Câu chuyện kinh doanh

Hiện nay các quán bar xuất hiện ngày càng nhiều, vậy làm sao để quản lý quán bar đạt được hiệu quả cao và thu về nhiều lợi nhuận? Cùng tham khảo kinh nghiệm quản lý quán bar mà các chủ kinh doanh nên áp dụng thông qua nội dung bên dưới của POS365 nhé!

Kinh nghiệm quản lý quán bar mà các chủ kinh doanh nên áp dụng

I. Quản lý quán bar là gì?

Quản lý quán bar có vai trò quan trọng bao gồm nhiều công việc khác nhau bao gồm quản lý về nhân sự, dịch vụ, hoạt động kinh doanh, doanh thu; các hoạt động liên quan đến đồ uống cho đến những công việc như trang trí - setup không gian phòng hay đào tạo,... Mức độ hiệu quả của mô hình kinh doanh cũng như những mục tiêu đặt ra có đạt được hay không thì phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc quản lý quán bar.

quản lý quán bar

Công việc quản lý quán bar là gì?

II. Mô tả công việc của quản lý quán bar

Công việc quản lý quán bar chưa bao giờ là dễ dàng vì có khá nhiều đầu việc khác nhau. Cùng tìm hiểu những công việc chính mà quản lý quán bar sẽ phụ trách dưới đây nhé:

2.1. Theo dõi tài chính

Theo dõi tài chính ở đây sẽ bao gồm các khoản thu - chi tại quầy bar bao gồm tiền lương, xuất nhập hàng hóa và các khoản phí phát sinh khác. Các vấn đề về tài chính, doanh thu sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của quán bar. Do đó, quản lý quán bar cần có trách nhiệm giám sát và kiểm soát thật tỉ mỉ, chi tiết.

Theo dõi tài chính

Theo dõi tài chính

2.2. Vận hành toàn bộ công việc

Người quản lý quán bar chính hay còn được gọi là Bar trưởng sẽ phải nắm rõ quy trình làm việc để điều hành các bộ phận sao cho phối hợp nhịp nhàng với nhau thì hoạt động kinh doanh với trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. 

Vận hành toàn bộ công việc quán bar

Vận hành toàn bộ công việc quán bar

>> Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng âm nhạc cho quán bar giúp tăng doanh thu

2.3. Lập và theo dõi kế hoạch kinh doanh

Dựa trên tình hình kinh doanh thực tế của quán thì quản lý quán bar sẽ đề xuất các kế hoạch kinh doanh, các hoạt động marketing, xây dựng chương trình khuyến mãi phù hợp đề xuất lên cấp trên xét duyệt. Khi đã thảo luận đưa ra được kế hoạch thống nhất cuối cùng thì người quản lý sẽ theo dõi quá trình thực hiện và đánh giá kết quả. 

Lập và theo dõi kế hoạch kinh doanh

Lập và theo dõi kế hoạch kinh doanh

2.4. Quản lý hệ thống menu của quán bar

Muốn kiểm soát tốt hệ thống menu của quán bar cần phải hiểu rõ được hệ thống menu bao gồm có những loại đồ ăn và nước uống nào vì đây chính là cơ sở để vận hành quán. Hệ thống đó sẽ giúp người quản lý nắm rõ được tình hình ẩm thực, nhu cầu của khách hàng và đưa ra được thông tin liên quan đến loại đồ ăn/thức uống bán chạy nhất. Từ đó giúp kịp thời đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp cho quán.

2.5. Setup, thiết kế quán chuyên nghiệp

Việc thiết kế, setup quán bar sao cho ấn tượng, độc đáo và chuyên nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút được nhiều khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ. Bên cạnh đồ ăn, thức uống ngon thì không gian trang trí đẹp mắt sẽ để lại cho khách hàng ấn tượng lâu nhất.

thiết kế quán bar chuyên nghiệp

Trang trí, thiết kế quán bar chuyên nghiệp

>> Tham khảo thêm: Ý tưởng thiết kế và trang trí quán bar đẹp, độc đáo hiện nay

2.6.  Báo cáo công việc

Ở phần báo cáo công việc, quản lý quán bar sẽ tổng kết tất cả các số liệu về hàng hóa và doanh thu hàng ngày; những tình huống đặc biệt xảy ra trong ca làm để báo cáo lên cấp trên. Việc tổng kết báo cáo sẽ theo ngày để không bỏ sót chi tiết quan trọng nào.

