Câu chuyện kinh doanh

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước. Do đó, lượng khách du lịch về đây rất đông đảo, đây cũng chính là tiềm năng để các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh homestay. Nội dung bài viết dưới đây POS365 xin chia sẻ “tuyệt chiêu” kinh doanh homestay ở Hà Nội hiệu quả để các bạn tham khảo.

Chia sẻ "tuyệt chiêu" kinh doanh homestay ở Hà Nội hiệu quả

I. Xu hướng kinh doanh homestay ở Hà Nội

Hiện nay xu hướng đầu tư kinh doanh homestay ở Hà Nội sẽ phụ thuộc và đáp ứng vào nhu cầu của khách hàng:

  • Xu hướng đầu tư homestay ở khu vực phố cổ, trung tâm thành phố gần những khu di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng,... tại Hà Nội. Mô hình kinh doanh này sẽ phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng yêu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Phần lớn sẽ là khách nước ngoài, du khách từ các tỉnh thành khác đến Hà Nội du lịch với mong muốn có những trải nghiệm mới mẻ hơn.

  • Xu hướng đầu tư homestay ở khu vực ngoại thành Hà Nội: Phục vụ chủ yếu những khách hàng ở thành phố muốn tìm một không gian mới mẻ, yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên để nghỉ ngơi, thư giãn. Đây được đánh giá là mô hình du lịch mới lạ, có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. 

xu hướng kinh doanh homestay ở hà nội

Xu hướng kinh doanh homestay ở Hà Nội

II. Cơ hội và thách thức khi đầu tư homestay ở Hà Nội

Cơ hội đầu tư homestay ở Hà Nội:

  • Thị trường kinh doanh homestay ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nghỉ dưỡng của con người cũng cao hơn.

  • Hà Nội là thủ đô nghìn năm văn hiến có nhiều địa điểm du lịch, di tích văn hóa - lịch sử trong cả nước. Do đó, lượng du khách đổ xô về đây du lịch và nghỉ dưỡng rất lớn. 

  • Thuận tiện trong việc xây dựng và mua sắm đồ nội thất, vật liệu xây dựng: Tại đây tập trung nhiều loại hình kinh doanh bao gồm vật liệu xây dựng và nội thất trang trí homestay, bạn có thể tha hồ lựa chọn các vật dụng mà mình muốn.

  • Địa hình Hà Nội có đặc điểm bằng phẳng nên việc xây dựng homestay sẽ tương đối thuận tiện. 

Thách thức khi đầu tư kinh doanh homestay Hà Nội: Nguồn vốn đầu tư cao: Việc mua mặt bằng hay thuê mặt bằng tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội thì bạn cần phải có một nguồn vốn lớn. Đây cũng là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư.

cơ hội và thách thức khi đầu tư homestay ở hà nội

Cơ hội và thách thức khi đầu tư homestay ở Hà Nội

III. Một số mô hình kinh doanh homestay ở Hà Nội

Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh homestay thì bạn cần phải lựa chọn được mô hình kinh doanh homestay ở Hà Nội phù hợp với số vốn cũng như nhu cầu của mình. Cùng tham khảo một số mô hình homestay sau đây nhé!

3.1. Homestay Hà Nội xưa cổ kính

Hà Nội là thành phố có hơn nghìn năm văn hiến, đa dạng phong tục văn hóa dân gian đặc sắc. Nếu bạn đến Hà Nội du lịch thì còn gì tuyệt vời hơn khi được thả mình vào không gian xưa cũ và cổ kính. Chính vì vậy, mô hình kinh doanh homestay Hà Nội xưa cổ kính đã thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

homestay phong cách xưa cổ kính

Homestay phong cách xưa cổ kính

Để xây dựng homestay theo mô hình này thì bạn có thể thuê lại những ngôi nhà cổ hoặc biệt thự cũ. Sau đó thiết kế và cải tạo theo hướng bao cấp. Việc quan trọng nhất đối với phong cách homestay này là bạn phải nhất quán được linh hồn của Hà Nội trong từng chi tiết. Đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và có kiến thức và tình yêu Hà Nội để thiết kế và trang trí những đồ vật phù hợp.

