Câu chuyện kinh doanh

Bartender là gì? Nó có công việc và mức lương bao nhiêu? Nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng nhất của nó là gì? Điểm khác biệt so với barista và các bước để trở thành một bartender thực thụ như thế nào? 

Bartender là gì? Công việc, mức lương và trách nhiệm của Bartender

Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết này! 

1. Bartender là gì?

Bartender là nhân viên pha chế rượu, hay còn có tên gọi khác như nhân viên phục vụ quán bar, chuyên gia pha chế, đầu bếp quán bar,...Về cơ bản, bartender là người chuẩn bị hoặc phục vụ đồ uống có cồn (và một số đồ uống không cồn) từ phía sau quầy bar. 

1.1. Bartender làm việc ở đâu? 

Như đã nói ở trên, nơi làm việc của nhân viên pha chế rượu có thể là các nhà hàng, quán bar, khách sạn, quán rượu hay các cơ sở dịch vụ ăn uống khác. Ngoài Việt Nam thì nghề nghiệp này trên thế giới cũng vô cùng phổ biến.

1.2. Công việc của bartender

Phần sau của bài viết, POS365 sẽ nêu ra chi tiết hơn về công việc, trách nhiệm của các Bartender. Ở đây, chúng ra sẽ đi tóm tắt nhanh những công việc mà họ phải làm: 

- Chào hỏi khách hàng, thông báo cho họ về các món đặc biệt hàng ngày và đưa thực đơn cho họ.

- Nhận order đồ uống.

- Đổ rượu và phục vụ bia tươi hoặc bia chai và các đồ uống có cồn hoặc không cồn khác.

- Pha đồ uống theo công thức.

- Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách hàng để đảm bảo họ đủ tuổi uống rượu.

- Quầy bar, bàn và khu vực làm việc phải sạch sẽ.

- Sử dụng máy tính tiền, thu tiền từ khách hàng. 

- Quản lý hoạt động của quán bar và đặt hàng, duy trì nguồn cung cấp rượu. 

Một số cơ sở, đặc biệt là những cơ sở đông đúc với nhiều khách hàng có sử dụng thiết bị tự động rót và pha đồ uống. Những Bartender tại đây cần biết sử dụng thiết bị, dụng cụ và làm việc nhanh chóng để xử lý lượng đơn đồ uống nhanh chóng cũng như nắm rõ nguyên liệu cho các yêu cầu đồ uống đặc biệt. 

Để tìm được công việc ưng ý, nhân viên pha chế rượu thường học qua trường lớp, trung tâm dạy và phải trả một khoản phí không nhỏ. Với kiến thức học tập và thực hành, các bạn có thể tìm kiếm các công việc bằng các xem các trang tuyển dụng, hoặc các doanh nghiệp liên kết với trường học. 

bartender

Tương lai nghề Bartender sẽ ngày càng phát triển

Ở một số cơ sở, họ cũng có thể sử dụng máy pha chế đồ uống có ga, máy lắc cocktail hoặc máy phun sương hoặc máy bào đá. Ngoài việc pha chế và phục vụ đồ uống, nhân viên pha chế cũng có thể thực hiện nhiệm vụ trang trí cho đồ uống. Một số nơi bartender cũng có thể thực hiện công việc như rửa đồ thủy tinh, phục vụ đồ ăn,....

Nói chung, một ngày của nhân viên pha chế có thể thay đổi tùy vào cơ sở làm việc. Nhiều nơi có thể tuyển nhiều nhân viên để thực hiện các công đoạn chuyên biệt. Kết thúc ngày làm việc đồng nghĩa với việc dọn dẹp quầy bar và kiểm kê. 

2. Bartender có mức lương bao nhiêu?

Nghề nghiệp nhân viên pha chế ngày càng phổ biến vì nhu cầu xã hội cũng ngày càng tăng. Và công việc này có thể đem về thu nhập “khủng” với từng vị trí:

  • Lương ở vị trí part-time: 3.000.000 - 4.500.000 đồng.
  • Lương ở vị trí pha chế cơ bản, chính: từ 7.000.000 - 9.000.000 đồng.
  • Lương ở vị trí bar trưởng, quản lý đồ uống, quản lý nhà hàng, giám sát quầy: từ 14.000.000 - 22.000.000 đồng. 

