Câu chuyện kinh doanh

Theo Warren Bennis: “Leadership is the capacity to translate vision into reality”. Có nghĩa là Lãnh đạo là một khả năng chuyển đổi từ tầm nhìn thành hiện thực. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của người thủ lĩnh như nào đối với doanh nghiệp.

Leadership là gì? Bí quyết trở thành người lãnh đạo giỏi

Vậy Leadership là gì? làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo giỏi? Hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.

I. Tìm hiểu Leadership là gì?

Leadership là vai trò lãnh đạo. Bao gồm cả khả năng, kỹ năng lãnh đạo của một người trong việc vận hành một tổ chức. Leader là người lãnh đạo, cá nhân này thường giữ trọng trách xác định hướng đi, tạo kế hoạch cụ thể và sáng tạo những điều mới. 

Leadership là gì?

Leadership là vai trò lãnh đạo

Bên cạnh đó kỹ năng quản lý cực kỳ cần thiết với người lãnh đạo. Việc này sẽ giúp đội ngũ nhân viên đi đúng mục tiêu được đề ra một cách hiệu quả nhất.

II. Leadership không phải là một chức danh

Khả năng lãnh đạo không liên đến thâm niên làm việc hay vị trí của một cá nhân trong một tổ chức. Leader sẽ được hình thành dù bất kỳ cấp bậc nào, bất kỳ ai trong nhóm có đầy đủ tố chất sẽ có khả năng lãnh đạo.

III. Những kỹ năng Leadership cần phải có

Vai trò lãnh đạo chính là thứ bắt buộc một cá nhân nào phải chấp hành và hoàn thành đủ khi được đề cử dẫn dắt người khác đi đúng mục tiêu. Vì cậy Leader cần phải có những kỹ năng sau:

3.1. Đưa ra quyết định

Việc đưa ra quyết định của người lãnh đạo sẽ tạo sự ảnh hưởng không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Thế nên mọi quyết định đều phải có những tính toán kỹ lưỡng để mọi rủi ro xảy đến luôn ở mức thấp nhất.

kỹ năng Leadership - đưa ra quyết định

Việc đưa ra quyết định của người lãnh đạo sẽ tạo sự ảnh hưởng không hề nhỏ cho doanh nghiệp

Một người lãnh đạo giỏi sẽ phải nhìn nhận và phán đoán mọi trường hợp xảy ra trong công việc một cách chính xác. Phân tích cả hai mặt lợi thế và rủi ro của từng sự việc. Sau đó phân chia công việc cho các thành viên trong tổ chức một cách hợp lý để xử lý.

Việc ra quyết định của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi là người biết ra những quyết định ít sai lầm, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể cho tổ chức.

3.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Trong quá trình phát triển tổ chức, chắc chắn các vấn đề xung quanh sẽ xuất hiện. Chính vì thế kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, chính xác cực kỳ quan trọng đối với người lãnh đạo.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp công việc luôn đi đúng hướng được đặt ra

Nên nhớ, việc lảng tránh hay không chấp nhận không được xuất hiện trong suy nghĩ của người quản lý. Hãy biết cách đối mặt với nó và tìm cách giải quyết bằng việc tìm kiếm, phát hiện kịp thời.

Hãy cố gắng kết thúc vấn đề thật khôn khéo mà lại mang lại hiệu quả. Hãy tận dụng các phương pháp khác nhau rồi đưa ra một quyết định tối ưu nhất.

3.3. Truyền cảm hứng cho nhân viên

Tạo động lực cho nhân viên chính là công thức của thành công. Việc này sẽ giúp nhân viên vui vẻ, thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất, nâng cao sự sáng tạo trong công việc.

kỹ năng Leadership -truyền cảm hứng

Tạo động lực cho nhân viên chính là công thức của thành công

Với vai trò quản lý, bạn không chỉ truyền lửa mà còn phải biết giữ lửa. Điều này sẽ giúp nhân viên hoàn thành mục tiêu cá nhân và phát triển toàn bộ tiềm lực của họ.

Adrian Gostick và Chester Elton cho rằng, các nhà quản lý thành công nhất luôn biết cách tạo tiền đề cho nhân viên của mình thành công trong suốt quá trình làm việc. Thế nên, nhà quản lý có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách động viên, tán dương và khuyến khích nhân viên mỗi khi họ hoàn thành tốt công việc. 

Để đạt hiệu quả cao trong việc, hãy tạo động lực nhóm bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động theo nhóm. Việc này sẽ giúp nhân viên của mình gắn kết và thân thiết với nhau hơn. Nhân viên của bạn sẽ bớt đi cảm giác bị cô lập và thoải mái hơn với nhiệm vụ của họ.

3.4. Kỹ năng lập kế hoạch

Hoàn thành mục tiêu chính là điều quan trọng nhất của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Điều này sẽ đơn giản hơn nếu như Leader có thể đưa ra một bản kế hoạch chi tiết dành cho nhân viên với các định hướng và phương pháp thực hiện một cách rõ ràng nhất.

Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch giúp các thành viên đi đúng hướng với mục tiêu đề ra

Một bản kế hoạch chi tiết sẽ đưa ra những định hướng cho các nhân viên và xác định biện pháp tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu đó. Mục đích của bản kế hoạch chính là việc giúp bạn tìm được câu trả lời cho những khó khăn trong quyết định quan trọng trước thời hạn. Cuối cùng hạn chế trở ngại, giảm thiểu rủi ro và tiến tới sự hiệu quả.

3.5. Kỹ năng quản lý thời gian

Hiệu suất và chất lượng công việc phụ thuộc khá nhiều vào thời gian. Cho nên các nhà lãnh đạo cần phải phân bổ, sắp xếp hợp lý nhất có thể để mọi quá trình được vận hành suôn sẻ.

Bước đầu tiên để quản lý thời gian hiệu quả đó chính là xác định mục tiêu ban đầu. Khi đã làm được điều này, bạn sẽ biết được phương pháp thực hiện, sau đó phân bổ thời gian hợp lý cho từng quy trình.

Kỹ năng quản lý thời gian

 Các nhà lãnh đạo cần phải phân bổ, sắp xếp hợp lý nhất có thể

Tiếp theo, hãy lập danh sách những việc cần làm hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Kết quả của phương pháp này sẽ giúp bạn tận dụng quỹ thời gian quý báu của mình để đạt được mục tiêu một cách suôn sẻ.

Ngoài ra, bạn cần đặt ra những luật lệ nghiêm ngặt và khoa học cho mình để tập dần thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy tự làm những điều này cho chính bản thân mình. Cuối cùng bạn sẽ quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất.

3.6. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Đây là kỹ năng mà mỗi người lãnh đạo cần phải có. Kỹ năng này đòi hỏi sự hoạt ngôn, tinh tế cùng khối kiến thức rộng lớn và kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý để truyền tải thông điệp tới các thành viên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng thuyết trình tạo tiền đề tốt cho mỗi cuộc thảo luận

Việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhà lãnh đạo có thể trao đổi thuận tiện với nhân viên. Nếu như bạn có ý tưởng hay luận điểm về một vấn đề mà không thể khiến người khác cảm thấy thuyết phục thì chắc chắn thất bại.

>>> Tìm hiểu thêm:  SWOT bản thân là gì? Cách phân tích SWOT bản thân từ A đến Z

3.7. Kỹ năng ủy quyền và giao việc

Ủy quyền và giao việc chính là kỹ năng tối thượng của một người lãnh đạo giỏi cần nắm vững. Nếu không thực hiện được trọng trách này, người lãnh đạo sẽ không chứng minh được năng lực bản thân trong vai trò quản lý.

Kỹ năng này sẽ giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên. Ủy quyền và giao việc cực kỳ hữu ích khi hoàn thành các dự án lớn. Bên cạnh đó còn giúp người lãnh đạo kiểm soát chất lượng công việc.

IV. Bí quyết giúp người lãnh đạo quản lý hiệu quả 

Nếu như bạn đang muốn cải thiện kỹ năng quản lý của mình thì nội dung sau đây chính là chiếc chìa khóa của bạn. Những gợi ý này sẽ giúp bạn tạo cơ hội mở khóa khúc mắc trong công việc và giúp tổ chức của mình phát triển tốt hơn.

4.1. Hiểu rõ công việc của các thành viên

Tất cả công việc của từng thành viên luôn phải được nắm bắt. Hãy đảm bảo bạn biết được họ làm gì, làm theo cách thức nào, có gặp khó khăn gì không,... Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được tiến độ dự án để báo cáo lên cấp trên và sẵn sàng có giải pháp cho mọi tình huống xấu.

Hiểu rõ công việc của các thành viên

Hiểu rõ công việc của các thành viên giúp bạn quản lý tiến độ công việc tốt hơn

Để có thể thực hiện được, thì bạn cần phân bố thời gian, đề nghị các thành viên họp trong khoảng 15 phút để tìm hiểu. Điều này sẽ giúp bạn quản lý công việc tốt hơn.

4.2. Luôn giúp đỡ mọi người khi cần

Để hoàn thành công việc một cách tốt nhất thì phải trải qua cả một quá trình. Thế nên, đôi khi con đường này sẽ có những chông gai và thử thách khiến cho nhân viên của bạn gặp một vài khó khăn. Vì vậy, trên cương vị một người lãnh đạo, hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần.

4.3. Không để cảm xúc lấn át trong quyết định

Đừng để những việc cá nhân xen vào công việc. Điều này sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Nếu trực giác mách bảo bạn không thể giải quyết vấn đề nào đó trong nội bộ các thành viên, hãy đến gặp cấp trên để trao đổi và chia sẻ. 

4.4. Trở thành tấm gương cho các thành viên

Người lãnh đạo chính là hình mẫu để tất cả thành viên học theo. Thế nên mỗi cử chỉ, hành động và cách xử lý vấn đề của bạn sẽ được mọi người chứng kiến và coi đó là quy chuẩn. Thế nên bạn muốn làm điều gì thì hãy cho mọi người xem cách thực hiện như thế nào để họ có thể làm theo.

Trở thành tấm gương cho các thành viên

Người lãnh đạo chính là hình mẫu để tất cả thành viên học theo

4.5. Nhận trách nhiệm

Khi trở thành lãnh đạo, chắc chắn với mỗi công việc bạn sẽ nhìn nhận được những rủi ro xung quanh. Thế nên nếu có bất kỳ sai sót nào, đừng đổ lỗi cho các thành viên mà hãy nhận những điều đó là do khâu quản lý nếu liên quan đến bạn.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, hãy cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt. Hãy lắng nghe những từng ý kiến của từng thành viên và tận dụng quyền quyết định của mình.  Khi có được sự đồng thuận, thống nhất từ mọi phía, những vấn đề còn tồn đọng sẽ nhanh chóng được giải quyết đơn giản.

>>> Tìm hiểu thêm: Mindset - Công thức tối ưu trong việc nắm trọn niềm tin khách hàng

V. Tổng kết

Leadership cần được đáp ứng với mỗi người lãnh đạo. Có vậy thì họ mới làm tròn được trách nhiệm của mình. Hi vọng những thông trên đã giải đáp thắc mắc Leadership là gì? cho bạn đọc. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!