3.2. Homestay theo hướng nhà vườn

Đối với nhiều người, cuộc sống tại thành thị luôn mệt mỏi, căng thẳng và áp lực. Do đó mà nhiều người có xu hướng tìm về thiên nhiên để nghỉ ngơi, thư giãn. Vì thế mà mô hình kinh doanh homestay ở Hà Nội theo hướng nhà vườn sẽ là một ý tưởng tuyệt vời giúp nhà đầu tư thu hút nhiều du khách.

Đối với homestay theo hướng nhà vườn hiện được đầu tư khá nhiều tại khu vực ngoại thành, điển hình như Ba Vì, Sóc Sơn, Long Biên,... Các homestay nổi bật với không gian xanh mát, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, hòa mình với thiên nhiên của du khách. Hoặc là thiết kế một ngôi nhà gỗ mộc mạc nằm ẩn mình trong khu rừng xanh mát. 

homestay theo hướng nhà vườn

Homestay theo hướng nhà vườn

Muốn nhiều khách hàng chú ý đến thì chủ kinh doanh cần phải marketing đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó là phải tốn nhiều công sức để đầu tư, chăm sóc và xây dựng homestay trên tinh thần mang lại không gian thoải mái cho khách hàng. 

3.3. Homestay theo mô hình căn hộ hiện đại

Homestay theo mô hình căn hộ hiện đại đầy đủ tiện nghi được các bạn trẻ rất yêu thích. Do đó, những căn hộ homestay được thiết kế theo phong cách Bắc Âu, Minimalism,... thường là sự lựa chọn của nhiều khách hàng. 

Các căn hộ này đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng, nhằm mang lại sự thoải mái tuyệt đối cho khách hàng. Đối với việc thiết kế concept căn hộ hiện đại thì không cần quá chú trọng vào trang trí, nhưng phải đảm bảo được tính thiết yếu, cơ bản và sạch sẽ. 

homestay theo mô hình căn hộ hiện đại

Homestay theo mô hình căn hộ hiện đại

Đọc thêm: Tổng hợp 10+ ý tưởng kinh doanh homestay độc đáo, mới lạ

IV. Kinh doanh homestay cần chuẩn bị những gì?

Một mô hình kinh doanh có khả năng thành công sẽ là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Vậy kinh doanh homestay cần chuẩn bị những gì? 

4.1. Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?

Muốn kinh doanh loại hình dịch vụ/sản phẩm gì thì bạn cần phải có một số vốn nhất định để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những khoản chi phí nhất định để bạn tham khảo:

  • Chi phí khảo sát + Lên phương án thiết kế

  • Chi phí cải tạo + Mua sắm trang thiết bị

  • Tiền cọc nhà + Thanh toán trước tiền nhà 3 - 6 tháng hoặc 1 năm

  • Chi phí đăng ký các loại giấy phép cần thiết

  • Dự trù chi phí đầu tư phát sinh

  • Dự trù chi phí vận hành, marketing

Số vốn chuẩn bị đầu tư kinh doanh cho mỗi mô hình và phân khúc sẽ khác nhau nên bạn hãy tính toán thật kỹ nhé!

kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?