Công việc của nhân viên pha chế rượu có thể thực hiện ở nhiều các mô hình khác nhau. Thậm chí, họ có thể được mời đến pha chế tại các sự kiện yêu cầu pha chế riêng. Nói chung, mức lương của Bartender không quá thấp và sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bạn. Vậy thì làm thế nào để bạn có thể ứng tuyển với công việc này.

bartender

Mức lương của nhân viên pha chế rượu được đánh giá khá cao trong mặt bằng F&B

3. So sánh Bartender và Barista. 

Khi bạn thưởng thức cafe tại quán rượu hay quán cà phê, bạn có thể đang giao dịch với Bartender hoặc Barista. Cả hai đều là những người phục vụ và pha chế đồ uống có kiến thức. Vậy làm sao để phân biệt hai tên gọi này?

Mặc dù hai tên gọi này nói chung vẫn chỉ những người pha chế, tuy nhiên sau một thời gian đã có sự phân chia khác biệt hơn. 

Bartender hay còn gọi là nhân viên pha chế rượu và các loại đồ uống có cồn nói chung. Còn Barista hay còn gọi là nhân viên pha chế các loại đồ uống từ cafe/cacao. Trách nhiệm của hai tên gọi này có thể khá giống nhau. Nhưng sự khác biệt lớn nhất đến từ những gì họ làm và môi trường làm việc. 

Dưới đây là so sánh rõ hơn về hai tên gọi này: 

3.1. Bartender (hay còn gọi là nhân viên pha chế rượu) 

Địa điểm làm việc: Thường là ở các quán bar và nhà hàng.

Đơn hàng được lấy trực tiếp từ khách hàng hoặc từ nhân viên phục vụ. Người pha chế phải cảm thấy thoải mái trong bầu không khí của quán bar và đứng làm việc trong nhiều giờ. 

Trách nhiệm công việc:

  • Dọn dẹp khu vực quầy bar.

  • Theo dõi, kiểm kê và sắp xếp lại sản phẩm khi cần thiết.

  • Kiểm tra thông tin để ngăn chặn việc uống rượu khi chưa đủ tuổi.

bartender

Con gái cũng có thể trở thành những Bartender giỏi

3.2. Barista (hay gọi gọi là nhân viên pha chế cafe)

Địa điểm làm việc: Quán cafe, trà sữa hoặc nhà hàng.

Đơn hàng được nhận từ phía khách hàng hoặc thông qua pos. Các Barista nên biết rõ về hạt cà phê của cửa hàng như tên gọi, nguồn gốc, cách chúng được rang,.... Nhân viên pha chế cà phê cần biết vận hành tốt máy pha cà phê cũng như thực hiện pha chế nhanh nhẹn khi đông khách hàng.

Trách nhiệm công việc:

  • Tuân theo các công thức pha chế của cửa hàng và các yêu cầu về độ an toàn, sạch sẽ. 

  • Cung cấp dịch vụ khách hàng bằng cách trả lời câu hỏi, nhận đơn đặt hàng và xử lý giao dịch.

  • Luôn cập nhật các sản phẩm mới bằng cách thực hiện các buổi nếm thử.

  • Làm sạch không gian pha chế.

Như vậy là bạn đã hiểu hơn về sự khác nhau của hai tên gọi này. Và cuối cùng, điều quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua khi lựa chọn nghề pha chế rượu. Đó là:

4. 7 nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng nhất của Bartender 

Cho dù bạn đang viết mô tả công việc pha chế, cân nhắc đi học pha chế để kiếm chứng chỉ hay giấy phép pha chế, hãy tập trung vào 7 nhiệm vụ và trách nhiệm sau: 

4.1. Dịch vụ khách hàng

Nhiệm vụ đầu tiên là một nhiệm vụ xã hội. Một người pha chế có trách nhiệm phục vụ khách hàng của họ tại quầy bar. Điều đó được chia thành hai phần: tính linh hoạt và giới thiệu.

Linh hoạt: Mặc dù bạn cần bám sát với menu nhưng cũng cần chỉnh sửa cho phù hợp với các khách hàng. Điều này giúp tạo trải nghiệm tốt hơn mỗi khi khách hàng lựa chọn dịch vụ của bạn. 

Biết cách giới thiệu đồ uống: Một khách hàng mới có thể choáng ngợp trước menu của quán. Một người pha chế giỏi sẽ giúp khách hàng có lựa chọn nhanh chóng hơn bằng các đề xuất với lời ngắn gọn mô tả cho đồ uống đó. Đây cũng là một trong những phương pháp hiệu quả giúp khách hàng tiếp cận với menu mới, menu đặc biệt của quán.

4.2. Pha chế, phục vụ đồ uống

Việc pha trộn, kết hợp các nguyên liệu có cồn và không cồn là nhiệm vụ chính của người pha chế. Có hai cấp độ cho điều này. Đầu tiên là cần biết tất cả các loại cocktail cổ điển. 

