Câu chuyện kinh doanh

Hầu như các lĩnh vực kinh doanh đều có những rủi ro nhất định, kinh doanh quần áo cũng không phải ngoại lệ. Vậy nên nếu muốn kinh doanh thành công bạn cần tìm hiểu cũng như nắm rõ các rủi ro và có những giải pháp khắc phục kịp thời. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các rủi ro khi mở shop quần áo mà bạn có thể dễ dàng gặp phải.

Tổng hợp 7 rủi ro khi mở shop quần áo mà bạn nên biết

I. Tại sao bạn nên lựa chọn kinh doanh quần áo?

Kinh doanh quần áo có nhiều lợi ích và tiềm năng mà bạn có thể đưa ra lý do để lựa chọn nó. Quần áo là nhu cầu thiết yếu của con người. Khách hàng luôn cần mua quần áo để mặc và thay đổi theo mùa, xu hướng và sự thay đổi trong cuộc sống. Điều này tạo ra một thị trường tiềm năng lớn cho kinh doanh quần áo.

Bên cạnh đó ngành công nghiệp quần áo cũng cung cấp sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và phong cách. Bằng cách tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn có thể xây dựng một danh mục sản phẩm đa dạng để phục vụ mọi đối tượng khách hàng.

Tại sao bạn nên lựa chọn kinh doanh quần áo?

Tại sao bạn nên lựa chọn kinh doanh quần áo?

Kinh doanh quần áo cung cấp cho bạn cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và phát triển ý tưởng thiết kế mới. Bạn có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, thu hút khách hàng bằng cách kết hợp các xu hướng thời trang hiện đại và cá nhân hóa. Nếu bạn có một chiến lược bán hàng tốt và quản lý công việc hiệu quả, bạn có thể tận dụng được lợi nhuận từ doanh số bán hàng cao và lợi nhuận ổn định.

Việc kinh doanh này cũng mang lại sự tự do sáng tạo và khả năng kiểm soát công việc của riêng bạn. Bạn có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình và áp dụng những ý tưởng độc đáo của bạn vào việc kinh doanh. Điều quan trọng để hạn chế rủi ro khi mở shop quần áo là bạn cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nghiên cứu khách hàng và phát triển chiến lược kinh doanh rõ ràng để thành công trong ngành công nghiệp quần áo.  

>> Xem thêm: Tổng hợp nguồn hàng quần áo sỉ giá rẻ dành cho người mới bắt đầu

II. 7 rủi ro khi mở shop quần áo mà bạn dễ dàng gặp phải

Cùng POS365 điểm qua một số rủi ro mà bạn nên lưu ý trong quá trình kinh doanh quần áo để tìm ra những giải pháp phù hợp.

2.1 Giá cả cạnh tranh cao

Độ nhạy cảm về giá của khách hàng thường có ảnh hưởng vô cùng lớn với hiệu suất kinh doanh. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn hướng tới là phần khúc khách hàng bình dân thì bạn cần xác định rằng sự thay đổi của giá cả từ những cửa hàng xung quanh có thể dẫn đến rủi ro khi mở shop quần áo.

Chẳng hạn nhóm khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm đến giá cả hơn là chất lượng. vậy nên dù mẫu mã sản phẩm của bạn có đẹp hay bắt trend như thế nào thì bạn cũng chỉ có thể kích thích sự ghé thăm của khách hàng mà không tạo nên doanh số. Vậy nên để hạn chế rủi ro này thì bạn nên xác định phân khúc khách hàng tiềm năng và tham khảo kỹ lưỡng thị trường và tiềm lực kinh doanh hiện tại để đưa ra sản phẩm hợp lý.

>> Xem thêm: Bí quyết nhập quần áo giá rẻ, an toàn cho các chủ shop

2.2 Hàng tồn kho

Xác định và quản lý hàng tồn kho có sự ảnh hưởng vô cùng lớn khi kinh doanh quần áo. Do không ngành hàng có sức ép càng lớn thì chu trình xử lý tồn kho càng khó. Hơn thế nữa quần áo là ngành có đặc thù thay đổi liên tục trong suốt 1 năm. Vậy nên rất dễ dẫn đến việc tồn đọng quá nhiều mẫu mã khiến sản phẩm lỗi mốt khiến quá trình thu hồi vốn trở nên khó khăn.

Tồn kho khi mở shop quần áo

Tồn kho khi mở shop quần áo

2.3 Chưa có kinh nghiệm quản lý

Một rủi ro khi mở shop quần áo mà nhiều người cũng gặp phải là chưa có kinh nghiệm. Điều này khiến mọi quy trình gặp khó khăn và tốn quá nhiều thời gian. Chẳng hạn như không có cách quản lý hàng hoá mất hoặc thiếu hàng chắc chắn xảy ra.

