Câu chuyện kinh doanh

Khi con người càng ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống, việc ưu tiên sử dụng hàng ngoại hơn hàng nội đang có xu hướng tăng mạnh. Nắm được nhu cầu này, các cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu như hàng tiêu dùng, thời trang hay thậm chí là thực phẩm, hoa quả cũng đang rầm rộ nhập về.

Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu như thế nào? Cần bao nhiêu vốn? Tìm nguồn hàng ở đâu? Kinh doanh thế nào cho hiệu quả? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được POS365 giải đáp trong nội dung sau đây.

Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu siêu lợi nhuận

I. Tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh trái cây nhập khẩu

Có nên mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu? Cùng tìm hiểu về các tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh mặt hàng này để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. 

1.1. Tiềm năng

Ý tưởng kinh doanh trái cây nhập khẩu đang được rất nhiều người hướng đến bởi nhu cầu sử dụng của thị trường ngày càng cao. Hiện nay, nhiều vấn đề xảy ra liên quan đến các loại hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc gây hoang mang cho người tiêu dùng. Bởi những loại trái cây này tươi lâu vì sử dụng các loại chất bảo quản ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy mà mọi người khi mua hoa quả đều cân nhắc thật cẩn thận để lựa chọn sản phẩm tốt. 

Nhu cầu cuộc sống tăng lên thì vấn đề về chăm sóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu. Người mua cũng không đặt nặng vấn đề về giá, chất lượng mới chính là yếu tố quyết định để họ quyết định có nên mua sản phẩm này hay không. Nhận thấy được tiềm năng kinh doanh của mặt hàng này mà hiện nay có rất nhiều cửa hàng trái cây nhập khẩu mở ra và thu về được lợi nhuận lớn.

Tiềm năng kinh doanh trái cây nhập khẩu

1.2. Rủi ro

  • Hàng nhập về thường giảm chất lượng: Vì qua một quá trình gửi hàng về nên chắc chắn hoa quả sẽ không đảm bảo tươi ngon như lúc mới hái xong.

  • Số vốn nhập hàng cao: Hoa quả nhập khẩu sẽ có giá thành cao, ngoài ra còn phải thêm phí vận chuyển từ nước ngoài. Nếu bạn nhập quá nhiều hàng về và bán ra không kịp dẫn đến tình trạng hoa quả héo, lỗ vốn.

  • Hàng trái cây nhập sẽ mang vi khuẩn về: Nhập khẩu hàng ở nước ngoài, môi trường và khí hậu khác biệt so với ở Việt Nam nên khi nhập về có thể mang nguy cơ về sinh vật ngoại lai ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường và sức khỏe con người.

Rủi ro kinh doanh trái cây nhập khẩu

II. Những thủ tục cần phải hoàn thành

Nếu bạn đang muốn mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu chắc chắn bạn sẽ cần phải chú ý tới một số thủ tục dưới đây:

2.1. Đối với hình thức hộ kinh doanh

a) Chuẩn bị hồ sơ

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh

  • Ngành, nghề kinh doanh

  • Số vốn kinh doanh

  • Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

b) Nộp hồ sơ

  • Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh

  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định

  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.

Những thủ tục cần phải hoàn thành

Những thủ tục cần phải hoàn thành khi bắt đầu kinh doanh hoa quả nhập khẩu

2.2. Đối với hình thức Doanh nghiệp

a) Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.

  • Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.

  • Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).

  • Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.

b) Nộp hồ sơ

  • Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.

  • Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi cho người mới bắt đầu

2.3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu, sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh cần xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để có thể bắt đầu việc kinh doanh của mình. Cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu phải đảm bảo những điều kiện như sau:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất; kinh doanh thực phẩm theo quy định;

  • Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

a) Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

b) Nộp hồ sơ

  • Hồ sơ sẽ được nộp tại cục An toàn thực phẩm tại địa phương đặt địa điểm kinh doanh.

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, chủ kinh doanh có thể mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu và kinh doanh hợp pháp.

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu

III. Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu hết bao nhiêu vốn?

Vốn luôn là phần quan trọng nhất mà bạn cần đảm bảo để có thể bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh trái cây nhập khẩu. Theo khảo sát, hầu hết các chủ cửa hàng đều cần có ít nhất từ 50 - 60 triệu đồng. Bao gồm chi phí nhập hàng, trang trí, quầy, tủ lạnh, hệ thống lạnh, bảng hiệu,… và thêm một ít tiền cho chi phí hỗ trợ.

