Câu chuyện kinh doanh

Quản lý cửa hàng chính là công việc quan trọng và cần thiết trong mỗi cửa hàng bán lẻ nào. Đây là những người nắm rõ tình trạng kho hàng hóa, nhân viên; quản lý tài chính; quản lý thông tin khách hàng,... Cùng tìm hiểu kinh nghiệm quản lý cửa hàng điện thoại hiệu quả nhé!

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý cửa hàng điện thoại hiệu quả

I. Quản lý nhân viên bán hàng

Quản lý nhân viên hiệu quả cần sự tinh tế, tâm lý nhưng không được quá dễ dãi. Muốn quản lý được nhân viên của mình thì chủ cửa hàng cần phải hiểu được tính cách của nhân viên; điểm mạnh - điểm yếu của từng nhân viên và có những chính sách để động viên, khen thưởng khi nhân viên làm việc tốt. 

Để nâng cao động lực làm việc của nhân viên thì có thể xây dựng nhiều mức thưởng khác nhau nhằm khuyến khích nhân viên làm tốt công việc của mình. Sự khích lệ đúng lúc sẽ giúp nhân viên có thêm động lực để phấn đấu hơn trong công việc. 

Quản lý nhân viên bán hàng

Quản lý nhân viên bán hàng

II. Kiểm soát tốt hàng hóa

Việc kiểm soát tốt hàng hóa nhập - bán hay tồn kho sẽ giúp chủ cửa hàng tính toán được doanh số cũng như có kế hoạch cụ thể về hàng hóa. Để có thể làm tốt được việc này thì chủ kinh doanh có thể sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng điện thoại, có mức chi phí thấp. 

Sử dụng phần mềm bán hàng sẽ cho ra các báo cáo về hàng hóa theo từng thời điểm cụ thể, báo cáo theo từng giờ giúp hỗ trợ tích cực cho việc quản lý của các chủ cửa hàng.

Kiểm soát tốt hàng hóa

Kiểm soát tốt hàng hóa - Quản lý cửa hàng điện thoại chuyên nghiệp

III. Cách trưng bày, thiết kế cửa hàng

Việc thiết kế và trưng bày bố trí hàng hóa sao cho vừa tầm mắt, ngăn nắp để khách hàng dễ dàng nhìn thấy. Điều này sẽ giúp cho khách hàng vào cửa hàng mua hàng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận dịch vụ của chính cửa hàng mình. 

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế và trang trí cửa hàng:

  • Hình ảnh trang trí: Tên cửa hàng, logo, nhận diện thương hiệu;

  • Ánh sáng;

  • Màu sắc;

  • Âm thanh;

  • Mùi thơm;

Đây là những yếu tố sẽ tạo ra cảm xúc tích cực cho hành vi mua hàng của khách hàng. Vì vậy, chủ kinh doanh hãy đặc biệt chú ý đến những yếu tố trên để có cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. 

Cách trưng bày và thiết kế cửa hàng điện thoại

Cách trưng bày và thiết kế cửa hàng điện thoại

>> Xem thêm: Top 20+ mẫu thiết kế cửa hàng điện thoại hiện đại, chuyên nghiệp

IV. Quản lý sản phẩm theo IMEI

Mỗi sản phẩm sẽ có một mã IMEI riêng, việc của bạn là chỉ cần gõ mã IMEI trên vỏ hộp thiết bị thì mọi thông tin về sản phẩm sẽ được hiện ra trước mắt bạn rõ ràng và chi tiết. Tất cả dữ liệu được ghi lại có thể cho khách hàng thấy về những điểm nổi bật của sản phẩm và hệ thống làm việc chuyên nghiệp của cửa hàng. Nhân viên sẽ không còn mất thời gian thực hiện nhiều công đoạn như nhập dữ liệu, hay phân chia thuộc tính của sản phẩm,...

Quản lý sản phẩm theo IMEI

Quản lý sản phẩm theo IMEI

V. Quản lý dữ liệu khách hàng

Khi kinh doanh mở cửa hàng điện thoại thì việc lưu giữ thông tin và chăm sóc khách hàng vô cùng quan trọng. Những dữ liệu này cần phải được phân loại rõ để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Ví dụ: Chủ kinh doanh có thể phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau như: Khách VIP, nhóm khách mới, nhóm khách theo từng khu vực địa lý. Từ đó, bạn có thể áp dụng các bảng giá khác nhau hoặc tạo các chương trình phù hợp với yêu cầu của các nhóm khách riêng biệt.

Khi làm được điều này thì chủ kinh doanh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn cho các chiến dịch quảng bá của mình. Tránh trường hợp truyền thông vào nhầm đối tượng hay chạy chương trình giảm giá nhưng doanh số mang lại vẫn thấp.

Quản lý dữ liệu khách hàng

Quản lý dữ liệu khách hàng

>> Tìm hiểu thêm: Quản lý cửa hàng cần làm gì? Cách quản lý cửa hàng hiệu quả

VI. Quản lý tài chính

Muốn quản lý cửa hàng điện thoại thì chủ kinh doanh cần phải nắm vững được ba bộ chỉ số bao gồm:

  • Bộ chỉ số về lãi lỗ: Các chỉ số này sẽ bao gồm: Doanh số, giá vốn hàng bán - số tiền mà các chủ cửa hàng trả các nhà cung cấp, lãi gộp, chi phí cửa hàng, lãi ròng doanh số,... Những chỉ số này cần được tính cho cửa hàng và từng ngành hàng.

  • Bộ chỉ số về tài sản và hiệu quả đầu tư: Chỉ số về tồn kho, công nợ với khách hàng quen biết, tài sản cố định, tổng tài sản đầu tư, chỉ số tổng doanh số trên tài sản, các công cụ, dụng cụ dùng trong cửa hàng.

  • Bộ chỉ số về dòng tiền: Gồm các chỉ số về dòng tiền vào, dòng tiền ra nhằm kiểm soát tốn hơn giúp chủ kinh doanh tránh được việc thất thoát tiền. 

Quản lý tài chính

Quản lý tài chính

VII. Quản lý bảo hành sửa chữa và khuyến mãi

Chính sách bảo hành rất quan trọng trong kinh doanh điện thoại:

  • Đối với việc bảo hành máy mới có 2 loại: 1 loại là chính hãng sẽ được bảo hành tại các trung tâm bảo hành chính hãng ở Việt Nam. Nếu là hàng xách tay từ nước ngoài về thì thường sẽ được cửa hàng đứng ra bảo hành.

  • Đối với dòng máy cũ: Các cửa hàng thường sẽ có chính sách bảo hành từ 1 - 3 tháng.

Bên cạnh việc bảo hành thì các cửa hàng cũng nhận sửa chữa các máy mà cửa hàng đã bán ra, thậm chí là cả máy ngoài để tăng thêm lợi nhuận.

Để có thể quản lý bảo hành sửa chữa sản phẩm thì bắt buộc cần phải quản lý theo IMEI, bởi bạn có thể truy xuất được máy khách mang đến bảo hành có phải là máy khách mua trước đó hay không, mua từ bao giờ, còn thời hạn bảo hành không,... Do đó, khi bảo hành, cửa hàng cần phải lưu lại một số thông tin như: Tên sản phẩm, IMEI, lý do bảo hành, chi phí sửa chữa thực tế, chi phí sửa chữa báo khách,...

Đồng thời, bạn cần phải kết hợp xây dựng kế hoạch khuyến mãi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Giảm giá, combo, tặng kèm hàng, chương trình khuyến mãi giờ vàng giảm giá sốc,... góp phần thực hiện chính sách kích cầu, giảm thiểu lượng hàng lỗi mốt công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp. 

VIII. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Trong kinh doanh thường xuyên gặp phải khó khăn về quản lý thu chi, lượng tiền thu vào và chi ra thường xảy ra liên tục khiến cho việc ghi chép có thể bị thiếu sót hoặc ghi nhầm giá sản phẩm, hoặc dễ xảy ra tình trạng nhầm giá khi có sự thay đổi điều chỉnh giá dựa trên giá thị trường. 

Để giải quyết được vấn đề này thì sự ra đời của các phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn đơn giản hóa việc kinh doanh hiệu quả. Những công việc thủ công như ghi chép, báo cáo sẽ được thực hiện chỉ bằng một cú click chuột giúp bạn quản lý bán hàng hiệu quả và tăng doanh thu nhanh chóng. 

Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ đầy đủ kinh nghiệm quản lý cửa hàng điện thoại hiệu quả để bạn tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi và thành công!

>> Đọc thêm: Top 10+ phần mềm quản lý cửa hàng điện thoại tốt nhất 2023