Vậy nên trước khi kinh doanh quần áo bạn nên trang bị thêm nhiều kiến thức quản lý sẽ giúp bạn triển khai tốt các kế hoạch kinh doanh được suôn sẻ và thành công hơn nếu mọi việc được sắp xếp một cách rõ ràng.

>> Xem thêm: Cách kinh doanh quần áo hiệu quả cho người mới bắt đầu

2.4 Nguồn hàng không ổn định

Nguồn hàng không liên tục sẽ làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh của shop quần áo, Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn làm mất cả uy tín của shop. vậy nên trước khi kinh doanh bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn hàng và đảm bảo sẽ mang lại các sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng.

Nguồn hàng không ổn định

Nguồn hàng không ổn định

2.5 Thất thoát hàng hoá

Thất thoát hàng hóa cũng là một trong những rủi ro khi mở shop quần áo mà bạn cần lưu ý. Hàng hoá có thể bị thất lạc, mất cắp hoặc hư hỏng. Để có thể hạn chế tình trạng này thì shop nên chuẩn bị công cụ hỗ trợ quản lý hàng hoá. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, camera để có thể hạn chế tối đa tình trạng này.

>> Xem thêm: Tổng hợp 5 mô hình kinh doanh quần áo siêu lợi nhuận 2023

2.6 Bị đối thủ chơi xấu

Trong bất cứ ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh, việc bị đối thủ chơi xấu cũng không quá hiếm gặp trên thị trường hiện nay. Họ có thể chơi xấu bằng cách quảng bá các thông tin không chính xác về cửa hàng của bạn hoặc hạ giá thấp hơn so với thị trường. 

Bạn không nên trả đũa lại mà việc của bạn cần làm là xây dựng thương hiệu của mình ngày càng tốt hơn trong mắt khách hàng. Chất lượng và uy tín sẽ là cách giữ chân khách hàng tốt nhất.

2.7 Ưu đãi giả

Mục đích của các chương trình ưu đãi là thu hút khách hàng mang lại cho khách hàng trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Nhưng ưu đãi giả lại là một trong những rủi ro khi mở shop quần áo hàng đầu. Khi nhiều cửa hàng có khuyến mãi đến 50%. Nhưng thực chất chỉ là nâng giá sản phẩm lên gấp đôi so với giá bán bình thường rồi dán biển giảm giá. Việc này sẽ làm khách hàng mất lòng tin vào cửa hàng của bạn. Họ sẵn sàng bỏ đi mặc dù đã chọn được nhiều sản phẩm vừa ý.

Sử dụng ưu đãi giả

Sử dụng ưu đãi giả

III. Những giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra

Để hạn chế tối đa rủi ro khi mở shop quần áo, có một số giải pháp bạn có thể áp dụng:

  • Lập kế hoạch kinh doanh: Xác định mục tiêu, tạo ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết và thiết lập ngân sách tài chính để đảm bảo sự ổn định và bền vững cho doanh nghiệp của bạn.

  • Nghiên cứu thị trường: Rủi ro có thể được giảm bằng cách nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Hãy tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, sự cạnh tranh, xu hướng thời trang, giá cả và thị trường địa phương trước khi mở cửa shop.

  • Lựa chọn vị trí phù hợp: Chọn một vị trí chiến lược và thu hút khách hàng tiềm năng. Xem xét vị trí gần các khu dân cư, trung tâm mua sắm, trường học hay các khu vực tấp nập khác. Đảm bảo rằng không có nhiều cửa hàng cạnh tranh ở gần để tránh sự cạnh tranh quá cao.

  • Quản lý kỹ thuật số: Xây dựng một trang web và sử dụng các kênh truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm của bạn. Điều này giúp bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng và tạo sự nhận diện thương hiệu.

  • Đa dạng hóa sản phẩm: Cung cấp sự đa dạng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc và phong cách để phù hợp với nhu cầu của đa dạng khách hàng. Điều này giúp giảm rủi ro về việc không bán được sản phẩm do thiếu sự lựa chọn.

  • Kiểm soát tồn kho: Theo dõi và kiểm soát tồn kho một cách chặt chẽ để tránh tình trạng hàng tồn đọng quá lâu hoặc thiếu hàng. Sử dụng phần mềm quản lý tồn kho để quản lý hiệu quả và dự đoán kỳ vọng của khách hàng.

  • Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp: Đảm bảo mối quan hệ tốt và ổn định với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm tốt.

  • Chăm sóc khách hàng: Tạo một môi trường mua sắm thoải mái và tạo niềm tin cho khách hàng. Đảm bảo rằng nhân viên của bạn có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ và luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Bài này đã chia sẻ với bạn những rủi ro khi mở shop quần áo, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nếu đang gặp khúc mắc trong quá trình kinh doanh.