Ghi nhớ nhiều công thức pha chế: Kiểm tra danh sách và ghi nhớ ít nhất 30 công thức pha chế cocktail để xử lý 75% các đơn đặt hàng. Họ cũng cần biết mức rót tiêu chuẩn cho mỗi đồ uống được bán để có thể tối đa hóa lợi nhuận.

bartender

Nhiều quán Nightclub tuyển dụng nhiều nhân viên pha chế

4.3. Tạo các loại cocktail đặc trưng

Thứ hai là làm quen với các thành phần cơ bản để thử nghiệm chúng và tạo ra các loại cocktail nguyên bản. Bartender cũng nên biết cách rót bia, trang trí hoặc học nhiều kiểu phục vụ độc đáo để tạo ấn tượng hơn với khách hàng. 

Đây là nơi các loại rượu chính (rượu mạnh, rum, gin, whisky, vodka và tequila) mang lại lợi ích to lớn. Một nhân viên pha chế rượu sẽ có cảm giác tốt với các loại rượu chính và tương tác tốt với máy trộn và nước trái cây để tạo ra các loại cocktail mới, độc đáo. 

bartender

Pha chế, tạo ra những loại cocktail ngon, độc đáo thu hút

4.4. Giữ khu vực quầy bar sạch sẽ

Mặc dù có các nhân viên khác cũng thực hiện nhiệm vụ vệ sinh quầy bar nhưng đây cũng là nhiệm vụ của người pha chế. Trên thực tế, việc giữ cho quầy pha chế trở nên ngăn nắp thường xuyên cũng giúp cho công việc của Bartender hiệu quả hơn. Nếu môi trường quán bar không sạch sẽ có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu vì mất vệ sinh. 

>>> Tìm hiểu thêm: 5 mẹo tăng doanh số bán hàng hay nhất từ các Bartender giỏi

4.5. Xử lý thanh toán

Việc xử lý thanh toán sau một ngày làm việc là điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào. Và quán bar cũng không ngoại lệ. 

Vì vậy, trong trường hợp bạn phải xử lý thanh toán, hãy sử dụng ngăn kéo đựng tiền. Hiện nay có rất nhiều loại ngăn kéo đựng tiền được tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng, giúp cho giao dịch thực hiện một cách an toàn hơn. 

Môi trường quán bar khá bận rộn và phức tạp. Chính vì điều này mà xử lý thanh toán trở thành một trong 7 nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Bartender.

4.6. Quản lý hàng tồn kho

Về việc kiểm kê rượu (quản lý tồn kho) về mặt kỹ thuật là trách nhiệm của người người quản lý quầy bar. Nhưng đa phần họ sẽ tận dụng chuyên môn của người pha chế khi quản lý hàng hóa tồn kho của mình. 

Tuy nhiên, giờ đây, việc kiểm kê dễ dàng hơn dựa vào phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp từ POS365. Bạn có thể kiểm kê hàng ngày trên bất cứ các thiết bị di động hay máy tính một cách nhanh chóng. Tính năng định lượng nguyên vật liệu giúp bạn theo dõi lượng tiêu thụ hàng hóa hàng ngày. 

Trong trường hợp, Bartender phải đảm nhận hoàn toàn việc quản lý hàng tồn kho của quán bar, hãy chú ý những vấn đề sau:

  • Đặt hàng mới khi hàng tồn kho sắp hết.

  • Xác định nguyên nhân gây thất thoát.

  • Tìm hiểu cách kiểm soát chi phí rượu bằng cách điều chỉnh các thành phần trong đồ uống phổ biến. bar

  • Theo dõi menu và biết những đồ uống bán chạy, bán chậm.

  • Hiểu kích cỡ chai rượu và loại nào đáng mua

Bởi vì những nhân viên pha chế rượu tạo ra các loại cocktail đặc trưng và giúp quản lý hàng tồn kho của quầy bar, họ thường góp phần quan trọng khi xây dựng menu. 

4.7. Kỹ thuật xây dựng thực đơn

Khi kiểm kê hàng tồn kho, bạn có thể tính chi phí của mỗi đồ uống. Các Bartender cũng cần có trách nhiệm xây dựng thực đơn cho quán bar. Bởi vì họ là người quen thuộc với những đồ uống mang lại lợi nhuận và cách mà khách hàng phản hồi với thực đơn.

Ngoài ra, nhân viên pha chế rượu cũng là người tạo ra các loại cocktail đặc trưng. Điều đó có nghĩa là họ có thể tạo ra đồ uống có lợi nhuận cao và để trong menu một cách dễ nhìn thấy nhất. 

5. Các bước để trở thành một Bartender chuyên nghiệp

Không có các bước cụ thể để trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp. Nhiều người pha chế đạt tiêu chuẩn thông qua kinh nghiệm liên quan đến công việc. Có người sẽ bắt đầu từ trợ giúp pha chế và bắt đầu thành pha chế chính thức. 

Một số khác thường đăng ký các khóa dạy pha chế, học online trên Youtube, học theo sách hướng dẫn hay các buổi Workshop,....

Về các bước thường thấy trong các khóa đào tạo Bartender: Hướng dẫn cách pha chế tại quầy bar, học công thức pha chế cocktail phổ biến, quy trình an toàn thực phẩm, dịch vụ khách hàng cơ bản, làm việc theo nhóm, tìm hiểu về luật pháp và quy định địa phương. Hầu hết các khóa học kéo dài một vài tuần, một số trường dạy học cũng liên kết với các bên để giúp sinh viên tốt nghiệp có việc làm luôn.

5.1. Tố chất của một người pha chế giỏi

Một vài phẩm chất của một người pha chế giỏi bao gồm:

  • Tính cách thân thiện và khả năng trò chuyện với những người mới.

  • Có tổ chức và bài bản.

  • Sạch sẽ và gọn gàng.

  • Tinh thần ổn định và khả năng xử lý đám đông.

  • Kiến thức về đồ uống có cồn và cách phục vụ chúng.

bartender

Những buổi Party sẽ trở nên khuấy động hơn nhờ âm thanh và rượu

5.2. Bạn có nên trở thành một Bartender không?

Đây là câu hỏi bạn cần biết trước khi muốn bắt đầu nghề pha chế rượu. Hay xem những điều dưới đây và cân nhắc về công việc này: 

  • Công việc không hề dễ dàng

Nhiều người bắt đầu học pha chế vì nghĩ rằng họ sẽ chỉ la cà ở quán bar cả ngày. Mặc dù nó chắc chắn là một công việc thú vị ở một số khía cạnh, nhưng đây cũng là một công việc thể chất rất vất vả. Bạn sẽ phải liên tục di chuyển trong nhiều giờ và tương tác với rất nhiều người.

  • Kỹ năng nhớ nhanh và làm việc đa nhiệm

Bạn cần có khả năng làm mọi thứ cùng lúc. Từ ghi nhớ đơn hàng, công thức đến việc vận dụng nó trong pha chế. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết được với phần mềm quản lý quán cà phê (chẳng hạn như POS365) giúp hỗ trợ order nhanh và định lượng pha chế. 

  • Khả năng ứng xử tốt

Mặc dù bạn làm tốt công việc của mình nhưng chắc chắn sẽ có những tình huống xấu xảy ra. Điều quan trọng là Bartender giỏi cần bỏ cái tôi của mình và mỉm cười để không làm giảm năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Đặc biệt là khi ứng xử với khách hàng, bạn cần tỏ thái độ ngọt ngào và không đổ thêm dầu vào lửa cho khách. 

  • Đặt ranh giới

Môi trường quán rượu, quán bar và cả những môi trường làm việc khác cũng cần có những ranh giới nhất định. 

  • Rủi ro khi Pha chế

Phục vụ quá nhiều đồ uống cho người đã say hoặc cho một cá nhân kém phẩm chất, có thể khiến bạn gặp rắc rối pháp lý. Vì vậy, bạn cần phải là một người có trách nhiệm và chấp nhận những rủi ro khi pha chế. 

  • Thời gian

Về trung bình, Bartender có thể làm việc ca từ 10-12h, đôi khi không nghỉ liên tục. Đặc biệt, khi làm việc ở quán bar hoạt động về đêm đòi hỏi yêu cầu khắt khe và sức khỏe tốt. 

bartender

Một nhân viên pha chế giỏi là người có trách nhiệm, hiểu biết và đam mê

  • Bạn cần tìm hiểu các loại đồ uống mới nhất

Nếu muốn trở thành một người pha chế giỏi, bạn cần nhớ nhiều đồ uống khác nhau (mới và cũ). Đây là điều cần thiết, vì khách hàng sẽ rất thích thú nếu như bạn thường đem nhiều sự mới mẻ đến với họ. 

Tóm lại, Bartender là một công việc đòi hỏi tính trách nhiệm và yêu nghề cao. Đây cũng là xu hướng nghề nghiệp phát triển mạnh tương lai. Mong rằng những thông tin mà POS365 vừa đề cập sẽ giúp các bạn tự tin và hiểu hơn về công việc và cách để trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp.