Câu chuyện kinh doanh

Bán hàng trên Amazon được khá nhiều người Việt quan tâm bởi đây là sàn thương mại điện tử cực kỳ tiềm năng. Đây là Website toàn cầu chuyên cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhanh nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất có thể. Bạn có thể tìm và kinh doanh bất cứ mặt hàng nào trên Amazon.

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon tại Việt Nam chi tiết nhất

Biết được nhu cầu của nhiều người kinh doanh, POS365 sẽ hướng dẫn bạn đăng ký, lựa chọn hình thức bán hàng và nhận tiền từ Amazon. Hãy cùng xem ngay trong nội dung sau đây.

I. Lý do bạn nên kinh doanh trên Amazon

Sàn thương mại Amazon có độ phủ sóng toàn cầu, do đó phục vụ đầy đủ nhu cầu từ người mua cả người bán hàng. Lý do bạn nên kinh doanh trên đây bởi:

  • Đây là website phân phối sản phẩm đáng tin cậy nhất thế giới.

  • Giúp bạn tiết kiệm chi phí tìm các khách hàng tiềm năng bởi Amazon có Data người dùng khổng lồ.

  • Danh mục sản phẩm bán hàng của Amazon khổng lồ, thuận tiện mở rộng ngành hàng.

  • Liên tục cập nhật tính mới để thu hút thêm nhiều khách hàng

  • Mỗi người bán và mua đều được hưởng chính sách bảo vệ

Lý do bạn nên kinh doanh trên Amazon

Lý do bạn nên kinh doanh trên Amazon

II. Điều kiện để kinh doanh trên Amazon

Để có thể bắt đầu kinh doanh trên Amazon thì các nhà bán hàng cần đáp ứng một số yêu cầu như:

  • Bắt buộc đăng ký bán hàng 

  • Người bán hàng phải cung cấp địa chỉ, thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng, hãng vận chuyển một cách chính xác nhất..

  • Phải có hình ảnh bản quyền: Ảnh thực, chi tiết về sản phẩm.

  • Trau dồi vốn tiếng Anh, đây là sàn TMĐT toàn cầu.

  • Trả lời khách hàng nhanh chóng trong vòng 24h.

  • Hiểu rõ các khoản phụ phí vận chuyển, nhập, xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt,... thực hiện đầy đủ yêu cầu xuất VAT.

Điều kiện để kinh doanh trên Amazon

Điều kiện để kinh doanh trên Amazon

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các loại phí bán hàng trên Amazon người bán phải trả

III. Hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon tại Việt Nam

Để bắt đầu kinh doanh trên Amazon, các bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng

Nếu như bạn đã có sản phẩm để bắt đầu kinh doanh thì thuận tiện hơn rất nhiều. Thế nhưng nếu như bạn là người mới thì việc này cần phải tìm hiểu một cách kỹ càng. Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sau:

  • Hàng thủ công mỹ nghệ: Đây là mặt hàng truyền thống và được nhiều người nước ngoài ưa thích sử dụng. Đây là sản phẩm tuyệt vời để kinh doanh. Giá dao động của hàng thủ công mỹ nghệ giao động khoảng 15 - 50 USD tuỳ kiểu dáng và chất lượng. 

  • Chổi đót: Chổi đót là mặt hàng khá hot trên Amazon. Giá bán hiện tải vào khoảng 400.000 - 500.000 đồng/ 1 chổi.

  • Nón lá, nón quai thao: Nón lá là hàng tiêu thụ tiềm năng nhất trên Amazon. Đặc biệt nếu như bạn biết biến tấu với thiết kế đẹp mắt

Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng

Tìm hiểu thị trường, lựa chọn mặt hàng

Ngoài ra còn rất nhiều hàng hóa Việt Nam có thể kinh doanh trên sàn TMĐT này. Hãy đi tìm nguồn hàng chất lượng đảm bảo giá cả cạnh tranh thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chó thu về lợi nhuận cho mình.

Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN

Khi đã quyết định mặt hàng mình sẽ kinh doanh là gì, công việc tiếp theo bạn cần làm là thiết kế thương hiệu cho mình. Điều này giúp bạn ra tăng nhận biết và thu hút sự quan tâm của các người tiêu dùng hơn.

Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN

Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN

Bên cạnh đó, để có thể lưu hành hàng hóa quốc tế thì bạn cần phải có Barcode GTIN. Đây là mã nhận dạng hàng hóa quốc tế, dùng để phân biệt với hàng lưu hành nội địa.

Những mã GTIN thông dụng trên thế giới gồm: 

  • EAN (European Article Number): Bao gồm 13 chữ số, được sử dụng ở các nước châu Âu.

  • JAN (Japanese Article Number): Gồm từ 8 - 13 chữ số, được sử dụng ở thị trường Nhật.

  • UPC (Universal Product Code): Được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ. UPC có thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu) và chuyển thành mã vạch.

  • FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): Mã quản lý dành riêng cho sản phẩm bán trên Amazon FBA

  • ISBN (International Standard Book Number): Dành cho mặt hàng sách, chúng có 10 chữ số hoặc dãy 13 chữ số.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đăng ký bán hàng trên Alibaba đơn giản cho người mới bắt đầu

Bước 3: Lựa chọn tài khoản bán hàng

Nếu như bạn đang thắc mắc bán hàng trên Amazon có mất phí không thì nó phụ thuộc vào tài khoản của bạn. Để bắt đầu kinh doanh, người bán bắt buộc phải lựa chọn 1 trong 2 loại tài khoản bán hàng sau:

Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional)

  • Phí duy trì: $39.99/tháng.

  • Không tính thêm phí $0.99 cho mỗi sản phẩm bán được.

  • Không giới hạn đăng bán sản phẩm.

  • Có cơ hội xuất hiện ở vị trí trên cùng trên trang thông tin chi tiết sản phẩm.

  • Có thể tùy chỉnh chi phí vận chuyển cho đơn hàng.

  • Thoải mái sử dụng các công cụ báo cáo chuyên nghiệp hoặc các công cụ giúp đăng hàng loạt mặt hàng.

  • Được truy cập vào chức năng hỗ trợ quản lý hàng tồn kho.

  • Sử dụng các công cụ đặc biệt: quảng cáo, mã giảm giá sản phẩm, các chương trình khuyến mãi và tùy chọn gói quà cho sản phẩm.

Gói bán hàng cá nhân (Individual)

  • Không bị tính phí duy trì $39.99/tháng.

  • Bị tính phí bán hàng $0.99 cho mỗi đơn hàng bán được và một vài phí khác cho cho từng danh mục như giới thiệu.

  • Chỉ có thể đăng 20 danh mục sản phẩm và 40 sản phẩm/tháng.


Lựa chọn tài khoản bán hàng

Lựa chọn tài khoản bán hàng

Bước 4: Đăng ký bán hàng trên Amazon

Đăng ký tài khoản bán hàng khá đơn giản và không cần phải qua nhiều bước xác mình. Nếu như bạn chưa hiểu về việc này, hãy xem qua hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập vào đường link https://sellercentral.amazon.com. Sau đó chọn Register và điền đầy đủ thông tin

  • Your name: Tên

  • Email.

  • Password: Mật khẩu

  • Sau đó chọn “Next”

Đăng ký bán hàng trên Amazon

Bước 2: Xác nhận Email. Sau đó nhập OTP và hoàn thành thông tin các nhân cần thiết.

Xác nhận Email

Bước 3: Điền địa chỉ, xác nhận số điện thoại

Điền địa chỉ, xác nhận số điện thoại

Bước 4: Lựa chọn thị trường bán hàng. Hiện tại các người bán hàng Việt Nam chỉ được hỗ trợ tại thị trường Mỹ thuộc North America.

Lựa chọn thị trường bán hàng

Bước 5: Điền đầy đủ thông tin bán hàng.

Điền đầy đủ thông tin bán hàng

Bước 6: Điền thông tin thẻ VISA để có thể trả phí bán hàng.

Điền thông tin thẻ VISA để có thể trả phí bán hàng

Bước 7: Nhập thông tin về cửa hàng

Nhập thông tin về cửa hàng

Bước 8: Xác minh danh tính. Chụp ảnh theo yêu cầu và upload.

Xác minh danh tính

Bước 9: Phân loại thuế

Phân loại thuế

Bước 5: Bắt đầu bán hàng

Khi bạn đã hoàn thành việc tạo tài khoản Amazon và lựa chọn được mặt hàng mình sẽ bán. Tiếp theo là bạn sẽ phải tìm hiểu về các hình thức kinh doanh trên Amazon gồm:

  • FBM (Fulfillment by Merchant): Đây là hình thức đơn hàng của bạn được xử lý bởi bên thứ 3 không phải Amazon. Người bán tự lưu kho, đóng gói hàng và gửi bưu kiện.

  • FBA  (Fulfillment by Amazon): Hình thức này hỗ trợ các nhà bán hàng nhỏ lẻ. Bạn chỉ cần gửi hàng đến kho của Amazon.

Tìm hiểu thêm: Cách chạy quảng cáo Amazon đơn giản, hiệu quả

IV. Các hình thức kinh doanh trên Amazon

Amazon là trang thương mại điện tử đăng hàng lên và bán truyền thống. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau để thu về lợi nhuận cho mình. Cụ thể như sau:

4.1. Dropshipping

Hình thức được nhiều người ưa chuộng bởi họ sẽ không phải giữ hàng hay tốn chi phí nhập kho. Khi có đơn hàng phát sinh thì nó được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người dùng qua địa chỉ đã đăng ký.

Dropshipping

Dropshipping

Để có thể kinh doanh Dropshipping thì bạn phải tìm được nguồn hàng. Sau đó đăng tải thông tin sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Khi có khách, bạn chuyển thông tin của họ đến nhà cung cấp. Lúc này họ sẽ thực hiện tất cả công việc từ đóng gói đến vận chuyển cho người mua. Lợi nhuận đạt được là chênh lập giá nhập từ nhà cung cấp và giá bán trên website.

4.2. FBA

FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ bán hàng trọn gói của Amazon. Người bán hàng chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon. Họ sẽ chịu trách nhiệm về mọi vấn đề. Thế nhưng bạn cần phải trả một khoản phí cho họ.

FBA

FBA

4.3. Amazon Affiliate - Tiếp thị liên kết với Amazon

Đây là hình thức kinh doanh không vốn trên Amazon và được nhiều người lựa chọn. Nếu như bạn làm đủ tốt, lợi nhuận thu về không hề kém những hình thức khác. Cách hoạt động là bạn được chia phần trăm hoa hồng nếu như giới thiệu khách hàng thành công cho nhà cung cấp.

Amazon Affiliate - Tiếp thị liên kết với Amazon

Amazon Affiliate - Tiếp thị liên kết với Amazon

4.4. Merch by Amazon

Merch by Amazon là dịch vụ cho phép người bán hàng đăn thiết kế sản phẩm của mình lên bán trên sàn TMĐT này. Amazon sẽ in chúng và vận chuyển tới người mua. Lợi nhuận phải khấu trừ phần trăm phó sản xuất. Thế nhưng để hoạt động theo hình thức này bạn phải vượt qua những bài kiểm tra gắt gao. 

 Merch by Amazon

 Merch by Amazon

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu quy trình bán hàng trên Shopee hiệu quả

V. Hướng dẫn nhận tiền từ Amazon

Amazon là sàn TMĐT nước ngoài và khác biệt hoàn toàn Shopee hay Lazada tại Việt Nam. Thế nên việc người bán hàng gặp phải sự cố và loay hoay tìm giải pháp là đương nhiên. Amazon có những phương thức nhận tiền như sau:

5.1. Quy đổi sang Amazon Gift Card

Hình thức này sẽ quy đổi tiền thành phiếu quà tặng. Bạn có thể sử dụng để nạp tiền vào việc mua sắm trên Amazon. Điều bất tiện ở chỗ bạn không thể rút tiền để tái đầu tư như nhập hàng.

Quy đổi sang Amazon Gift Card

Quy đổi sang Amazon Gift Card

5.2. Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer

Đây là hình thức được nhiều người kinh doanh Việt Nam sử dụng để quy đổi tiền về nước. Payoneer là dịch vụ thanh toán quốc tế, cho phép bạn có thể rút tiền toàn cầu. Amazon sẽ gửi thông báo về tài khoản của bạn khi có thông báo rút tiền.

Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer

Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer

5.3. Nhận tiền thông qua phiếu séc

Với hình thức này, Amazon sẽ Séc cho bạn thông qua đường bưu điện nếu như có yêu cầu rút tiền. Thế nhưng hình thức này có nhược điểm là bạn phải đợi khá lâu và rủi ro bị mất khoản tiền này cao.

Nhận tiền thông qua phiếu séc

Nhận tiền thông qua phiếu séc


VI. Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon

Theo như kinh nghiệm bán hàng trên Amazon của những người đi trước, họ khuyên rằng sử dụng hình thức FBA mang lại hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn cần phải lưu ý một số thứ như sau để có thể nâng cao doanh thu mỗi ngày:

6.1. Xây dựng thương hiệu

Muốn kinh doanh lâu dài thì bạn cần phải có yếu tố để khách hàng nhớ tới bạn. Lúc này, việc xây dựng thương hiệu là cần thiết. Hãy bắt đầu về logo, mặt hàng chủ đạo, các hình thức chăm sóc khách hàng,... Từ đó, người tiêu dùng sẽ có sự so sánh bạn với gian hàng khác.

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu

Xem ngay: Mách bạn cách tìm sản phẩm bán chạy trên Ebay chuẩn, chi tiết nhất

6.2. Hoàn thiện sản phẩm

Để hàng hóa của bạn có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng thì bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh. Lưu ý càng chi tiết thì khách hàng càng quan tâm. Hãy bắt đầu với các thông tin cơ bản về sản phẩm, tính năng nổi bật,... Ngoài ra thêm hình ảnh, video sử dụng sản phẩm càng tăng thêm tính thu hút, xác thực.

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu

6.3. Tuân thủ chính sách bán hàng

Sàn thương mại điện tử Amazon có những quy định và chính sách yêu cầu người mua và bán phải thực hiện. Thế nên bạn bắt buộc phải tuân thủ các chính sách cho nhà bán hàng. Nếu không tài khoản của bạn sẽ gặp những rắc rối, thậm chí sẽ bị khóa.

Tuân thủ chính sách bán hàng

Tuân thủ chính sách bán hàng

6.4. Xin đánh giá

Nếu như sản phẩm của bạn được đánh giá cao, chứng tỏ hàng của bạn chất lượng và tần suất xuất hiện trên bảng tin của người mua nhiều hơn. Chính vì thế khi có đơn hàng, bạn hãy mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng, như thế họ mới sẵn sàng đánh giá 5 sao. 

Xin đánh giá

Xin đánh giá

6.5. Bán chéo sản phẩm

Để bán hàng một cách hiệu quả thì bạn phải biết cách bán chéo. Ví dụ khách muốn mua một chiếc điện thoại, thì bạn phải kèm thêm một vài phụ kiện khác như tai nghe, ốp lưng,... 

Bán chéo sản phẩm

Bán chéo sản phẩm

6.6. Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng

Kinh nghiệm bán hàng không chỉ ở trên Amazon mà ở bất cứ đâu đó chính là phải giữ liên lạc và tạo mối quan hệ với khách hàng. Hãy luôn giải đáp các thắc mắc của họ, giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng

Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng

Bên cạnh đó các chiến dịch khuyến mãi, tặng voucher cũng là yếu tố nhằm kích thích khách hàng mua hàng của bạn. Với những gian hàng mới hãy tặng kèm voucher sau khi giao dịch thành công. Việc này sẽ giúp người tiêu dùng khi có nhu cầu về sản phẩm nào đó sẽ lựa chọn shop của bạn đầu tiên.

Xem thêm: 5 điều "cần học" từ chiến lược Thương mại điện tử của Amazon

Tổng kết

Trên đây là bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu mà chúng tôi gửi đến các bạn. Thế nhưng để bắt đầu kinh doanh trên sàn TMĐT này bạn phải có vốn tiếng Anh tốt, bởi đa phần khách hàng của bạn là người nước ngoài. Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Chúc các bạn thành công!