Câu chuyện kinh doanh

Giữa sự phát triển của công nghệ thì việc mở nhà sách sẽ càng phải cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sách là kho tàng tri thức, nhiều người vẫn chuộng đọc sách giấy hơn là các loại sách nói hay đọc trên mạng internet. Tuy mở nhà sách không hề dễ dàng nhưng rất tiềm năng nếu bạn có chiến lược đúng đắn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm mở nhà sách vốn ít nhưng vẫn thu về lợi nhuận cao. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.

Kinh nghiệm mở nhà sách hồi vốn nhanh, lãi cao

1. Tiềm năng kinh doanh nhà sách

Chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy lo lắng, băn khoăn liệu mở hiệu sách có lời hay không. Dù kinh doanh mặt hàng nào thì bước đầu sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng bởi lượng khách hàng tiềm năng tương đối lớn. Những người yêu sách vẫn luôn muốn đọc sách giấy hơn là sách nói hay sách online. 

mở nhà sách

Kinh doanh sách tương đối tiềm năng

Cơ hội kiếm lời cực kỳ hấp dẫn nếu bạn có ý tưởng, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh. Hiện nay, xu hướng đọc sách in đang quay trở lại nên hãy kiên trì với ý tưởng kinh doanh của mình bạn nhé.

2. Thủ tục mở nhà sách

Để mở cửa hàng kinh doanh sách thì bạn cần có giấy đăng kí kinh doanh. Bạn nên lựa chọn lập hộ kinh doanh cá thể để làm thủ tục, hồ sơ nhanh chóng hơn. Để có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì bạn cần đáp ứng một số điều kiện như: 

  • Chỉ kinh doanh một địa điểm duy nhất.

  • Sử dụng dưới 10 nhân viên. 

  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh. 

Nếu đáp ứng các điều kiện kể trên thì chủ kinh doanh cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó có điền đầy đủ các thông tin đó là:

Thủ tục mở nhà sách

Thủ tục mở nhà sách khá đơn giản

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh.

  • Ngành, nghề kinh doanh.

  • Vốn kinh doanh

  • Họ và tên, số ngày cấp căn cước công dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân thành lập hộ kinh doanh. 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. 

  • Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. 

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ thì bạn chỉ cần nộp lên cho cơ quan có thẩm quyền nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nếu hồ sơ đáp ứng thì chỉ trong vòng 3 ngày bạn sẽ nhận được giấy phép. 

3. Kinh doanh nhà sách cần chuẩn bị những gì?

Mở nhà sách cần chuẩn bị những gì? Các chủ kinh doanh sẽ cần phải lập một kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết, kết hợp chuẩn bị nguồn vốn phục vụ cho việc mở cửa hàng, duy trì hoạt động kinh doanh. 

3.1 Lập kế hoạch kinh doanh

Khi lập kế hoạch kinh doanh bạn cần nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xác định mặt hàng sách sẽ bán,…. Đối tượng khách hàng là ai, họ làm nghề gì, độ tuổi bao nhiêu, sở thích mua sắm, chi phí có thể bỏ ra cho việc mua sách,…. 

Sau đó bạn cần nghiên cứu xem đối thủ kinh doanh buôn bán thể loại sách nào, lượng khách hàng ra sao, cách thức kinh doanh,…. Nghiên cứu ưu và nhược điểm của đối thủ,…. Từ đó có thể tiếp thu những điểm mạnh và hạn chế mắc phải những điểm yếu. Tiếp theo, bạn cần xác định bán những thể loại sách nào? Sách kinh doanh, truyện tranh, tài liệu tham khảo, tài chính, tâm lý,….  

Xem thêm: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất 2023

3.2 Chuẩn bị nguồn vốn

Mở nhà sách cần bao nhiêu vốn? Vốn góp phần quyết định sự thành công của công việc kinh doanh. Chính vì điều đó nên bạn cần chuẩn bị nguồn vốn đủ để chi trả mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nhập hàng, thuê nhân viên,… 

mở nhà sách cần bao nhiêu vốn

Chuẩn bị vốn mở cửa hàng sách

Thông thường chi phí thuê mặt bằng trung tâm, gần nơi đông người qua lại ở thành phố sẽ từ 10 – 30 triệu. Còn ở vùng nông thôn sẽ rẻ hơn chỉ từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Còn chi phí trang thiết bị bạn cần mua sắm: giá, kệ, tủ trưng bày, sách, bàn thu ngân,… Các chi phí này có thể rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đồng. 

Số tiền nhập hàng rơi vào khoảng 50 – 100 triệu đồng và tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh mà số tiền này có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Trong trường hợp quy mô cửa hàng sách lớn thì bạn có thể thuê thêm nhân viên. Tiền lương giao động từ 5 – 8 triệu đồng/người/tháng. 

Xem ngay: Bí quyết kinh doanh văn phòng phẩm ít vốn, hiệu quả 2023   

4. Các nguồn hàng cung cấp sách uy tín 

Mở nhà sách lấy sách ở đâu? Trên thị trường có rất nhiều đơn vị nhận cung cấp sách. Bạn có thể tham khảo một số nguồn hàng uy tín để nhập sách. 

4.1 Mua trực tiếp từ nhà xuất bản 

Nếu bạn mở nhà sách và muốn nhập sách với giá phải chăng thì bạn nên đăng ký làm đại lý của nhà sản xuất sách. Điểm cộng của hình thức nhập trực tiếp từ nhà xuất bản đó là sách thật, chất lượng sách rất tốt. Một số nhà xuất bản uy tín đó là: NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, Nhã Nam, Giáo Dục,… 

4.2 Mua sách cũ hoặc mua từ cá nhân, gia đình

Nếu muốn tiết kiệm chi phí nhập sách thì bạn có thể nhập sách thông qua sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè hoặc mua sách cũ. Những quyển sách quý, hiếm, chất lượng sẽ được nhiều khách hàng tìm kiếm, săn lùng. Bạn có thể tận dụng mua nguồn sách cũ từ các cửa hàng. Những loại sách này sẽ được những người đam mê sưu tầm sách tìm kiếm.

có nên mở nhà sách

Nhập sách từ nguồn sách cũ của bạn bè, gia đình

4.3 Có thể mua từ các đại lý 

Các đại lý là đơn vị phân phối của các nhà sản xuất nên bạn có thể chọn đại lý lớn để nhập hàng. Các đại lý có cung cấp đa dạng các loại sách để bạn lựa chọn. Tại Hà Nội khu vực đầu đường Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn,… có rất nhiều đại lý bán sỉ sách. Còn ở TP.HCM thì bạn có thể liên hệ đường sách Nguyễn Đình Chiểu hoặc Nguyễn Văn Bình. 

5. Kinh nghiệm mở nhà sách hiệu quả 

Nếu muốn kinh doanh hiệu quả thì bạn đừng nên bỏ qua kinh nghiệm mở nhà sách được những người kinh doanh lâu năm chia sẻ dưới đây nhé. 

EBook là gì? Cách tạo sách điện tử miễn phí trong 9 bước: https://www.pos365.vn/ebook-6289.html

5.1 Lựa chọn địa điểm kinh doanh 

Đầu tiên, khi mở nhà sách thì bạn cần chú ý lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Nên chọn mặt bằng kinh doanh ở những nơi đông người qua lại, gần trường học, khu vực đông dân cư,…. Giá thuê mặt bằng có thể nhỉnh hơn những khu vực khác nhưng đổi lại bạn sẽ dễ thu hút khách hàng hơn. 

5.2 Trang trí – trưng bày cửa hàng 

Trưng bày sách cần phải thật khoa học để khách hàng dễ dàng tìm kiếm loại sách mà mình cần. Chưa dừng lại ở đó, cách bố trí sách sáng tạo, gây ấn tượng cũng là cách tạo điểm nhấn với khách hàng. Bạn có thể sắp xếp sách theo tông màu, hoặc theo chủ đề, thể loại,… Kết hợp với bố trí hoa tươi, cây xanh, hệ thống ánh sáng,… để làm không gian trở nên đẹp mắt hơn. Bạn cũng cần chú ý bố trí thêm bàn đọc sách hoặc thiết kế thêm không gian đọc thử để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất. 

muốn mở nhà sách cần những gì

Trang trí, trưng bày cửa hàng đẹp mắt

5.3 Lựa chọn dòng sách chủ đạo 

Những người bán sách lâu năm chia sẻ rằng khi mở nhà sách thì chủ kinh doanh cần chọn thể loại sách chủ đạo. Để có thể làm được điều này thì bạn cần nghiên cứu thị hiếu khách hàng, xu hướng thị trường,… Từ đó mới biết được thể loại nào chuộng người đọc và thể loại nào ít người đọc. Một số dòng sách bạn có thể tham khảo đó là: truyện tranh thiếu nhi, sách luật pháp, tiểu thuyết, sách kinh doanh,… 

5.4 Kết hợp bán sách và văn phòng phẩm, đồ uống, quà tặng 

Để gia tăng lợi nhuận và cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn thì bạn nên kết hợp bán thêm văn phòng phẩm, quà tặng, các loại đồ uống,… Đây cũng là cách để khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn và bạn có thêm thu nhập từ việc bán hàng. 

5.5 Mở đồng thời nhà sách online và offline 

Bán hàng online hiện nay trở thành xu hướng và chủ kinh doanh nên mở nhà sách online để gia tăng lợi nhuận. Giữa thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì hoạt động quảng bá, khả năng tiếp cận nhiều khách hàng vô cùng dễ dàng. Bạn có thể tạo fanpage, tài khoản instagram, tài khoản tik tok để quảng bá thương hiệu, kết hợp bán hàng. Đồng thời bạn nên bỏ ra một khoản chi phí để chạy quảng cáo đa kênh giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

5.6 Bảo quản sách 

Sách không có hạn sử dụng nhưng về lâu về dài nó có thể bị hư hỏng, bị cũ nát,… nếu bạn không biết cách bảo quản. Sách cũng có thể bị ẩm, bụi bặm hoặc mốc,… Để bảo quản sách tốt thì bạn cần dọn dẹp vệ sinh thật sạch sẽ và điều chỉnh nhiệt độ điều hoà phù hợp để tránh tình trạng ẩm mốc hay mùi hôi khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. 

Bảo quản sách

Bảo quản sách chu đáo, cẩn thận tránh hỏng hóc

5.7 Xây dựng, kết nối với cộng đồng người đam mê đọc sách

Những người có niềm đam mê với việc đọc sách sẽ có một cộng đồng riêng. Và việc của bạn đó chính là kết nối những người yêu sách đến với nhau. Bạn có thể tổ chức các hoạt động như: tặng sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức hội sách,… 

Và đừng quên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà xuất bản sách hoặc các đơn vị nhà phân phối. Việc tạo dựng mối quan hệ giúp bạn nhập sách với mức giá tốt, đón đầu các dòng sách xu hướng. Từ đó có thể thu lời một cách nhanh chóng. 

POS365 đã chia sẻ kinh nghiệm mở nhà sách hiệu quả để khách hàng tham khảo. Nếu bạn cảm thấy hữu ích hãy tiếp thu để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết.