Câu chuyện kinh doanh

DMS là giải pháp thông minh và chuyên nghiệp cho các nhà sản xuất và phân phối hiện nay. Đây cũng là giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp quản lý đồng bộ dữ liệu và cập nhật thông tin xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến mỗi nhà phân phối và điểm bán lẻ.

DMS là gì? Giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp hiệu quả

I. DMS (Distribution Management System) là gì?

DMS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Distribution Management System, thuật ngữ dùng để chỉ phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý hệ thống kênh phân phối, quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, đến các kênh phân phối và điểm bán. 

Các hoạt động chủ yếu trên hệ thống DMS là: Quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường, tự động hóa quy trình bán hàng, kiểm soát hàng tồn kho hay quản lý công nợ,...

Phần mềm DMS thường có 2 phần chính là:

  • Hệ thống quản lý trung tâm: Bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận đơn hàng gửi về, xử lý, giám sát hoạt động của bộ phận nhân viên bán hàng và cung cấp các báo cáo cần thiết.

  • App (ứng dụng): Thiết đặt trên thiết bị di động để hỗ trợ nhân viên bán hàng ghi nhận đơn, xác định tuyến bán hàng (điểm phân phối) và thực hiện quy trình bán hàng hiệu quả. 

DMS là gì

DMS là gì?

>> Tham khảo thêm: Distribution là gì? Các hình thức và tầm quan trọng của Distribution đối với doanh nghiệp

II. Phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?

Đối tượng áp dụng DMS phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất và phân phối có những đặc điểm sau đây:

  • Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - phân phối hoặc NPP thực hiện bán hàng ngoài thị trường;

  • Doanh nghiệp sử dụng phương pháp thủ công (giấy tờ, tiện ích không chuyên) để quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường;

  • Nhà sản xuất muốn điểm bán tham gia vào hệ thống phân phối và nhập hàng trực tiếp;

  • Các doanh nghiệp có mô hình phân phối phức tạp và cần hệ thống quản lý riêng, chuyên nghiệp.

Khi các công ty, doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm DMS vào hệ thống phân phối của mình thì các bộ phận nhân sự sau đây sẽ có khả năng sử dụng:

  • Bộ phận nhân viên bán hàng - Salesman;

  • Giám sát bán hàng - SS;

  • Quản lý cấp vùng miền - RSM, ASM, TSM, NSM;

  • Giám đốc kinh doanh - CCO;

  • Kế toán bán hàng hoặc thủ kho - Sales Accountant;

  • Lãnh đạo công ty - Executive Board.

Phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào

Phần mềm DMS dùng cho các đối tượng nào?

III. Tầm quan trọng của hệ thống DMS đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Sự chuyển dịch công nghệ ngày càng bùng nổ vào những năm tiếp theo để hạn chế tác động của vĩ mô và lợi ích doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất - phân phối có xu hướng áp dụng các phần mềm được thiết kế sẵn để hỗ trợ quá trình quản lý hệ thống phân phối của mình.

Tầm quan trọng của hệ thống DMS đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Tầm quan trọng của hệ thống DMS đối với các doanh nghiệp Việt Nam

IV. Giải pháp DMS làm gì để giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận?

Cùng tìm hiểu giải pháp DMS làm gì để giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận hiệu quả nhé: 

4.1. Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Khi áp dụng giải pháp DMS vào kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ tăng lượng khách hàng tiềm năng dựa trên các ứng dụng về phân tích độ bao phủ, tạo chỉnh và phân tích được tuyến bán hàng trực quan dựa trên bản đồ số giúp công ty, doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược chính xác, khách quan và tối ưu hóa được tuyến bán hàng hiệu quả.

Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng

4.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng tiềm năng thì phần mềm DMS sẽ giúp công ty tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng bằng cách kiểm soát các chương trình khuyến mãi, tổng hợp thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng, kiểm soát những chương trình bán hàng, tăng chỉ tiêu bán hàng và các đơn hàng được chuyển đổi nhanh chóng thông qua hệ thống đặt hàng tự động. 

Hệ thống đặt hàng tự động sẽ bao gồm quy trình đặt hàng, cung ứng hàng hóa từ công ty đến nhà phân phối giúp loại bỏ các phương thức thủ công và tiết kiệm thời gian kinh doanh cũng như giảm thiểu rủi ro sai sót về số liệu.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

4.3. Tăng giao dịch/ Đơn hàng cho Doanh nghiệp

Các ứng dụng được tích hợp trong hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp tăng đơn hàng bằng cách tự động nhắc nhở nhân viên, khách hàng về các điểm viếng thăm hàng ngày; thiết lập các chỉ tiêu kinh doanh cho nhân viên bán hàng nhằm tạo động lực để nhân viên bán hàng gia tăng năng hiệu suất làm việc và tối ưu hóa các chương trình bán hàng của nhân viên. 

4.4. Tăng giá trị giao dịch/ đơn hàng

DMS (Distribution Management System) cho phép doanh nghiệp thiết lập đa dạng chỉ tiêu bán hàng khác nhau như: Chỉ tiêu về mặt hàng trọng tâm, chỉ tiêu bán hàng cho từng nhà phân phối, PC (Productive Call) giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị đơn hàng trong mỗi lần viếng thăm.

4.5. Tăng tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Phần mềm quản lý hệ thống phân phối (DMS) hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí phát sinh, hạn chế chi phí về nhân sự, kiểm soát hiệu quả các chương trình khuyến mãi, POSM và có được bộ dữ liệu thật real-time giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác và nhanh chóng cũng như tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tăng tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tăng tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Với những thông tin mà POS365 cung cấp trên đây thì bạn đã hiểu rõ được phần mềm DMS là gì, tại sao đây là giải pháp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp hiệu quả? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp bạn tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận hiệu quả.

>> Tìm hiểu thêm: Top 10 Phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất hiện nay