3.1. Chi phí thuê địa điểm

Cửa hàng hoa quả nhập khẩu khá thịnh hành ở các thành phố lớn, thế nên giá thành ở đây cũng không hề mềm cho những ai muốn kinh doanh. Thế nên vì thế việc bạn quan tâm bên cạnh chi phí thuê cửa hàng mà còn nên mở ở đâu cho thuận tiện nhất. Theo kinh nghiệm, hoa quả là thực phẩm, thế nên thích hợp nhất là ở những nơi đông dân cư. 

Chi phí thuê địa điểm

Chi phí thuê địa điểm vào khoảng trên 5 triệu đồng một tháng

Chi phí thuê cửa hàng sẽ vào khoảng từ 5 triệu tháng trở lên tùy theo quy mô kinh doanh.

3.2. Chi phí nhập hàng

Bạn cần liệt kê những mặt hàng sẽ kinh doanh tại cửa hàng hoa quả nhập khẩu của mình. Từ đó bạn có thể ước lượng được chi phí mình cần bỏ ra. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ kinh doanh, bạn sẽ phải cần chi ít nhất là 20 triệu đồng cho việc nhập hàng.

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng hoa quả vào khoảng 20 triệu đồng đổ lên

3.3. Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên sẽ giao động vào khoảng 5-7 triệu đồng/ nhân viên. Hãy tuyển những người nhanh nhẹn, chăm chỉ, cẩn thận để làm việc tại cửa hàng. Nhân viên có thái độ tốt sẽ để lại ấn tượng với khách hàng, đây cũng là một trong những yếu tố giúp giữ chân khách hàng hiệu quả.

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên vào khoảng 5-7 triệu một tháng trên một nhân viên

IV. Tìm nguồn hoa quả nhập khẩu chất lượng

Trong lĩnh vực thực phẩm nói chung và trái cây nhập khẩu nói riêng, khía cạnh an toàn, vệ sinh và chất lượng phải được xem xét kỹ lưỡng. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Khi nhắc đến các sản phẩm trái cây nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Nếu họ phát hiện ra bất kỳ sự dối trá nào, chẳng hạn như trộn trái cây Việt Nam và Trung Quốc vào chợ, họ sẽ được bán cùng nhau thì cửa hàng của bạn sẽ bị tẩy chay ngay lập tức.

Tìm nguồn hoa quả nhập khẩu chất lượng

Tìm nguồn hoa quả nhập khẩu chất lượng

Để kinh doanh thành công, bạn cần tìm được nguồn trái cây nhập khẩu uy tín và an toàn. Thị trường hiện nay tương đối đa dạng với các sản phẩm trái cây từ Úc, New Zealand, Thái Lan, Canada và Hoa Kỳ. Trái cây cũng phong phú đủ loại như cam, táo, thậm chí cả những loại trái cây không có ở Việt Nam như anh đào, kiwi,... Những sản phẩm trái cây này cần có tem, giấy in để khách hàng dễ dàng kiểm tra.

V. Lựa chọn thiết bị bảo quản trái cây tốt nhất

Để làm nổi bật hoa quả nhập khẩu thì bạn cần phải có những chiếc kệ được bố trí logic. Đặc biệt là những cửa hàng có diện tích không quá lớn. Bạn cần phân loại các loại quả với nhau và sắp xếp chúng sao cho khách hàng dễ lựa chọn nhất.

Lựa chọn thiết bị bảo quản trái cây tốt nhất

Lựa chọn thiết bị bảo quản trái cây tốt nhất

Đặc điểm của trái cây là có độ tươi ngắn, thế nên bạn cần phải đảm bảo điều này bằng việc sắm các loại tủ lạnh để bảo quản hoa quả. Hãy lựa chọn những loại tủ lạnh chất lượng tốt và đặt yêu cầu nghiêm ngặt về việc bảo quản.

VI. Mẹo tăng doanh thu khi kinh doanh hoa quả nhập khẩu

Sau khi đã chuẩn bị xong các thủ tục mở cửa hàng, việc tiếp theo bạn cần làm đó là thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu cho việc kinh doanh của mình. 

6.1. Nghiên cứu thị trường

Hãy bắt đầu nghiên cứu nhu cầu và sở thích của khách hàng, ít nhất là tại khu vực bạn định mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu, xem họ có nhu cầu cao về loại thực phẩm này hay không, có lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hay không…

Bạn có thể hỏi hay làm phiếu khảo sát cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó là những đánh giá về chất lượng hoa quả nhập hay nội địa trong khu vực ra sao.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường xung quanh

Song song với đó, bạn cũng nên tìm hiểu về các cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu trên địa bàn của mình xem họ thường nhập loại trái cây gì, giá cả ra sao, cách phục vụ khách hàng ra sao… là điểm yếu của họ để chúng ta nắm bắt. một bước để tạo ra lợi thế mạnh mẽ hơn.

Đồng thời bạn phải dành thời gian tìm hiểu cách bảo quản, thông tin, công dụng của từng loại trái cây nhập khẩu để có đủ kiến thức tư vấn cho khách hàng.

6.2. Thiết kế cửa hàng hoa quả nhập khẩu thu hút

Đối với một cửa hàng hoa quả tươi nói chung và cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu nói riêng, nội thất và cách trưng bày cần thoải mái, gần gũi và tràn đầy thiên nhiên, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng.

a) Trang trí ngoại thất cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Một biển hiệu bắt mắt sẽ giúp thu hút khách hàng đi qua hơn. Bên cạnh đó hãy sử dụng cửa kính, việc này khiến người qua đường có thể thấy tận mắt các sản phẩm bên trong mà không cần vào hẳn bên trong. Cửa kính cũng giúp cửa hàng nhận ánh sáng tự nhiên giúp không gian bên trong thông thoáng hơn.

Thiết kế cửa hàng hoa quả nhập khẩu thu hút

Thiết kế cửa hàng hoa quả nhập khẩu thu hút

b) Bày trí trái cây

Hàng hóa chủ yếu sẽ được bảo quản trong tủ lạnh nên một cửa hàng cần khoảng 2 đến 3 tủ lạnh 3 cửa. Trong trường hợp vào đợt bán hàng như lễ, tết, trái cây có thể được đóng thành kệ, bày lên kệ để thuận tiện cho khách hàng đến mua. 

Tuy nhiên, nếu lấy ra khỏi tủ lạnh, bạn cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm vẫn phù hợp để bảo quản, đồng thời trong quá trình bán hàng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng của trái cây bằng cách ô và ngoài giá. xử lý kịp thời nếu quả bị hư hỏng. Tránh bán trái hư cho khách.

Bài trí cửa hàng gọn gàng, bắt mắt

Tham khảo thêm: Top 9 kệ trưng bày trái cây đẹp và cách trưng bày trái cây bán

6.3. Thực hiện các chiến lược Marketing

Marketing là một phần quan trọng trong chiến dịch quảng bá thương hiệu cũng như gia tăng doanh thu của tất cả các mặt hàng kể cả buôn bán trái cây nhập khẩu, bạn có thể thử qua các cách sau.

a) Marketing Online

Internet là một thị trường tiềm năng, việc mua sắm tại đây dễ dàng hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng đã quá quen với các sàn thương mại điện tử, việc mua hàng online càng ngày càng phổ biến hiện nay.

Thế nhưng thị trường này cực kỳ cạnh tranh. Để thu hút được khách hàng bạn phải khẳng định quy mô, độ uy tín của mình so với các Shop khác. Để chuyên nghiệp hơn, bạn cần thiết kế một Website cho riêng mình kèm với đó là các tài khoản mạng xã hội Facebook, Instagram,...

Thực hiện các chiến lược Marketing

Thực hiện các chiến lược Marketing online

b) Marketing truyền thống

Marketing truyền thống là sử dụng hình ảnh đời thật để quảng cáo cho cửa hàng của mình. Chính vì thế bạn cần chuẩn bị Banner, hình nộm để giới thiệu các mặt hàng, các chương trình khuyến mãi đang có tại cửa hàng.

Thực hiện các chiến lược Marketing truyền thống

Thực hiện các chiến lược Marketing truyền thống

6.4. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu

Cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu có đặc điểm đa dạng về sản phẩm, hạn sử dụng ngắn, nguồn gốc không cố định. Chính vì thế việc sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu là giải pháp hoàn thiện việc này. Bên cạnh đó, phần mềm này còn giúp bạn giảm bớt các chi phí liên quan và giúp nhân viên làm việc hiệu quả và gia tăng doanh thu tốt hơn.

Ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất của POS365:

  • Phần mềm giúp quản lý tồn kho chính xác.

  • Quản lý xuất nhập hàng.

  • Thông báo hạn sử dụng của hàng hóa.

  • Thanh toán nhanh chóng, chính xác đa dạng hình thức.

  • Phân tích bán hàng, giúp chủ cửa hàng có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

  • Tích điểm, tạo khuyến mãi đơn giản.

  • Tiết kiệm chi phí so với các phần mềm khác.

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng hoa quả xuất nhập khẩu

Đăng ký sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng đồ thể thao POS365 TẠI ĐÂY:

VI. Tổng kết

Mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu chính là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời trong thời buổi con người chú trọng sức khỏe cơ thể hiện nay. Nhưng bạn cần chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn thực hiện điều này. Chúc các bạn thành công!