Câu chuyện kinh doanh

Chè là món ăn được nhiều người yêu thích từ trẻ nhỏ cho tới người lớn. Người ta đã sáng tạo ra nhiều loại chè khác nhau để khách hàng có thể tự chọn hương vị chè mà mình thích. Người ta gọi đó là chè tự chọn. Hiện nay, nhiều quán chè được mở lên để phục vụ khách hàng. Vậy để kinh doanh quán chè thành công cần phải làm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm bắt kinh nghiệm mở quán chè tự chọn đông khách, bỏ vốn ít mà vẫn có thể thu về nguồn lợi nhuận hấp dẫn.

Kinh nghiệm mở quán chè tự chọn đông khách, bỏ vốn ít

1. Thế nào là quán chè tự chọn?

Quán chè tự chọn có hình thức kinh doanh không còn quá xa lạ với nhiều người. Cũng tương tự với kinh doanh buffet như: buffet món nướng, thịt, hải sản, buffet chay, buffet đồ cuốn,… Thông thường, chủ kinh doanh sẽ chia thành 20 – 30 khay chè lớn và thực khách sẽ tự mình chọn nguyên liệu mình thích vào ly chè của mình. Chè có rất nhiều topping như: hạt sen, đậu, khoai, thạch rau câu, sữa chua,….để khách hàng lựa chọn. 

2. Ưu và nhược điểm khi kinh doanh quán chè tự chọn 

Trước khi mở quán chè tự chọn thì chủ kinh doanh cần nắm bắt ưu và nhược điểm khi kinh doanh. Cụ thể:

2.1 Ưu điểm 

Kinh doanh quán chè tự chọn rất tiềm năng bởi món chè rất ngon và hiện nay người ta đã sáng tạo ra nhiều món chè độc đáo, thu hút khách hàng. Đối tượng khách hàng ăn chè đa dạng từ trẻ nhỏ, người lớn đều yêu thích món chè này. Người ta có thể ăn chè vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng thì chè chính là món giải nhiệt hữu hiệu. 

mở quán chè tự chọn

Chè tự chọn được nhiều độ tuổi yêu thích

Giá thành của chè tương đối rẻ, theo một số khảo sát ở địa bàn TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác thì giá chè vào khoảng 10.000 – 30.000 đồng/ ly. Giá rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, nguyên liệu nấu chè dễ kiếm, chi phí nhập khá rẻ nên phù hợp với cả những người có số vốn kinh doanh nhỏ.

2.2 Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì khi kinh doanh chè chủ kinh doanh sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như:

  • Kinh doanh chè không phải là mô hình kinh doanh mới mẻ, nhiều người lựa chọn. Chính vì thế khi mở quán chè bạn sẽ đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. 
  • Không chỉ về đối thủ cạnh tranh mà chủ kinh doanh còn phải đối mặt với các rủi ro liên quan tới nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh, khả năng quản lý,…

Đọc ngay: Kinh nghiệm mở quán chè ít vốn cho người mới bắt đầu [2023]

3. Mở quán chè tự chọn cần bao nhiêu vốn?

Vốn kinh doanh quán chè là bao nhiêu? Đây là băn khoăn của không ít người. Và để xác định số vốn thì bạn cần dựa vào các yếu tố đó là:

  • Mặt bằng: chi phí mặt bằng rơi vào khoảng 5 – 10 triệu đồng/tháng. Tuỳ thuộc vào diện tích mặt bằng, khu vực đặt mặt bằng mà giá thuê có thể cao hơn hoặc thấp hơn. 

  • Thiết kế - trang trí: đối tượng khách hàng đa dạng và tập trung chủ yếu vẫn là những người trẻ. Chính vì thế, bạn có thể thiết kế - trang trí cửa hàng thật bắt mắt, tươi mới để hút khách. Chi phí thiết kế, trang trí rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng. 

Mở quán chè tự chọn cần bao nhiêu vốn?

Vốn mở quán chè không quá cao

  • Nhập nguyên liệu: chi phí này tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng tới quán. Bạn có thể nhập từ 1 – 3 triệu tiền nguyên liệu. Sau khi quán đi vào hoạt động ổn định, có lượng khách nhất định sẽ có sự thay đổi chi phí cho phù hợp. 

