Câu chuyện kinh doanh

Tương tự như kinh doanh quần áo hay các mặt hàng thời trang khác, kinh doanh giày dép đã và đang cho thấy sức hút cực kỳ to lớn đối với rất nhiều bạn trẻ. Nhưng không phải ai cũng thành công nếu bạn không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Trong bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu về các rủi ro kinh doanh giày dép mà bạn có thể gặp phải trong hình thức kinh doanh này.

Cảnh báo 4 rủi ro kinh doanh giày dép mà bạn dễ gặp phải

I. Có nên kinh doanh giày dép hay không?

Kinh doanh mặt hàng giày dép có thể là một lựa chọn kinh doanh hấp dẫn nếu bạn có kiến thức và đam mê trong lĩnh vực này. Trước khi tìm hiểu về những rủi ro kinh doanh giày dép thì hãy cùng chúng tôi tham khảo những tiềm năng và khó khăn mà bạn sẽ gặp phải nếu muốn lựa chọn hình thức này để kiếm thêm thu nhập.

1.1 Tiềm năng:

  • Phân khúc thị trường rộng: Giày dép là một loại sản phẩm thiết yếu và đa dạng, phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Bạn có thể chọn nhắm vào một phân khúc cụ thể như giày thể thao, giày công sở, giày cho trẻ em, vv. để tăng cơ hội thành công.

  • Tiềm năng tăng trưởng: Dữ liệu thị trường cho thấy ngành công nghiệp giày dép có tiềm năng phát triển và tăng trưởng cao. Với sự phát triển của thể thao và thời trang, nhu cầu về giày dép không ngừng tăng.

  • Phong cách sáng tạo: Lĩnh vực giày dép cho phép bạn thể hiện sự sáng tạo và phát triển các sản phẩm độc đáo. Bạn có thể thiết kế riêng hoặc tìm kiếm những thương hiệu có uy tín để phân phối.

Có nên kinh doanh giày dép hay không?

Có nên kinh doanh giày dép hay không?

1.2 Khó khăn

  • Cạnh tranh khốc liệt: Ngành công nghiệp giày dép có nhiều đối thủ cạnh tranh, từ các thương hiệu lớn đến các doanh nghiệp nhỏ. Bạn cần có một chiến lược phân biệt và cung cấp giá trị độc đáo để đối phó với sự cạnh tranh.

  • Phân tích thị trường: Nắm bắt xu hướng thị trường, đánh giá nhu cầu và ưu tiên của khách hàng là rất quan trọng. Bạn cần tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, xu hướng mua sắm và các yếu tố tác động đến lựa chọn mua giày.

  • Quản lý chi phí và lợi nhuận: Kinh doanh giày dép đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu lớn vào hàng tồn kho. Bạn cần quản lý cẩn thận các chi phí về mua hàng, bảo hành, vận chuyển và tiếp thị để đạt được lợi nhuận bền vững.

  • Chất lượng và dịch vụ khách hàng: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố quyết định thành công. Bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm được chọn lọc kỹ càng, chất lượng, và cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt.

Nói tóm lại kinh doanh mặt hàng giày dép có tiềm năng lớn, nhưng cần có sự nỗ lực, chiến lược và kiến thức về lĩnh vực này để đạt được thành công. Nếu bạn đam mê và có kế hoạch chi tiết thì việc kinh doanh mặt hàng giày dép có thể đem lại lợi nhuận và thành công. 

>> Xem thêm: Kinh doanh giày dép lấy hàng ở đâu giá rẻ, chất lượng tốt?

II. Rủi ro kinh doanh giày dép về thị trường tiêu thụ

Khi nói về rủi ro trong việc kinh doanh buôn bán thì không thể không nhắc đến một trong những vấn đề cốt lõi nhất đó chính là thị trường tiêu thụ. Một môi trường kinh doanh có quá nhiều đối thủ chắc chắn sẽ gây nên sức ép lớn, do đó nếu bạn không có một chiến lược phù hợp và chi tiết thì việc thất bại sẽ đến trong thời gian sớm nhất.

Rủi ro kinh doanh giày dép về thị trường tiêu thụ

Rủi ro kinh doanh giày dép về thị trường tiêu thụ

Xét về mặt bằng chung, thị trường tiêu thụ giày dép tại Việt Nam khá lớn, trung bình mỗi người tiêu dùng sẽ có ít nhất khoảng 2 đôi dép. Như vậy, nếu nhân lên với tổng dân số Việt Nam thì sẽ tạo ra một con số vô cùng khổng lồ về số lượng giày dép của người tiêu dùng. Đây được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển khá tốt.

Nhưng dù thế nào nếu như bạn không bắt kịp được nhu cầu của khách hàng và nắm bắt được những chiến lược kinh doanh phù hợp thì đây vẫn là một rủi ro kinh doanh giày dép rất dễ xảy ra. Vậy nên trước khi kinh doanh các bạn nên khảo sát thị trường và nghiên cứu nhóm đối tượng mua hàng mà mình hướng tới là ai để có thể đưa ra quyết định kinh doanh một cách đúng đắn nhất.

