Câu chuyện kinh doanh

Thị trường mục tiêu là cái đích mà doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho họ. Mọi hoạt động xúc tiến bán, chiến lược quảng bá hay cải tiến sản phẩm đều dựa trên nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu này. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tập khách hàng mục tiêu riêng và có những chiến lực xác định thị trường mục riêng biệt.

Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả

Hôm nay, hãy cùng POS365 tìm hiểu thêm về thị trường mục tiêu là gì cũng như cách mà các doanh nghiệp thành công xác định thị trường mục tiêu ra sao nhé!

I. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu được hiểu là một nhóm đối tượng khách hàng mà chủ kinh doanh hay doanh nghiệp muốn nhắm tới. Nói chung, thị trường mục tiêu sẽ là những đối tượng khách hàng tiềm năng ở hiện tại và tương lai đối với sản phẩm dịch vụ mà chủ kinh doanh cung cấp. 

Thị trường mục tiêu ảnh hướng rất nhiều tới kết quả của các hoạt động marketing bán hàng. Khi xác định đúng thị trường mục tiêu thì việc đưa ra những chiến lược, quyết định, mức giá, chất lượng… sẽ thu được hiệu quả cao hơn.

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu là gì?

Khi bắt tay vào kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì chủ kinh doanh cần phải xác định được phân khúc thị trường mục tiêu của minh là gì? đối tượng khách hàng của mình là ai? đặc điểm khách hàng hay chân dung khách hàng mình muốn hướng tới như thế nào?...

Không có một sản phẩm, dịch vụ nào có thể bao quát toàn thị trường. Vì vậy, hãy xác định đúng thị trường mục tiêu của mình cho phù hợp và sát nhất với đặc điểm sản phẩm của mình.

II. Sự khác nhau của thị trường và thị trường mục tiêu

Nhiều người khi bước vào kinh doanh vẫn chưa xác định được cho mình đâu là thị trường, đâu là thị trường mục tiêu. Vậy sau đây cũng cùng POS365 tìm hiểu rõ về sự khác nhau của thị trường và thị trường mục tiêu nhé!

1. Thị trường

Có thể nói thị trường rộng hơn thị trường mục tiêu. Thị trường ám chỉ tất cả những khách hàng ở hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai đối với sản phẩm dịch vụ mà chủ kinh doanh cung cấp. Nó sẽ liên quan đến tất cả những khách hàng tiếp cận, khách hàng có nhu cầu, khách hàng có đủ ngân sách tài chính… Thị trường cung được xem là nơi mà người mua và người bán có thể trao đổi, mua bán với nhau.

Sự khác nhau của thị trường và thị trường mục tiêu

Sự khác nhau lớn nhất của thị trường và thị trường mục tiêu

2. Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu sẽ là tập con của thị trường, nó là phân khúc nhỏ của thị trường nhằm vào một hoặc một vài đối tượng khách hàng nhất định có nhu cầu lớn về sản phẩm. 

Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đều thực hiện các biện pháp nghiên cứu nhằm phân loại khách hàng, lựa chọn được tập khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của doanh nghiệp đều hướng vào phân khúc thị trường mục tiêu. Phải lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp thì hiệu quả kinh doanh mới đảm bảo.

III. Các lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp

Để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm và định hướng kinh doanh, thì doanh nghiệp cần làm theo các bước như sau:

1. Nghiên cứu thị trường

Một sản phẩm có thể tồn tại trên thị trường khi khách hàng có nhu cầu. Để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp thì bạn cần phải nắm rõ về thị trường mà bạn kinh doanh. Sản phẩm đó phải có những giá trị nhất định và phục vụ được cho một vài nhóm đối tượng nhất định.

Lựa chọn thị trường mục tiêu cũng được xem là bạn đang lựa chọn một thị trường ngách để kinh doanh. Thị trường ngách hay Niche market là một đoạn nhỏ của thị trường với một nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt. 

