Câu chuyện kinh doanh

Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ số quan trọng, đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận và doanh thu khác nhau như thế nào? Làm thế nào để phân biệt hai chỉ số này? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết trong bài viết này, tìm hiểu ngay!

Phân biệt doanh thu và lợi nhuận, chỉ số nào quan trọng hơn?

I. Tổng quan về lợi nhuận và doanh thu 

Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa lợi nhuận và doanh thu thì hãy điểm qua một vài thông tin cơ bản về hai chỉ số doanh thu và lợi nhuận nhé: 

Doanh thu hay còn gọi là thu nhập, là toàn bộ số tiền thu được trong các hoạt động kinh doanh, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của doanh nghiệp.  

Doanh thu là khoản thiết yếu giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài hay còn gọi là vốn xoay vòng, giúp thúc đẩy quá trình tái hoạt động hoặc có thể phát triển các hoạt động kinh doanh trong tương lai.  

Tổng quan về lợi nhuận và doanh thu

Tổng quan về lợi nhuận và doanh thu

Lợi nhuận thường được gọi là lợi nhuận ròng hay lợi nhuận cuối cùng, là số tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được sau khi đã hạch toán và trừ đi tất cả các khoản chi phí, khoản nợ, thuế và các chi phí khác. 

Lợi nhuận có vai trò cần thiết trong sự phát triển và tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp. Trên thực tế, sự thành công của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên chỉ số lợi nhuận. Khi lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng phát triển bền vững.  

II. Sự khác biệt giữa doanh thu và lợi nhuận  

Sau đây là những tiêu chí phân biệt doanh thu và lợi nhuận cơ bản nhất mà bạn có thể theo dõi để không nhầm lẫn giữa hai chỉ số này nhé. 

2.1. Khác biệt về ý nghĩa 

  • Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua các hoạt động giao dịch khác nhau trong khi đó, lợi nhuận là khoản thặng dư còn lại sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí và chi phí. 

  • Lợi nhuận là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Mặc khác, doanh thu rất cần thiết để điều hành doanh nghiệp. 

  • Doanh thu không phụ thuộc vào lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu. Nói cách khác, doanh thu càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. 

2.2. Khác nhau về giá trị thực tế 

Lợi nhuận còn được gọi là lợi nhuận ròng trên báo cáo thu nhập. Lợi nhuận đã bao gồm doanh thu trừ đi chi phí, đây là chi phí trực tiếp ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bán ra. Số tiền này bao gồm cả chi phí về nguyên vật liệu được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản phẩm cùng với các chi phí lao động trực tiếp để sản xuất ra các sản phẩm đó. 

Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận gộp đã trừ đi các khoản chi phí cố định hay biến đổi khác có ảnh hưởng, liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Sự khác biệt giữa doanh thu và lợi nhuận

Sự khác biệt giữa doanh thu và lợi nhuận

Ví dụ minh họa: Cửa hàng A kinh doanh mặt hàng điện thoại. Cửa hàng A nhập 10 chiếc điện thoại với mức giá là 10 triệu đồng/ chiếc. Khi bán ra thị trường, doanh nghiệp bán với mức giá 13 triệu đồng/ chiếc. Như vậy: 

  • Doanh thu = 10 chiếc điện thoại x giá bán 13 triệu đồng = 130 triệu đồng 

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn sản phẩm = 130 - (10 x 10) = 30 triệu đồng. 

Tuy nhiên, để bán được một chiếc điện thoại thì cửa hàng A còn phải mất chi phí thuê cửa hàng, trả lương nhân viên, thuế… Tổng chi phí khoảng 1 triệu đồng. 

Như vậy, lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp - Chi phí = 30 - (1 x10) = 20 triệu đồng. 

Tóm lại, doanh thu của cửa hàng là 130 triệu đồng và lợi nhuận là 20 triệu đồng. 

>> Xem ngay: Làm thế nào để tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp?

III. Lợi nhuận hay doanh thu quan trọng hơn? 

Có thể thấy doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ số hoàn toàn khác biệt nhau, vậy lợi nhuận hay doanh thu quan trọng hơn? 

Lợi nhuận và doanh thu đều là những chỉ số quan trọng trong doanh nghiệp, được thể hiện trong quá trình hoạt động và báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thường nằm ở dòng trên cùng và lợi nhuận thường nằm ở dòng cuối cùng trong báo cáo tài chính. 

Lợi nhuận hay doanh thu quan trọng hơn?

Lợi nhuận hay doanh thu quan trọng hơn?

Hai chỉ số này thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và được đánh giá để xem xét các quyết định đầu tư trong doanh nghiệp. Do đó, có thể thấy lợi nhuận và doanh thu có ý nghĩa quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

IV. Những phương pháp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp 

Làm thế nào để gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp? Dưới đây là những phương pháp giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của lợi nhuận và doanh thu hiệu quả cho mọi doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo. 

Khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp giúp thúc đẩy tăng doanh thu cho doanh nghiệp như: 

  • Chính sách ưu đãi, giảm giá sản phẩm/ dịch vụ 

  • Chính sách giá sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh 

  • Chiến lược Marketing hiệu quả 

  • Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả 

  • Cung cấp dịch vụ sau bán chuyên nghiệp 

  • Mở rộng quy mô kinh doanh 

  • …. 

doanh thu và lợi nhuận

Những phương pháp tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp

Để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể áp dụng một vài phương pháp được nhiều doanh nghiệp thực hiện như sau: 

  • Giảm thiểu/ cắt bổ chi phí không cần thiết 

  • Sử dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho 

  • Tối ưu quy trình sản xuất và bán hàng 

  • Tăng giá thành sản phẩm khi cần thiết 

  • …. 

Như vậy, doanh thu và lợi nhuận là những chỉ số có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Hy vọng rằng, bài viết mà POS365 chia sẻ đến bạn đọc sẽ giúp bạn phân biệt được lợi nhuận và doanh thu cũng như áp dụng những phương pháp tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình nhé! 

>> Đọc thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần chuẩn xác