>> Xem thêm: Cẩm nang kinh doanh giày dép online "vốn ít lãi khủng"

III. Rủi ro về chính sách kinh doanh 

Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều phương thức quản lý nền kinh tế với các chính sách vô cùng minh bạch và rõ ràng giúp thị trường kinh doanh phát triển tốt nhất. Trong giai đoạn đầu kinh doanh nói chung cũng như giày dép nói riêng, các bạn nên tìm hiểu kỹ về chính sách của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu bạn có điều kiện tốt hơn thì bạn nên tìm người có kinh nghiệm giày dép để tư vấn để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với hoàn cảnh của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ người có hiểu biết về luật và chính sách kinh doanh để hẹn chế được rủi ro kinh doanh giày dép.

IV. Rủi ro khi tìm nguồn cung hàng

Việc không tìm một nguồn cung chất lượng và uy tín là một rủi ro rất lớn trong quá trình kinh doanh nói chung và kinh doanh giày dép nói riêng. Nếu tìm được một nguồn hàng chất lượng thì có thể bạn đã thành công một nửa. 

Rủi ro khi tìm nguồn cung hàng

Rủi ro khi tìm nguồn cung hàng

Đối với việc kinh doanh giày dép, bạn có thể tìm đến các nguồn cung ngay tại xưởng sản xuất để có thể chủ động lựa chọn các mẫu mã theo chính sách kinh doanh. Nhưng nếu bạn cảm thấy nguồn cung ở các xưởng sản xuất vừa có chi phí vận chuyển cao vừa phải đảm bảo yêu cầu về số lượng đặt hàng lớn thì bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ các chợ đầu mối. Điều này giúp bạn có thể tự do lựa chọn mẫu mã với số lượng tùy ý cũng như chi phí vận chuyển thấp hơn.

Một trong những nguồn cung hàng si lớn và được lựa chọn nhiều nhất trên thị trường hiện nay phải kể đến kho giày si Bà Béo chuyên cung cấp các mặt hàng giày dép cực kỳ chất lượng, với đa dạng mẫu mã sản phẩm mà giá cả phải chăng, rất phù hợp cho những bạn bắt đầu kinh doanh giày dép nhưng không có quá nhiều vốn.

>> Xem thêm: Bí quyết mở cửa hàng giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu

V. Rủi ro khi mở rộng kinh doanh

Rủi ro kinh doanh giày dép cuối cùng mà POS365 muốn liệt kê với bạn trong danh sách này chính là rủi ro khi mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh bạn có thể hoàn vốn và thu được lợi nhuận nhất định thì các bạn mới tính đến việc mở rộng kinh doanh. Bạn đừng nên mở rộng kinh doanh khi chưa ổn định bởi nếu bạn ôm đồm quá nhiều hàng trong khi số vốn của bạn không đủ sẽ khiến quá trình quay vòng vốn của bạn rất khó khiến việc kinh doanh giày dép của bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Rủi ro khi mở rộng kinh doanh

Rủi ro khi mở rộng kinh doanh

Để giảm thiểu cũng như hạn chế được rủi ro, bạn nên xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể với những tính toán chi tiết về thị trường tiêu thụ, nguồn vốn, lợi nhuận thu được để đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc kinh doanh.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép siêu lợi nhuận cực hay

VI. Những lưu ý khi kinh doanh giày dép

Quá trình kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận và thành công và hạn chế tối đa rủi ro kinh doanh giày dép nếu bạn áp dụng những lưu ý sau:

  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường giày dép, xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng và cạnh tranh. Điều này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp.

  • Lựa chọn phân khúc và mục tiêu: Xác định rõ phân khúc giày dép mà bạn muốn kinh doanh như giày thể thao, giày công sở, giày cao gót, giày cho trẻ em, vv. Hướng đến mục tiêu khách hàng cụ thể để tạo sự phân biệt và nhận diện trong thị trường.

  • Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Lựa chọn những nhà cung cấp uy tín và có chứng chỉ chất lượng để đảm bảo giày dép bạn bán là hàng chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

  • Đa dạng sản phẩm: Cung cấp một sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ và giá cả để khách hàng có nhiều lựa chọn. Điều này giúp bạn thu hút và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

  • Dịch vụ khách hàng: Tạo trải nghiệm mua hàng tích cực cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, đáp ứng nhanh chóng và chuyên nghiệp, và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

  • Quảng cáo và tiếp thị: Xây dựng chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sáng tạo để nổi bật và thu hút khách hàng tiềm năng. Sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả như mạng xã hội, trang web, quảng cáo trực tuyến, và quảng cáo ngoài trời.

  • Quản lý tồn kho: Theo dõi và quản lý tồn kho một cách cẩn thận, đảm bảo rằng hàng hóa luôn có sẵn khi khách hàng cần và tránh lãng phí hàng tồn kho.

  • Phân tích tài chính: Quản lý tài chính một cách cẩn thận, bao gồm chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị và chi phí hoạt động. Theo dõi doanh thu và lợi nhuận để đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp.

  • Tập trung vào trải nghiệm mua hàng: Đặt khách hàng là trung tâm và tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất có thể bằng cách cung cấp sự tư vấn chuyên nghiệp, kênh giao tiếp tiện lợi và dễ dàng, và chính sách đổi/trả hàng linh hoạt.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những kiến thức về rủi ro kinh doanh giày dép và những lưu ý trong quá trình kinh doanh, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư và phát triển của bạn.