  • Mua sắm dụng cụ, thiết bị: chi phí này có thể rơi vào khoảng 20 triệu đồng. 

  • Thuê nhân viên: nếu quán chè đông khách bạn có thể thuê từ 1 – 2 nhân viên phục vụ. Chi phí thuê nhân viên rơi vào khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng. 

3. Cần làm gì để mở quán chè tự chọn thành công? 

Cần làm gì để có thể mở quán chè tự chọn thành công? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục khám phá qua những thông tin dưới đây:

3.1 Xác định loại chè muốn bán 

Công việc đầu tiên bạn cần phải thực hiện đó là xác định loại chè muốn bán. Sau đây bạn có thể tham khảo một số loại được khách hàng yêu thích: chè thái, chè thập cẩm, chè đỗ đen, chè bưởi, chè khoai, chè ngô, khoai môn, sương sa hạt lựu,… 

Bạn có thể kết hợp các topping của những loại chè kể trên để tạo thành chè tự chọn. Bên cạnh đó, để gia tăng doanh thu thì chủ kinh doanh nên kết hợp bán thêm một số món ăn vặt như: nem chua rán, xúc xích, khoai lang chiên,…. Để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. 

3.2 Xác định quy mô quán chè

Công việc tiếp theo mà chủ kinh doanh cần phải làm đó xác định quy mô cửa hàng. Tuỳ thuộc vào số vốn của bạn để quyết định quy mô cửa hàng lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, khi mở quán chè cần đảm bảo diện tích mặt bằng tối thiểu để có thể phục vụ số lượng khách hàng nhất định. 

Xác định quy mô quán chè

Xác định quy mô quán chè

3.3 Lựa chọn mặt bằng phù hợp 

Quán chè có thể mở ở khu vực nông thôn lẫn thành phố. Bạn chỉ cần lựa chọn quán ở khu vực gần nơi đông người qua lại như: chợ, trường học, uỷ ban, gần khu dân cư,… Nếu có số vốn lớn bạn hãy chọn mặt bằng ở mặt đường lớn gần ngã ba ngã tư,… Còn không chủ kinh doanh có thể xem xét thuê ở những con đường nhỏ hơn, ở trong các ngõ có đông dân cư sinh sống,…. 

3.4 Chuẩn bị dụng cụ 

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để chế biến chè là công việc quan trọng không kém khi mở quán chè tự chọn. Các thiết bị, dụng cụ cần thiết đó là: nồi nấu chè, bàn ghế, ly đựng chè, cốc, thìa, máy đóng nilon,… Nếu không có số vốn quá lớn thì bạn có thể tham khảo mua các vật dụng đã thanh lý để tiết kiệm chi phí. Và những trang thiết bị, dụng cụ không quá cần thiết thì sau khi quán đã đi vào hoạt động ổn định có thể mua sau. 

3.5 Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè 

Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu nấu chè uy tín là điều rất cần thiết. Nguồn nguyên liệu nấu chè dễ kiếm nhưng không phải nhà cung cấp nào đảm bảo nguyên liệu. Chính vì thế, bạn cần chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo có được nguyên liệu tươi, ngon, chất lượng nhất. Bạn có thể tham khảo kỹ lưỡng để quyết định hợp tác lâu dài. 

Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè

Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu nấu chè uy tín

3.6 Lên kế hoạch quảng cáo cho quán chè 

Để quán chè được nhiều người biết tới thì chủ kinh doanh cần chú trọng vào marketing. Bạn có thể kết hợp hai hình thức quảng bá online kết hợp offline. Tại quán có thể treo biển hiệu, băng rôn, phát tờ rơi,…để thu hút sự chú ý của người đi đường. Bên cạnh đó, bạn hãy tận dụng sức mạnh của công nghệ như facebook, tiktok,… để nhiều người biết tới quán hơn. 

Hãy đăng tải video, hình ảnh các loại chè, hình ảnh khách hàng, quán chè,…. Để hút khách. Thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi, ưu đãi với giá rẻ để gia tăng doanh thu cho cửa hàng. Đồng thời đây cũng là một cách marketing hữu hiệu cho quán chè của mình. 

4. Kinh nghiệm mở quán chè tự chọn cho người mới 

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm mở quán chè tự chọn  cho người mới để tham khảo: 

4.1 Cách lên thực đơn chè tự chọn 

Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn cho quán chè đó chính là thực đơn. Thực đơn cần đảm bảo thật đa dạng, có mức giá phù hợp và cần thay đổi theo mùa để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bạn có thể tham khảo một số món chè, topping độc đáo như: chè Campuchia, chè mâm, chè khoai Indo,… để hút khách. 

Xem thêm: 5 mẹo thiết kế menu đồ ăn vặt đẹp để kích thích sự thèm ăn

4.2 Học cách nấu chè ngon 

Muốn thu hút và giữ chân khách hàng thì bạn cần học cách nấu chè ngon. Bạn có thể tham dự khóa học ngắn hạn để biết cách nấu chè ngon. Không chỉ nấu chè có hương vị ngon mà bạn còn phải học cách bày biện đẹp mắt góp phần kích thích vị giác của người ăn. Ngoài ra, bạn có thể tự mình nghiên cứu để sáng tạo ra những món chè mới để thu hút khách hàng. 

Kinh nghiệm mở quán chè tự chọn

Học cách nấu chè ngon

4.3 Thiết kế và trang trí quán chè độc đáo 

Muốn thu hút các khách hàng trẻ thì bạn nên bài trí quán đẹp, độc đáo. Để tới quán không chỉ để ăn chè mà còn có những bức hình đăng tải lên mạng xã hội. Bên cạnh việc trang trí quán chè đẹp thì bạn đừng quên đảm bảo quán luôn được vệ sinh sạch sẽ, không gian thông thoáng,… để khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất. 

4.4 Nắm bắt xu hướng

Khách hàng ngày nay rất thích thú với những thứ gì theo trend. Chủ kinh doanh cũng nên nắm bắt xu hướng thị trường để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Thời gian gần đây đã có một số chủ kinh doanh quán chè bắt trend “chè thoát ế” mà có thể bán tới hàng nghìn cốc chè mỗi ngày. 

Vào ngày thất tịch 7/7 hàng năm những bạn trẻ thường truyền tai nhau nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày này thì sẽ nhanh chóng tìm được người yêu. Còn những đôi đã yêu nhau và ăn đậu đỏ vào ngày này thì tình yêu sẽ bền chặt hơn. Nắm bắt được trào lưu ăn chè vào ngày này, các chủ kinh doanh đã phục vụ món chè đậu đỏ với giá thành phải chăng từ 15.000 – 35.000 đồng. Việc bắt trend nhanh chóng đã giúp chủ kinh doanh thu về nguồn lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những ngày bình thường. 

4.5 Cách phục vụ khách hàng 

Phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm là yếu tố giúp khách hàng quay trở lại với quán chè ở những lần sau. Hãy đón khách bằng sự niềm nở, phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh nhẹn, không để khách hàng phải chờ đợi quá lâu. Đó là cách phục vụ khách hàng khá đơn giản và dễ chiếm trọn cảm tình của khách hàng nhất. 

Cách phục vụ khách hàng

Chú ý tới phong cách phục vụ khách hàng

4.6 Kết hợp bán hàng online

Bạn có thể trở thành đối tác của các ứng dụng đặt đồ ăn như: grabfood, Gojek, Shopee Food,... Để có được nhiều đơn bán hàng online hơn. Số lượng người dùng trên các nền tảng này rất lớn nên sẽ giúp quán gia tăng doanh thu đáng kể. Các ứng dụng này cũng là một kênh giúp marketing thương hiệu hiệu quả, giúp tiếp cận nhiều lượt khách hàng.

4.6 Có cách quản lý và vận hành quán chè khoa học

Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng để bán hàng và quản lý quán chè hiệu quả. Phần mềm này giúp bạn tính tiền nhanh chóng, tổng hợp doanh thu, quản lý nguyên liệu, hàng tồn kho,… rất hiệu quả và tránh thất thoát. Công cụ này được rất nhiều chủ kinh doanh tin tưởng sử dụng và đánh giá cao. Hãy tham khảo sử dụng khi mở quán chè tự chọn để quản lý quán chè hiệu quả. 

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm mở quán chè tự chọn. Bạn hãy tham khảo và áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.