4.2. Nghiên cứu thị trường

Đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì bạn cũng cần phải nghiên cứu cụ thể thị trường mà mình đang muốn hướng đến. Trước tiên, bạn cần phải khoanh vùng được đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới: Họ là ai, Bao nhiêu tuổi? Họ có sở thích như thế nào?... Khi trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn quyết định lựa chọn vị trí của homestay và cách bạn thiết kế như nào để thu hút khách hàng.

kinh nghiệm kinh doanh homestay

Kinh nghiệm kinh doanh homestay

4.3. Thuê mặt bằng

Nếu bạn đang sở hữu sẵn mặt bằng để kinh doanh homestay thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư ban đầu và nhanh chóng thu hồi vốn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa sở hữu mặt bằng thì bạn phải đi thuê mặt bằng lại từ người khác. Hiện nay có rất nhiều người đã và đang kinh doanh homestay thành công theo hình thức này. 

thuê mặt bằng ở vị trí thích hợp

Thuê mặt bằng ở vị trí thích hợp

4.4. Thủ tục cấp phép kinh doanh homestay

Tất cả các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm kinh doanh homestay đều phải có điều kiện để được cấp phép kinh doanh. Chủ đầu tư cần phải đáp ứng hoàn chỉnh những yêu cầu, điều kiện đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP,... 

Các giấy phép cần được cấp bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng thực phòng cháy chữa cháy, giấy chứng thực an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng,...

thủ tục cấp phép kinh doanh homestay

Thủ tục cấp phép kinh doanh homestay

4.5. Tuyển quản lý và nhân sự cho homestay

Một mình bạn không thể làm hết mọi việc nên bạn cần phải tuyển thêm quản lý và nhân sự cho homestay để việc kinh doanh vận hành thuận lợi và hiệu quả hơn. Bạn có thể tuyển riêng một quản lý giúp mình quản lý homestay khi không có mặt tại homestay. 

Xem thêm: Bí quyết kinh doanh homestay hái ra tiền năm 2022

V. Kinh nghiệm kinh doanh homestay ở Hà Nội

Làm sao để kinh doanh homestay ở Hà Nội hiệu quả thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng? Bỏ túi ngay những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

5.1. Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm

Lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định việc kinh doanh homestay của bạn có thuận lợi hay không. Nhu cầu nghỉ dưỡng homestay của khách hàng thường xuất phát từ việc tìm địa điểm đẹp, nổi tiếng có nhiều không gian để nghỉ ngơi. Do đó, chủ kinh doanh nên lựa chọn được địa điểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà bạn hướng đến.

Những địa điểm tại Hà Nội mà chủ đầu tư có thể tham khảo:

  • Khu vực nội thành nổi tiếng gần Phố Cổ, các làng nghề truyền thống, các khu vui chơi giải trí hiện đại,...

  • Các khu vực ngoại thành nổi tiếng như: Khu du lịch sinh thái Ba Vì, Sóc Sơn, Ecopark,...

kinh nghiệm lựa chọn địa điểm

Kinh nghiệm lựa chọn địa điểm

5.2. Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp

Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh homestay thì bạn phải xác định được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình: Khách du lịch nước ngoài, các hộ gia đình, nhóm bạn, các cặp đôi, các bạn trẻ,....

Nếu bạn muốn kinh doanh homestay ở nội thành Hà Nội thì phần lớn khách hàng tiềm năng sẽ là du khách nước ngoài. Còn nếu mở homestay ở khu vực ngoại thành thì khách hàng thường là các nhóm bạn trẻ, công ty, gia đình,...

Khi đã xác định được tệp khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo sẽ là xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp tập trung vào các đối tượng khách hàng đó để mở rộng và phát triển hơn.

xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu thêm: Chia sẻ cách kinh doanh homestay chung cư hiệu quả nhất hiện nay

5.3. Thiết kế homestay phong cách độc đáo

Để thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng tiềm năng thì chủ kinh doanh cần phải xây dựng ý tưởng thiết kế homestay theo phong cách độc đáo, ấn tượng. Càng tạo điểm khác biệt thì sẽ dễ dàng cạnh tranh được với các đối thủ khác. 

Homestay càng độc đáo sẽ là điểm nhấn thú bị khuyến khích khách hàng không chỉ đến nghỉ dưỡng mà còn khuyến khích khách hàng chụp ảnh check in và chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Đây cũng là một hình thức marketing hiệu quả để quảng bá miễn phí cho homestay của bạn.

thiết kế homestay phong cách độc đáo

Thiết kế homestay phong cách độc đáo

5.4. Đăng bán phòng trên các kênh OTA

Công nghệ ngày càng phát triển và đây là một phương thức giúp bạn áp dụng và đẩy mạnh việc marketing và quảng bá homestay hiệu quả. Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn lựa chọn các kênh OTA (các đại lý du lịch trực tuyến) phù hợp:

  • Khách du lịch nước ngoài: Booking, Vntrip, Agoda, Airbnb, Tripadvisor, Traveloka (khách Đông Nam Á), Trip.com (khách Châu Á), Hostelworld (khách có nhu cầu ở phòng tập thể, Tây Ba Lô), hotels.com.

  • Khách du lịch trong nước: Agoda, Booking, Airbnb, Traveloka, Vntrip, Luxstay

Các công việc cần phải làm khi đăng bán phòng trên OTA:

  • Đóng - Mở lịch phòng bằng cách xuất - nhập lịch giữa các kênh với nhau để đóng - mở phòng tự động.

  • Khi có booking trực tiếp từ các kênh khác ngoài OTA thì phải đóng phòng ngay lập tức trên các kênh OTA.

  • Xây dựng giá trên các kênh OTA và thay đổi theo nhu cầu và các ngày lễ, dịp cao điểm, thấp điểm.

  • Liên hệ hỗ trợ khách hàng sau khi nhận được booking: Giới thiệu các phương tiện đi tới homestay, hướng dẫn check in hoặc guidebook.

đăng bán phòng trên nhiều kênh

Đăng bán phòng trên nhiều kênh

5.5. Sử dụng phần mềm quản lý homestay

Với mục đích giúp chủ homestay quản lý kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng hơn thì việc sử dụng phần mềm quản lý homestay là một trong những công cụ hỗ trợ tối ưu, tiết kiệm chi phí hiệu quả mà nhiều chủ kinh doanh homestay lựa chọn hiện nay. 

Phần mềm có thể giúp bạn quản lý homestay từ xa, phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý và không thể lúc nào cũng có mặt 24/24 tại homestay của mình. 

Sử dụng phần mềm này còn giúp quản lý tránh khỏi vấn đề overbooking khi bán phòng trên các kênh OTA. Việc làm thủ công như vào từng kênh OTA để cập nhật số phòng trống sẽ không thể đáp ứng được tính đúng lúc, dẫn đến tình trạng overbooking rất dễ xảy ra.

sử dụng phần mềm quản lý homestay

Sử dụng phần mềm quản lý homestay hiệu quả

Tham khảo thêm: Top 10 Phần mềm quản lý khách sạn đáng dùng nhất hiện nay

VI. Lời khuyên để kinh doanh homestay hiệu quả

  • Muốn mở homestay để kinh doanh thì các chủ đầu tư phải suy nghĩ kỹ lưỡng, cầu toàn từng chi tiết để mang lại dịch vụ tốt nhất.

  • Quản lý homestay theo một quy trình để giảm bớt chi phí vận hành, đỡ phải giải quyết những vấn đề nhỏ. Đặc biệt, bạn có thể quản lý homestay từ xa hiệu quả.

  • Tối ưu các kênh bán phòng, kiểm tra giá hàng ngày và xây dựng chiến lược marketing homestay để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

  • Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh và quản lý homestay thì nên tập trung học các kiến thức và đào tạo nhân viên để đạt năng suất làm việc tốt nhất.

lời khuyên để kinh doanh homestay hiệu quả

Lời khuyên để kinh doanh homestay hiệu quả

Trên đây là nội dung chia sẻ “tuyệt chiêu” kinh doanh homestay ở Hà Nội đã và đang được nhiều người áp dụng hiệu quả. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn. 

Xem thêm: Cách để xây dựng và kinh doanh homestay Đà Lạt hiệu quả