Khi doanh nghiệp lựa chọn một thị trường ngách để tập trung kinh doanh thì có nghĩa chủ kinh doanh đang đi theo hướng nỗ lực có được những phần thị trường nhỏ chứ không cạnh tranh gay gắt ở trên thị trường lớn. Khi đó, doanh nghiệp xe đi theo nhu cầu của người tiêu dùng chứ không đi theo xu hướng của thị trường.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Đối với những người mới kinh doanh, chưa có nhiều tiềm lực về vốn cũng như kinh doanh nghiệm thì việc lựa chọn một thị trường ngách để kinh doanh là cách tốt nhất. Tuy nhiên để tìm ra thị trường ngách để kinh doanh thì không phải chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi chủ kinh doanh phải hiểu rõ về thị trường, về nhu cầu của khách hàng, hiểu rõ về sản phẩm.

Để xác định thị trường mục tiêu, bạn có thể trả lời các câu hỏi như sau:

  • Sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp đáp ứng những nhu cầu gì của thị trường?

  • Lợi ích khi mua sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì?

  • Những sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh có cải thiện được cuộc sống của đối tượng khách hàng mục tiêu hay không?

  • Trên thị trường hiện nay có ai tham gia thị trường ngách này?

  • Tiềm năng của thị trường này là gì?

Đây là những thông tin hữu ích giúp bạn xác định được thị trường mục tiêu một cách rõ nét và chính xác.

Tìm hiểu chi tiết hơn về: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường trong kinh doanh

2. Phân tích tập khách hàng hiện tại

Nếu doanh thu của bạn đều và đang tiến triển rất tốt thì bạn đã xác định đúng thị trường và tập khách hàng mục tiêu của mình. Khi chủ kinh doanh nắm bắt được tâm lý tập khách hàng hiện tại của mình thì có thể nhóm các đối tượng khách hàng có nhu cầu tương đương nhau để đưa ra các chiến lược tiếp thị, bán hàng cho phù hợp.

Bạn có thể phân tích tập khách hàng của mình thông qua các tiêu chí như:

Độ tuổi: Độ tuổi khách hàng của bạn là bao nhiêu? Đặc điểm của độ tuổi khách hàng này như thế nào?

Ví dụ về lựa chọn thị trường mục tiêu thông qua độ tuổi như sau: Nếu khách hàng của bạn trong độ tuổi <15 tuổi, khi đó tập khách hàng này sẽ phục thuộc vào cha mẹ và khi đó các chiến lược kinh doanh của bạn sẽ nhắm đến đối tượng là các bậc phụ huynh nhiều hơn.

Phân tích tập khách hàng hiện tại

Phân tích tập khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

Nếu là khách hàng là học sinh, sinh viên (trong độ tuổi từ 16 - 25) khi đó bạn có thể tập trung đánh và giá, các chương trình hay các sản phẩm độc đáo, bắt mắt…

Nếu tập khách hàng >26 tuổi thì bạn nhấn mạnh về chất lượng, các chương trình thuyết phục khách hàng…

Giới tính: Cách phân tích khách hàng thông qua giới tính cũng là phương pháp khá phổ biến. Tùy vào giới tính khác nhau mà sẽ có những phản ứng khác nhau về cũng một sản phẩm, dịch vụ. Hãy xác định tập khách hàng hiện tại của mình chủ yếu là nam hay nữ hay cả nam và nữ? Tìm hiểu những tác nhân ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng ở các giới tính khác nhau.

Thu nhập: Khách hàng của bạn có thể chia bao nhiêu tiền để mua sản phẩm, dịch vụ của bạn? Thái độ của khách hàng như thế nào khi bỏ tiền mua sản phẩm, dịch vụ? Mong muốn của khách hàng khi nhận lại sản phẩm, dịch vụ mà mình bỏ tiền ra mua?...

Hành vi khách hàng: Khách hàng hiện tại của bạn hoạt động như thế nào trên mạng xã hội? Họ thường xuyên theo dõi những tin tức như thế nào? Họ thích những nội dung như thế nào? Tâm lý của khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

Giá trị: Niềm tin của khách hàng về sản phẩm của bạn như thế nào? Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu? Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay không?