Báo cáo công việc

Báo cáo công việc

2.7.  Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Quản lý quán bar sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhân viên cho quán. Việc đầu tiên là họ sẽ phải trực tiếp phỏng vấn ứng cử viên, tìm ra người phù hợp với vị trí mà quán đang tìm kiếm, sau đó đào tạo nghiệp vụ họ cho đến khi họ có thể bắt đầu làm chính thức. Đối với những quán bar lớn thì người quản lý sẽ không phải trực tiếp đứng ra đào tạo mà giao nhiệm vụ này cho các trưởng bộ phận tương ứng. 

Sau khi nhân viên đã được đào tạo bài bản và vào làm việc chính thức thì quản lý quán bar sẽ có nhiệm vụ giám sát và đánh giá công việc của họ bao gồm sắp xếp lịch trình, phân công trách nhiệm và theo dõi hiệu quả công việc. 

Đồng thời, nếu bạn muốn trở thành một người quản lý gương mẫu trong mắt nhân viên thì ngoài việc giám sát và giao việc cho họ thì bạn cũng nên dẫn dắt đội ngũ nhân viên từ những quyết định và hành động cụ thể. Khi nhân viên thấy được sự nhiệt tình và năng lượng của bạn thì họ sẽ cống hiến hết mình cho sự phát triển của quán bar. 

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

>> Xem thêm: Bartender là gì? Công việc, mức lương và trách nhiệm của Bartender

2.8. Đối ngoại và xây dựng mối quan hệ

  • Người quản lý quán bar có trách nhiệm tiếp cận, xã giao và làm quen với khách hàng;

  • Chú ý và thường xuyên để mắt đến những khách hàng nữ uống nhiều để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết (đối với quản lý quầy bar tại các quán bar, club, nhà hàng - khách sạn);

  • Tạo không khi vui tươi, thân thiết nhất nhằm mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu;

  • Thiết lập và xây dựng những chương trình khuyến mãi, hậu mãi và có chiến lược chăm sóc, phát triển nguồn hàng. 

Đối ngoại và xây dựng mối quan hệ

Đối ngoại và xây dựng mối quan hệ

2.9. Sử dụng phần mềm quản lý quán bar hiệu quả

Được sự tín nhiệm sử dụng của hơn 90,000 khách hàng, phần mềm quản lý quán bar POS365 mang đến một làn gió mới bằng cách giới thiệu công nghệ thay đổi các phương pháp quản lý cửa hàng truyền thống:

  • Phần mềm quản lý POS365 giúp quản lý online từ xa vô cùng dễ dàng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian và chi phí.

  • Các chức năng khác nhau để quản lý và vận hành quán bar.

  • Giao diện hiện đại, dễ dàng thao tác sử dụng.

  • Dễ dàng kết nối với nhiều thiết bị: Máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền và phần mềm quản lý,... 

  • Tính tiền nhanh chóng, chính xác.

  • Bảo mật an toàn thông tin của khách hàng.

  • Quy trình quản lý bán hàng toàn diện: Bao gồm các bước xử lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho, báo cáo bán hàng

  • Chủ quản lý có thể xem báo cáo mọi lúc mọi nơi bởi dữ liệu bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây, tránh thất thoát hay lộ thông tin kinh doanh của cửa hàng.

  • Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ 24/07.

Phần mềm quản lý POS365 là phương thức quản lý hiện đại, đơn giản, không rườm rà, tiết kiệm nhiều chi phí. Hãy nhanh tay và đăng ký để được dùng thử miễn phí Phần mềm trong 7 ngày.

III. Một số kỹ năng mà người quản lý quán bar cần phải có

Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình thì người quản lý quán bar cần phải có những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc;

  • Kỹ năng lập kế hoạch;

  • Vai trò và trách nhiệm của người quản lý;

  • Set up đồ uống theo  mô hình tiệc phổ biến;

  • Kỹ năng marketing cơ bản;

  • Hoạch định tài chính;

  • Kỹ năng pha chế;

  • Kỹ năng giao tiếp tốt và linh hoạt xử lý tình huống;

  • Tiếng Anh giao tiếp tốt;

  • Quản lý và lãnh đạo.

Các kỹ năng mà người quản lý quán bar cần có

Các kỹ năng mà người quản lý quán bar cần có

Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ cụ thể kinh nghiệm quản lý quán bar hiệu quả. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thể tự quản lý quán bar của mình một cách chuyên nghiệp nhằm đem lại lợi nhuận cao. 

>> Bạn có đang quan tâm: Tư vấn kinh nghiệm mở quán bar mini đầy đủ, chi tiết nhất 2023