Kinh doanh nhà hàng - cafe

Mở quán cafe tại nhà được nhiều gia đình ưa thích. Họ tận dụng ngay không gian tầng một và hai để kinh doanh. Tuy tiện lợi là vậy, nhưng nhiều người vẫn gặp phải những khó khăn ở khâu chuẩn bị đến đi vào hoạt động. Lý do bởi họ chưa nắm chắc được kiến thức cũng như kinh nghiệm kinh doanh mô hình F&B này.

Kinh nghiệm mở quán cafe tại nhà từ A-Z chi tiết nhất

Nắm bắt được nhu cầu của nhiều người đam mê mở quán cà phê tại gia, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z trong bài viết sau đây. Hãy xem và ghi chép những thứ mình cần để việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

I. Có nên mở quán cafe tại nhà hay không?

Ưu điểm của việc mở quán cà phê tại nhà đó chính là bạn sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng. Bạn sẽ có thể tận dụng số chi phí đó vào việc đầu tư và thiết kế, không gian quán, đồ uống và xây dựng quy trình phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 

Có nên mở quán cafe tại nhà hay không?

Mở quán cafe tại nhà tiết kiệm chi phí mặt bằng

Thế nhưng, để khách hàng cảm thoải mái nhất đó chính là quán của bạn phải có chỗ để xe thoáng đãng. Tiếp đến, việc mở tại nhà sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình. Các chủ quán phải đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh lẫn sinh sống hòa hợp với nhau.

II. Kinh nghiệm mở quán cafe tại nhà hiệu quả

Để bắt đầu kinh doanh, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ việc lên ý tưởng, cách vận hành, phục vụ ra sao, sử dụng thiết bị nào,... Cụ thể như sau:

2.1. Lên ý tưởng kinh doanh cho quán cafe

Đầu tiên, bạn cần có một ý tưởng để việc lên kế hoạch kinh doanh có hướng đi nhất định. Bên cạnh đó vạch ra phong cách của mình là gì, các đồ uống chủ đạo của quán. Từ đó mới xác định được tệp khách hàng của mình. Cuối cùng đó chính là lựa chọn mô hình kinh doanh cho quán.

Lên ý tưởng kinh doanh cho quán cafe

Lên ý tưởng kinh doanh cho quán cafe

2.2. Nghiên cứu thị trường

Công đoạn này giúp bạn đảm bảo tỷ lệ thành công của quán cà phê. Xung quanh địa điểm kinh doanh của bạn có bao nhiêu quán cà phê, tình hình kinh doanh của họ ra sao, giá cả, khách hàng có xu hướng chọn quán nào… Không chỉ nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh còn giúp bạn xây dựng nét riêng. Bên cạnh đó dễ dàng chủ động đưa ra những ý tưởng thiết kế nhà hàng và thực đơn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Tìm hiểu thêm: Nghiên cứu thị trường và mục đích mang lại là gì?

2.3. Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe

Nếu bạn thực sự muốn mở quán cà phê tại nhà thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh là yếu tố quyết định phong cách và đối tượng khách hàng hướng đến. Hiện nay có khá nhiều các phong cách quán để bạn có thể dễ dàng lựa chọn như: quán cafe take away, cafe sân vườn, cafe âm nhạc, các quán cafe nhượng quyền thương hiệu,… 

Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe

Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe

Một lưu ý nhỏ đó là bạn nên tìm hiểu về mặt bằng của mình. Từ đó thì mới có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất.

2.4. Tính toán kinh phí hoạt động

Mở quán cafe tại nhà cần bao nhiêu chi phí là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Việc sử dụng vốn sao cho hợp lý, hiệu quả không bị lãng phí khiến nhiều chủ kinh doanh đau đầu.

Tính toán kinh phí hoạt động

Tính toán kinh phí hoạt động

Với mô hình quán cà phê tại gia như này thì bạn sẽ tiết kiệm kha khá khoản thuê mặt bằng hàng tháng. Vì vậy, các khoản bạn cần phải đầu tư sẽ là:  chi phí trang trí, thiết kế nội thất, sắm các loại máy móc, dụng cụ pha chế, các loại ly cafe, chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân viên, chi phí quảng cáo, marketing,…

2.5. Lập kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch chi tiết tõ tất cả việc cần làm, chi phí bao nhiêu và cách thức thực hiện như nào… Mọi thứ đều cần phải làm kỹ càng, có như vậy bạn mới có thể phát triển từng bước dễ dàng. 

Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh

Tham khảo: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho chủ kinh doanh

2.6. Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh

Để có thể kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào thì đều phải đăng kí kinh doanh. Lý do bởi nếu bạn không hoàn tất các thủ tục này thì cơ sở của bạn sẽ bị coi là kinh doanh trái phép và bị buộc đóng cửa bất cứ lúc nào. 

Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh

Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh

Ngoài đăng ký kinh doanh, bạn phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bởi quán cà phê thuộc mô hình kinh doanh ăn uống. Điều này cũng giúp các khách hàng tới quán của bạn yên tâm hơn.

2.7. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Để có thể nhập được các loại hạt cà phê ngon sạch, giá sỉ thì đầu tiên bạn cần trang bị kiến thức đầy đủ. Tiếp đến đó là tìm các nguồn cung chất lượng. Sau đây là list các nhà phân phối, cung cấp uy tín:

  • Lak Coffee

  • Chồn Vàng Coffee - Nhà cung cấp cà phê uy tín

  • Cà Phê Triều Nguyên

  • Cà phê Buôn Mê

  • Nhà cung cấp cà phê giá tốt Hucafood

  • Nhà cung cấp cà phê Brownka - Kiến An

  • Retro Coffee

  • Công ty TNHH cà phê LYON

  • Sơn Việt Coffee 

  • Dakland Coffee

  • Mộc Miên

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Bạn đã biết? Cách quản lý nguyên liệu quán cafe giúp tiết kiệm chi phí?

2.8. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi mở quán cafe

Tiếp theo bạn cần phải nắm được mình cần phải có những dụng cụ pha chế gì để mua sắm cho phù hợp. Cụ thể: máy xay cafe, bộ Syphon, bộ pha Pour over,… cho quán cà phê hiện đại, phin nhôm, phin inox và phin sứ với phong cách truyền thống.

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi mở quán cafe

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi mở quán cafe

Bên cạnh đó phần mềm quản lý quán cafe được các chủ doanh nghiệp khá quan tâm hiện nay. Bởi chúng tiện dụng, tự động kiểm kê, phân tích doanh thu bán hàng, quản lý tồn kho,... 

2.9. Thiết kế quán cafe thu hút

Vì mặt bằng không phải thuê thế nên bạn cần đầu tư nhiều về phần hình ảnh để thu hút thêm nhiều khách hàng. Bạn có thể tham khảo các phong cách từ hiện đại đến cổ điển, tối giản đến màu sắc, từ châu Á đến châu Âu…. Lưu ý cần đong đếm sao cho phù hợp với số quỹ bạn đầu tư.

Thiết kế quán cafe thu hút

Thiết kế quán cafe thu hút

Xem ngay: 50+ Mẫu decor quán cafe đẹp thu hút mới nhất 2022

2.10. Xây dựng ý tưởng thiết kế menu quán cafe

Một cốc cà phê chuẩn vị, thơm ngon quyết định phần lớn việc bạn có giữ chân được khách hàng hay không. Hãy dành thời gian tìm tòi và tham gia các khóa học pha cà phê. Từ đó bạn có thể xây dựng cho quán của mình một menu hay ho, cuốn hút khiến thực khách nhớ mãi về sau.

Xây dựng ý tưởng thiết kế menu quán cafe

Xây dựng ý tưởng thiết kế menu quán cafe

Tham khảo: Cách thiết kế menu quán cafe đẹp thu hút khách

2.11. Thuê nhân viên

Thuê nhân viên là giải pháp cần thiết khi bạn mở quán, đặc biệt là quán thường xuyên đông khách ở giờ cao điểm. Bạn sẽ bớt mệt mỏi hơn vì có người làm thay. Thế nhưng tuyển nhân lực cho quán cần có những quy chuẩn nhất định từ độ nhanh nhạy đến nhân phẩm. Có như vậy hệ thống vận hành của bạn mới hoạt động trơn tru. 

Thuê nhân viên

Thuê nhân viên

2.12. Lên kế hoạch Marketing tiếp thị, quảng cáo tiếp cận khách hàng

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, rất dễ để có thể quảng cáo quán của bạn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như mạng xã hội Facebook, Instagram,... Các App bán hàng cho F&B như Now, Baemin,... 

Lên kế hoạch Marketing tiếp thị, quảng cáo tiếp cận khách hàng

Lên kế hoạch Marketing tiếp thị, quảng cáo tiếp cận khách hàng

Tổng kết

Mở quán cafe tại nhà cần rất nhiều yếu tố và chuẩn bị kế hoạch một cách chi tiết. Hi vọng rằng nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. Chúc các bạn thành công