Câu chuyện kinh doanh

Với những người làm việc hoặc có tìm hiểu về ngành Marketing chắc hẳn đã có sự hiểu biết về thuật ngữ Client. Tuy nhiên, với những người mới tìm hiểu hay có nguyện vọng làm việc trong ngành này có thể họ chưa hiểu rõ thuật ngữ này là gì. Trong bài viết này của POS365, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết Client là gì và Client khác Agency ở những điểm nào. 

Client là gì? Những điều khác nhau giữa Client và Agency

1. Tìm hiểu về Client là gì?

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp này chỉ tập trung vào sản phẩm, dịch vụ họ cung cấp và thực hiện các kế hoạch, dự án với mục đích gia tăng doanh thu sản phẩm, dịch vụ đó. 

Các công ty này thường là đối tượng khách hàng của các công ty Agency. Agency chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch Marketing và thực hiện các yêu cầu của Client như: yêu cầu, đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện công việc. 

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ

Client mang bản chất của một công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh, thế nên họ luôn muốn hiểu rõ người tiêu dùng cảm thấy thế nào về sản phẩm của họ. Thế nên Agency giống như vị cứu tinh cho việc này, họ cung cấp cho Client mối liên kết với khách hàng. 

Những người làm Client có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty của họ. Chỉ khi công ty triển khai chiến dịch Marketing quy mô lớn, việc này khiến cho đội ngũ nhân viên không đủ nguồn lực thực hiện, lúc này Client sẽ đi thuê các công ty Agency thực hiện điều này. 

Client có khả năng quản lý với tầm nhìn sâu rộng, họ biết hoàn toàn tự thực hiện các hoạt động: Quảng cáo, Sale, Media,... với áp lực xuất hiện trong mọi quá trình, thế nên yêu cầu họ đặt ra cho Agency rất nghiêm ngặt.

2. Vai trò của Client với thị trường, doanh nghiệp

Khi tìm hiểu về ngành Marketing thì việc nắm bắt khái niệm Client là gì là điều hết sức quan trọng. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải hiểu vai trò của loại hình này đối với thị trường và doanh nghiệp. Sau đây là một số vai trò của Client, đó là:

  • Client cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao ra thị trường và đáp ứng nhu cầu và lợi ích của tất cả các khách hàng. 

  • Loại hình này còn góp phần làm cho thị trường hàng hoá, dịch vụ trở nên đa dạng và sôi động hơn. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. 

Client đóng vai trò quan trọng với thị trường và các doanh nghiệp

Client đóng vai trò quan trọng với thị trường và các doanh nghiệp

  • Gia tăng sự phát triển và định vị thương hiệu trở nên lớn mạnh, từ đó tạo sự thiện cảm và gia tăng niềm tin với mọi đối tượng khách hàng. Khách hàng duy trì lòng trung thành và sự ủng hộ bền vững đối với các công ty này. 

  • Các doanh nghiệp này còn là khách hàng thân thiết của các công ty Agency và mang tới nguồn doanh thu dồi dào cho các đơn vị này. 

  • Người làm marketing khi đã tích lũy được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong môi trường Client rất dễ để làm quen với môi trường, công việc tại các Agency. 

3. Client mong muốn điều gì từ Agency?

Agency là khách hàng thân thiết của Client, vậy thì những công ty này có những yêu cầu và mong muốn gì từ Agency? 

3.1 Mong muốn con số rõ ràng 

Đối với mỗi chiến dịch marketing do Agency thực hiện thì Client luôn mong muốn đơn vị này có thể đưa ra bảng báo cáo và thống kê chi tiết để đo lường sự hiệu quả của từng chiến dịch. Thông qua những số liệu cụ thể này, Client dễ dàng biết được tiến độ công việc có được duy trì hay không và nó đang đi theo chiều hướng tốt hay xấu. 

Mong muốn Agency cung cấp con số rõ ràng

Mong muốn Agency cung cấp con số rõ ràng

Yêu cầu của khách hàng là điều dễ hiểu bởi các công ty này đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để thuê Agency. Chính vì thế họ mong muốn thấy được sự hiệu quả từ những gì mình đã bỏ ra. Qua đó chúng ta có thể hiểu rằng Agency đóng vai trò hết sức quan trọng. 

3.2 Muốn được cung cấp những giải pháp

Xét về tính chuyên môn thì đội ngũ nhân viên của Agency sẽ hiểu rõ hơn so với marketing in house của Client. Lý do là mỗi nhân viên tại Agency sẽ được nhận một vị trí công việc chuyên trách, thay vì thực hiện tất cả các công đoạn, quy trình như phòng marketing của Client. 

Việc sở hữu đội ngũ chịu trách nhiệm công việc cụ thể sẽ mang tới hiệu quả cao hơn. Agency chuyên thực hiện các chiến dịch marketing có quy mô lớn nên các công ty khách hàng tìm đến họ để được cung cấp giải pháp. Các công ty cung cấp dịch vụ marketing sẽ thực hiện những yêu cầu, mong muốn của khách hàng để đạt được những mục tiêu họ hướng tới.  

Mong muốn được Agency cung cấp giải pháp

Mong muốn được Agency cung cấp giải pháp

3.3 Cần sự chuyên nghiệp, nhanh nhẹn 

Agency là đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp marketing nên họ sở hữu đội ngũ quản lý, nhân viên chất lượng nhất, chuyên nghiệp nhất. Và sự chuyên nghiệp, linh hoạt trong việc xử lý những tình huống bất ngờ là điều khách hàng mong muốn. Bởi điều này ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả trong các chiến dịch. 

Chính vì thế, tính chuyên nghiệp, nhanh nhẹn và nhạy bén là điều vô cùng cần thiết. Tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc, cùng sự linh hoạt và nhanh nhẹn sẽ là điều kiện cần để các khách hàng quyết định có nên lựa chọn Agency đó thực hiện chiến dịch truyền thông của mình hay không. 

Cần đội ngũ Agency chuyên nghiệp và linh hoạt

Cần đội ngũ Agency chuyên nghiệp và linh hoạt

3.4 Cần được thấu hiểu 

Agency và Client có mối quan hệ mật thiết với nhau và cả hai đều có lợi ích từ phía đối phương. Để hợp tác ổn định và lâu dài nhằm tạo ra những chiến dịch truyền thông hiệu quả, thành công thì cả hai đều phải nắm bắt được vấn đề và thấu hiểu lẫn nhau. Việc thấu hiểu sẽ giúp cả hai bên làm việc tốt hơn, tiến độ công việc diễn ra trôi chảy và thành công của chiến dịch. 

Mong muốn có được sự thấu hiểu để hợp tác lâu dài

Mong muốn có được sự thấu hiểu để hợp tác lâu dài

Trước khi thực hiện bất kỳ chiến dịch truyền thông nào thì Agency cần phải cung cấp bản kế hoạch thực hiện, số liệu cụ thể và kết quả đạt được để Client nắm bắt được chất lượng và mức độ thành công của chiến dịch đó tới đâu. 

3.5 Dự báo ngân sách chính xác 

Ngân sách thực hiện các chiến dịch truyền thông thay đổi thường xuyên và nó thường có xu hướng tăng lên. Hầu hết trong quá trình thực hiện chiến dịch sẽ có thêm những chi phí phát sinh. Đó cũng là lý do Agency luôn phải dự báo ngân sách gần như chuẩn xác để khách hàng của họ có thể dự trù ngân sách phân bổ phù hợp. 

Dự báo ngân sách chuẩn xác để doanh nghiệp dự trù ngân sách

Dự báo ngân sách chuẩn xác để doanh nghiệp dự trù ngân sách

Ngân sách phân bổ cho marketing nằm trong chi phí Client cần phải bỏ ra để mang sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể. Nếu Agency giúp khách hàng của họ tối ưu chi phí sẽ giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận tối đa.

4. Sự khác biệt giữa Client và Agency 

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên chắc hẳn bạn đọc đã có thêm sự hiểu biết về Client rồi đúng không nào? Vậy thì sự khác biệt giữa Client và Agency là gì, hãy tiếp tục khám phá nhé. 

4.1 Cách thức làm việc trong môi trường Client 

Những người làm Marketing tại Client sẽ tham gia tất cả các khâu từ cung cấp ý tưởng sản phẩm, dịch vụ đến tới cách thức thực hiện làm sao để nó đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra họ thiết lập, xây dựng chiến lược Marketing cùng thực hiện các giải pháp truyền thông để làm sao chiến dịch Marketing sau khi hoàn thành đem lại kết quả tốt nhất. 

Người làm việc ở loại hình công ty này sẽ tham gia tất cả các khâu

Người làm việc ở loại hình công ty này sẽ tham gia tất cả các khâu

Trong doanh nghiệp, Client là bộ phận quan trọng trong việc đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Việc này quyết định những kết quả liên đến hiệu suất kinh doanh. Các áp lực tồn tại trong các công ty Client không hề nhỏ. Những nhân viên không chỉ tham gia toàn bộ các khâu sản xuất, mà còn phải chịu trách nhiệm với các mục tiêu được đặt ra, sự cạnh tranh của đối thủ trên thị trường.

4.2 Cách thức làm việc trong môi trường Agency

Ngược lại với Clients, môi trường Agency lại tỏ ra khá cởi mở khi họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với đa dạng đối tượng khách hàng khác nhau. Các nhân viên hoàn toàn có thể tập trung toàn bộ vào chuyên môn cũng những công việc được giao và đưa ra các gợi ý, giải pháp phù hợp cho khách hàng. Thế nhưng, đây cũng là điểm bất lợi của Agency, khi bạn chỉ là người đưa ra những giải pháp, định hướng và người quyết định lựa chọn thuộc về khách hàng. Đây là những áp lực mà các Agency thường xuyên phải đối mặt. 

Đội ngũ nhân viên làm việc tại các vị trí nhất định

Đội ngũ nhân viên làm việc tại các vị trí nhất định

Agency sở hữu tính chất của công ty giải pháp tiếp thị, thế nên môi trường làm việc thường khá thoải mái, linh hoạt, kích thích sự sáng tạo của mỗi thành viên. Chính vì thế rất nhiều Marketer trẻ lựa chọn môi trường Agency để phát triển sự nghiệp Marketing của mình.

Xem thêm: Agency là gì? Thông tin chi tiết về mô hình Công ty Agency là gì?

5. Người làm việc tại Client cần sở hữu những tố chất gì?

Môi trường làm việc tại Client mang tới những cơ hội làm việc đa dạng, đồng thời môi trường này cũng chứa đựng những thách thức. Người làm việc tại các công ty này cần sở hữu những tố chất đó là:

5.1 Kiến thức chuyên môn 

Không chỉ làm việc trong môi trường Client mà khi làm việc tại bất kỳ đâu thì bạn đều cần phải đáp ứng điều kiện kiến thức chuyên môn. Có kiến thức chắc chắn về ngành nghề làm việc và kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của công ty sẽ giúp nhân viên đó thực hiện tốt và hiệu quả các công việc.

Trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng

Trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng

Nhân viên marketing khi làm việc tại Client cần phải làm nhiều công việc liên quan. Chính vì thế, việc sở hữu kiến thức chuyên môn dày dặn mới giúp bạn dễ dàng xử lý các công việc đó một cách hiệu quả. Những bạn trẻ có nguyện vọng làm việc tại các công ty này hãy nỗ lực, cố gắng trang bị đầy đủ kiến thức khi đang ngồi trên giảng đường đại học.  

5.2 Sự am hiểu về công ty và sản phẩm của công ty 

Dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào thì việc hiểu rõ công ty và sản phẩm, dịch vụ của công ty cung cấp là điều rất cần thiết. Từ việc hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ và công ty sẽ giúp nhân viên biết được mục tiêu cần hướng tới và đạt được khi thực hiện công việc của mình. 

Am hiểu về công ty và sản phẩm của công ty là điều cần thiết

Am hiểu về công ty và sản phẩm của công ty là điều cần thiết

Có sự tìm hiểu kỹ lưỡng những điều đó, nhân viên sẽ dễ dàng làm quen với công việc khi mới bắt đầu và cả trong quá trình làm việc. Điều đó cũng giúp bạn thuận lợi hơn trong việc hoà nhập với công ty, làm việc một cách ăn nhập, đồng bộ với quy trình của cả công ty. 

5.3 Khả năng tư duy 

Cũng giống với kiến thức chuyên môn thì khả năng tư duy là điều kiện cần với mỗi người khi thực hiện công việc của mình. Làm việc trong ngành marketing luôn đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo rất cao để có thể cho ra đời những kế hoạch, chiến lược hiệu quả cho tới những sản phẩm thu hút. 

Người làm việc cần sở hữu khả năng tư duy logic

Người làm việc cần sở hữu khả năng tư duy logic

Nếu thiếu đi khả năng này chúng tôi tin rằng công việc của bạn không thể nào hiệu quả được. Hãy cố gắng rèn luyện tư duy của mình bằng nhiều cách thức khác nhau như: đọc sách, tìm hiểu tài liệu, tham gia các khóa học rèn luyện tư duy,…. Những trang bị đầy đủ sẽ là hành trang quan trọng giúp bạn thực hiện mọi công việc một cách hiệu quả và tối ưu nhất. 

5.4 Khả năng lãnh đạo 

Bộ phận marketing của Client có thể thường xuyên phải làm việc với các công ty Agency rất nhiều. Và nếu sở hữu khả năng lãnh đạo sẽ giúp bạn đưa ra các yêu cầu, mong muốn, theo dõi và giám sát tiến độ công việc từ Agency tốt hơn. 

Khả năng lãnh đạo là điều rất cần thiết

Khả năng lãnh đạo là điều rất cần thiết

Nếu như công ty của bạn không phải thuê Agency để thực hiện các chiến dịch truyền thông thì việc sở hữu khả năng lãnh đạo vẫn hết sức cần thiết, cụ thể là định hướng trong tương lai thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Sở hữu khả năng này giúp bạn thực hiện mục tiêu của bản thân và được mọi người tôn trọng, công nhận khả năng của mình.  

Tìm hiểu thêm: Leadership là gì? Bí quyết trở thành người lãnh đạo giỏi

5.5 Kỹ năng giao tiếp 

Làm việc trong Client đòi hỏi người làm việc cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo bởi bạn không chỉ làm việc độc lập mà còn làm việc nhóm, làm việc với những phòng ban khác trong công ty, làm việc với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp khéo léo giúp bạn làm việc linh hoạt và hiệu quả hơn. 

Giao tiếp với mọi người xung quanh là rất cần thiết

Giao tiếp với mọi người xung quanh là rất cần thiết

Trang bị kỹ năng này bạn sẽ mở rộng mối quan hệ, nhận được sự yêu mến của mọi người và dễ dàng thuyết phục đồng nghiệp, khách hàng phối hợp làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Nếu bạn là một người hướng nội, ngại giao tiếp hãy cố gắng cởi mở nhất có thể, đặc biệt là trong những trường hợp cần thiết. Điều đó sẽ giúp bạn kết nối với mọi người tốt hơn, từ đó họ sẽ giúp bạn làm việc thuận lợi hơn. 

5.6 Kỹ năng phản biện 

Một nhân viên làm việc tại Client cần rất nhiều kỹ năng phải không nào và kỹ năng phản biện cũng là một kỹ năng bạn cần phải có. Trong quá trình làm việc, mọi người sẽ đối thoại, thảo luận để giải quyết các công việc. 

Trang bị kỹ năng phản biện

Trang bị kỹ năng phản biện

Quá trình đó không thể tránh khỏi có nhiều ý kiến mới mẻ, thậm chí là đối lập nhau trong cách suy nghĩ và thể hiện. Chính vì thế, trang bị kỹ năng phản biện sẽ giúp bạn dễ dàng thể hiện ý kiến của mình. Qua đó giúp mọi người hiểu được ý kiến, lập trường của bạn và đặc điểm, tính chất công việc sẽ được hiểu rõ. 

5.7 Kỹ năng đàm phán

Không phải ai cũng sở hữu kỹ năng đàm phán bởi kỹ năng này cần trải qua quá trình làm việc lâu dài, việc tiếp xúc với những tình huống khác nhau trong công việc hoặc bạn cần phải trải qua một khoá học nào đó mới có được. 

Kỹ năng đàm phán giúp công ty tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp

Kỹ năng đàm phán giúp công ty tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp

Nếu chưa có kỹ năng đàm phán hiệu quả hãy chủ động trang bị cho mình nhé, bởi nó rất cần thiết cho công việc của bạn. Trong quá trình làm việc với các phòng ban nội bộ công ty hay các đối tác, khách hàng thì bạn cần sở hữu khả năng đàm phán tốt để thoả thuận được các vấn đề mang về lợi ích cho công ty. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng, đối tác với công ty của mình. 

6. Cơ hội nghề nghiệp ngành marketing tại Client 

Nhu cầu tìm kiếm việc làm của các bạn trẻ mới ra trường, hay người đi làm tại các công ty cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ là rất cao. Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm cũng rất đông đảo nên mang tới cơ hội nghề nghiệp cho những người có nhu cầu là rất lớn, đặc biệt là trong ngành marketing.  Một số vị trí công việc ngành marketing tại Client để bạn đọc tham khảo đó là:

6.1 Quản trị thương hiệu 

Quản trị thương hiệu hay còn gọi là Brand Manager, người đảm nhận vị trí này góp phần quyết định giá trị của công ty, doanh nghiệp. Thương hiệu của công ty có uy tín, có vang xa hay không một phần phụ thuộc vào vị trí Brand Manager. 

Vị trí quản trị thương hiệu

Vị trí quản trị thương hiệu

Cơ hội nghề nghiệp tại các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm ở vị trí quản trị thương hiệu là rất lớn. Vị trí này đòi hỏi áp lực cao và người đảm nhận chức vụ cũng cần phải sở hữu rất nhiều kỹ năng như: chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy logic, linh hoạt, khả năng lên kế hoạch, kỹ năng phân tích dữ liệu, hiểu biết về thị trường, kinh nghiệm thực chiến ở nhiều chiến dịch truyền thông,… Chưa dừng lại ở đó, nhân viên quản trị thương hiệu cần phải hỗ trợ các phòng ban có liên quan để đưa sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty ra với thị trường, biết cách tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

6.2 Quản trị truyền thông 

Quản trị truyền thông trong tiếng Anh được gọi là Media Manager. Đây là vị trí có nhiều cơ hội làm việc tại Client. Công việc của người làm tại vị trí này đó là mang sản phẩm, dịch vụ của công ty tiếp cận đến các đối tượng khách hàng mục tiêu. Media Manager đòi hỏi phải sở hữu nhiều kinh nghiệm làm việc, khả năng sáng tạo, tư duy nhạy bén, cập nhật nhanh chóng với những xu hướng trên mạng xã hội. Họ cũng là người chịu trách nhiệm quan trọng trong mảng truyền thông của phòng marketing. 

Quản trị truyền thông sở hữu nhiều cơ hội làm việc tại các công ty

Quản trị truyền thông sở hữu nhiều cơ hội làm việc tại các công ty

Vai trò của vị trí quản trị truyền thông rất lớn và áp lực họ phải trải qua cũng rất cao nên mức lương cho vị trí này tương đối hấp dẫn. Và đó cũng là lý do có không ít bạn trẻ định hướng làm việc ở vị trí này tại các doanh nghiệp. 

6.3 Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường 

Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường là vị trí rất cần thiết và quan trọng đối với các công ty Client lẫn Agency, đặc biệt là các doanh nghiệp sở hữu quy mô lớn và cung cấp ra thị trường đa dạng các hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ. Chức năng của vị trí này quan trọng tới mức có những doanh nghiệp lớn lập riêng một phòng ban để nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường và thực hiện các công việc như: tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tích luỹ data nội bộ,… 

Quản lý nghiên cứu thị trường

Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường góp phần làm nên thành công của các chiến dịch

Thành công của một chiến dịch truyền thông không thể thiếu vắng sự đóng góp của những nhân viên Market Research & Analytics Manager. Thông qua những dữ liệu mà họ thực hiện phân tích, chính họ hay các nhân viên khác có thể đề xuất những insight hay ho, thú vị. Công việc mang tính thầm lặng nhưng lại có những đóng góp rất lớn cho doanh nghiệp. Và đó cũng là lý do mức thu nhập của vị trí này nhận được rất hấp dẫn. 

6.4 Quản lý tiếp thị thương mại

Trade Marketing Manager hay còn gọi là quản lý tiếp thị thương mại. Vị trì này đảm nhiệm vai trò, khối lượng công việc rất lớn đó là chịu trách nhiệm về ngành hàng chứ không đơn thuần là nhãn hàng. Tuỳ thuộc vào vị trí và trọng trách làm việc mà người làm vị trí này cần đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng quản lý, theo sát dự án,… 

Vị trí quản lý tiếp thị thương mại

Vị trí quản lý tiếp thị thương mại

Nhiệm vụ chính của Trade Marketing Manager đó chính là lên ý tưởng, xây dựng và thực hiện triển khai các kế hoạch, chiến lược nhằm mục đích thúc đẩy bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, chương trình khuyến mãi giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thu hút họ tới khu vực mở bán sản phẩm, chọn vị trí đắc địa,… góp phần mang tới thành công ở khu vực mở bán sản phẩm. 

Chưa dừng lại ở đó, vị trí này còn đảm nhiệm công việc kết hợp với Brand Team để truyền tải, đảm bảo thương hiệu đồng nhất, trực tiếp chịu trách nhiệm doanh số bán hàng. Tuỳ thuộc đặc điểm, vị trí công việc mà vị trí này còn phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng. 

6.5 Trợ lý quản lý

Cánh tay đắc lực cho các manager đó chính là trợ lý quản lý. Đây là những nhân tố đang phát triển và cần thêm thời gian làm việc để tích lũy kinh nghiệm để lớn lên mạnh mẽ. Một số vị trí công việc trợ lý trong phòng marketing đó là: Assistant Brand Manager, Assistant Trade Marketing Manager,..

Vị trí trợ lý quản lý

Vị trí trợ lý quản lý 

Trợ lý quản lý thực hiện các công việc hỗ trợ cho quản lý như: đề xuất ý tưởng, thực thi chiến dịch, quản lý ngân sách,… Đây là vị trí làm việc phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm cần môi trường để tích luỹ và thực chiến. Sau khi trải qua vị trí này, những bạn đó thường có rất nhiều kinh nghiệm thực chiến và tiến xa hơn trong tương lai. 

6.6 Các Executive

Các Executive đảm nhận rất nhiều công việc cụ thể như: thực thi chiến lược, hiện thực hóa các ý tưởng, phân tích, đo lường các chỉ số,…. Các Executive sẽ được manager phân bổ công việc và định hướng cụ thể. Đây là cơ hội rất tốt để các bạn trẻ có thời gian tích lũy kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và thăng tiến lên nhiều vị trí cao hơn trong tương lai. 

Công việc này phù hợp với những bạn trẻ cần tích luỹ kinh nghiệm

Công việc này phù hợp với những bạn trẻ cần tích luỹ kinh nghiệm

Công việc này thu hút những bạn trẻ mới vào ngành marketing và cần có thời gian trải nghiệm để biết mình phù hợp với vị trí cụ thể nào trong ngành. Đây là cơ hội để bạn học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ những anh chị đi trước. 

6.7 Thực tập sinh

Vị trí thực tập sinh thường là các bạn sinh viên đang học tập tại các trường đại học hoặc các bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận. Vị trí này mang lại cơ hội làm việc, trải nghiệm thực tế trong môi trường marketing chuyên nghiệp tại các Client. 

Thực tập sinh là những bạn trẻ thực hiện công việc hành chính, hỗ trợ sự kiện

Thực tập sinh là những bạn trẻ thực hiện công việc hành chính, hỗ trợ sự kiện 

Công việc chính của thực tập sinh đó là hỗ trợ công việc hành chính, hỗ trợ sự kiện, thực hiện nội dung đa kênh,… Qua quá trình làm việc tại phòng marketing của các công ty thì các bạn sẽ có nhìn đa chiều, tổng quan hơn về ngành, cũng như môi trường làm việc. Từ đó có thể đưa ra định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân trong tương lai. 

7. Lựa chọn làm cho Client hay Agency?

Tuỳ thuộc vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của mỗi người để có sự lựa chọn phù hợp. Dù làm việc tại Client hay Agency thì bạn cũng sẽ được tích luỹ và có những trải nghiệm thiết thực rất có lợi cho công việc của mình. 

Khi bạn lựa chọn làm việc tại Client, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào tất cả các công đoạn làm việc từ lên ý tưởng, cho tới thực thi chiến lược, đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường,…. Làm việc ở tất cả các khâu giúp bạn có thêm rất nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, áp lực và mục tiêu doanh số cũng cao hơn rất nhiều, đòi hỏi người làm việc cần có sự cân bằng giữa công việc và liên kết giữa các phòng ban. 

Lựa chọn dựa trên chuyên môn

Tuỳ thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm để có sự lựa chọn phù hợp

Còn đối với Agency bạn không tham gia vào tất cả các khâu mà bạn có thể được phân hoặc lựa chọn một vị trí công việc cụ thể. Bạn không cần đa nhiệm nhiều việc và có thể tập trung làm tốt công việc của mình. So với Client thì làm việc tại Agency đỡ áp lực hơn nhưng đồng nghĩa chất lượng công việc yêu cầu cao hơn và cố gắng sáng tạo, đổi mới để làm vừa lòng khách hàng của mình. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vị trí làm việc ở hai môi trường và nếu có cơ hội bạn có thể trải nghiệm làm việc ở Client và Agency. Sau đó có thể đưa ra quyết định gắn bó với loại hình nào mình cảm thấy phù hợp và có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. 

Bài viết cung cấp thông tin về Client tới đây là kết thúc và mong rằng bài viết hữu ích đối với bạn. Nếu chưa có nhiều sự hiểu biết về loại hình này thì đừng vội bỏ lỡ thông tin chúng tôi chia sẻ nhé. Tiếp tục theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo.