ hàng hợp lý và phù hợp giúp khách hàng dễ dàng quan sát và lựa chọn sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng. Đồng thời, cũng đem đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng. 

Sữa là mặt hàng có trọng lượng nặng nên sử dụng những loại kệ kém chất lượng sẽ khiến bạn phải thay mới nhiều lần, gây tốn kém thêm chi phí. Với mặt hàng sữa, bạn nên lựa chọn những giá kệ trưng bày như kệ tôn lỗ, kệ tôn liền hoặc kệ sắt chữ V lỗ. Những loại kệ này có khả năng chịu được trọng tải lớn, màu sắc đa dạng, bền bỉ bạn có thể lựa chọn hoặc thiết kế theo phong cách riêng, tạo dấu ấn cho khách hàng cũng là ý tưởng sáng tạo. 

4.5. Quản lý tồn kho và date sản phẩm hiệu quả 

Để quản lý cửa hàng sữa bỉm với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau theo phương pháp truyền thống thì không phải điều dễ dàng cũng như dễ mắc phải tình trạng nhầm lẫn, sai sót, không hiệu quả. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên tham khảo và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh, giúp bạn quản lý hàng hoá và tồn kho một cách dễ dàng và hiệu quả. 

Khi kinh doanh cửa hàng sữa bỉm với đa dạng các mẫu mã và dòng sản phẩm khác nhau việc quản lý số lượng, quản lý kho và date sản phẩm là điều khó khăn, gây trở ngại cho chủ kinh doanh. Tuy nhiên, với phần mềm quản lý bán hàng POS365, những vấn đề này sẽ được giải quyết một cách triệt để. 

Phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng POS365

Chủ cửa hàng không phải lo lắng tình trạng thất thoát hàng hoá, kiểm kê hàng hoá trong kho một cách chính xác và nhanh chóng. Phần mềm quản lý cửa hàng POS365 sẽ giúp bạn thống kê một cách chi tiết và chính xác số lượng hàng hoá trong kho, số lượng sản phẩm đã bán và báo cáo doanh thu một cách chi tiết từng ngày. 

Đặc biệt, phần mềm POS365 còn có tính năng vượt trội, cảnh báo hàng sắp hết hạn. Với những cảnh báo này, sẽ giúp chủ kinh doanh có kế hoạch như: giảm giá, khuyến mãi, chính sách tặng kèm… để đẩy nhanh những sản phẩm sắp hết hạn giúp thu hồi một phần doanh thu. 

Như vậy, với những chia sẻ hữu ích về kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm POS365 bật mí sẽ giúp bạn có kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thành công. Đừng quên ghi chú hay lưu lại những danh mục quan trọng giúp việc kinh doanh của bạn khởi sắc hơn nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!