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể phân tích được khách hàng hiện tại của mình thông qua phần mềm CRM. Thông qua đó, bạn có thể biết được hành vi, lịch trình, tâm lý của khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ.

Tìm hiểu thêm: CRM là gì? Quy trình quản lý CRM hiệu quả trong 5 bước

3. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là yếu tố mà ai kinh doanh cũng cần phải biết. Việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng kinh doanh của mình, xác định được thị trường mục tiêu của mình một cách hiệu quả.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh hiện nay cũng rất đơn giản. Bạn có thể thông qua việc phân tích website, blog, trang facebook, các trang mạng xã hội… sẽ biết được các chiến lược marketing bán hàng của đối thủ. Qua đó cũng có thể đánh giá tình hình kinh doanh của đối thủ.

Để tìm hiểu các thông tin về đối thủ một cách chuẩn xác, bạn có thể đặt ra các câu hỏi như:

  • Đối thủ hiện nay của mình là ai?

  • Hoạt động kinh doanh hiện tại của họ như thế nào?

  • Điểm mạnh, điểm yếu trong mô hình kinh doanh của họ là gì?

  • Họ đang tập trung vào thị trường mục tiêu nào?

  • Tại sao họ lại lựa chọn thị trường mục tiêu đó?

Để đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách khách quan nhất thì bạn nên đánh giá dưới góc độ là khách hàng. Việc đứng ở vị trí khách hàng để tìm hiểu đối thủ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn xác hơn, đánh giá đúng.

4. Đánh giá đúng sản phẩm mình cung cấp

Bạn là người cung cấp sản phẩm, dịch vụ thì chắc chắn bạn là người hiểu rõ nhất về sản phẩm và dịch vụ đó. Tuy nhiên, không đơn thuần là hiểu sản phẩm, mà còn là đánh giá đúng sản phẩm so với nhu cầu của thị trường, với khách hàng mục tiêu. Hãy đẩy mạnh những tính năng của sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể kết hợp việc sáng tạo tính năng của sản phẩm nhưng phải gắn với nhu cầu của khách hàng. Những lợi ích mà sản phẩm mang tới phải đáp ứng được một hoặc một vài lợi ích mà khách hàng đang muốn.

Đánh giá đúng sản phẩm mình cung cấp

Đánh giá khách quan sản phẩm mình cung cấp

Việc đánh giá đúng sản phẩm, giúp bạn tập trung đúng thị trường mục tiêu, điều chỉnh và phát triển dựa theo nhu cầu của khách hàng và thị trường. Đây cũng là bước quan trọng trong việc chuyển đổi khách hàng hàng.

5. Đánh giá hiệu quả thị trường mục tiêu

Sau khi đã tìm hiểu các yếu tố liên quan tới thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm thì bạn cần phải đánh giá lại xem là mình đã lựa chọn đúng thị trường mục tiêu hay chưa. Việc đánh giá này giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra những hạn chế cũng như những điểm mạnh để phát huy hay loại bỏ.

Đánh giá hiệu quả thị trường mục tiêu

Đánh giá hiệu quả thị trường mục tiêu

Việc đánh giá thị trường mục tiêu thường xuyên cũng là cách giúp bạn thanh lọc và có những điều chỉnh mới sao cho phù hợp. Thị trường không đứng yên mà luôn luôn thay đổi, bạn cần phải thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy, hãy đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như đánh giá thị trường mục tiêu của mình thường xuyên bạn nhé!

IV. Tổng kết

Việc xác định thị trường mục tiêu là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Việc xác định đúng thị trường mục tiêu sẽ giúp marketing mục tiêu đúng chỗ, đưa ra chiến lược kinh doanh đúng lúc. Để xác định thị trường mục tiêu đúng và chuẩn nhất, hãy lắng nghe khách hàng, bởi khách hàng là mục tiêu mà bạn hướng tới, mọi hoạt động kinh doanh đều dựa trên nhu cầu của khách hàng. 

Mong rằng, những thông tin mà POS365 mang đến hôm nay giúp ích được cho bạn trong việc xác định thị trường mục tiêu của mình. Chúc bạn thành công!