Câu chuyện kinh doanh

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Mâm ngũ quả sẽ được biến tấu cho phù hợp với văn hóa tùy theo từng vùng miền. Cùng POS365 tìm hiểu cách trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền Bắc Trung Nam trong bài viết này nhé!

Bật mí cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt, ý nghĩa nhất

Mâm ngũ quả là gì?

 Mâm ngũ quả là một thuật ngữ trong văn hóa Á Đông, đặc biệt phổ biến trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Mâm ngũ quả thường được sắp xếp gồm năm loại trái cây khác nhau, thể hiện sự trân trọng và may mắn trong các dịp lễ tết và cúng vị thần linh. Là biểu tượng của sự sung túc và hạnh phúc, mâm ngũ quả thường được bài trí tại các địa điểm linh thiêng, trong các gia đình và cũng là một phần không thể thiếu trong không gian cúng ý trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là gì?

>>Xem thêm: Mách bạn 15 món ăn ngày Tết đậm vị truyền thống của người Việt

Ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền Bắc Trung Nam

Mâm ngũ quả mang theo ý nghĩa may mắn, tài lộc và hạnh phúc trong văn hóa Á Đông. Mỗi loại quả trên mâm cũng có ý nghĩa riêng cùng với đó là mong ước của con người vào một năm mới tràn đầy hy vọng.

Với người Việt Nam thì số 5 tượng trưng cho mong muốn ngũ phúc lâm môn bao gồm: Phú - giàu có nhiều của cải, Quý - phẩm chất sang trọng, Thọ - sống lâu trăm tuổi, Khang - có nhiều sức khỏe, Ninh - cuộc sống bình an.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền Bắc Trung Nam

Ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền Bắc Trung Nam

Một số loại hoa quả phổ biến được sử dụng trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết như:

  • Bưởi, dưa hấu: mong muốn năm mới đầy đủ, nhiều may mắn.

  • Hồng, quýt: tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh, thành đạt.

  • Lê: tượng trưng mong muốn mọi việc thuận lợi.

  • Lựu: tượng trưng mong muốn nhiều con cháu, vui cửa vui nhà.

  • Đào: thăng tiến trong công việc.

  • Đào: mang ý nghĩa phú quý.

  • Thanh long: mang ý nghĩa rồng mây gặp hội.

  • Dừa: cách phát âm gần giống từ “vừa” trong “vừa đủ” không thiếu thốn.

  • Sung: mong muốn sung túc về mọi mặt.

  • Đu đủ: mang ý nghĩa phồn thịnh, đầy đủ.

  • Xoài: có phát âm gần giống từ “xài” mong muốn cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

>>Xem thêm:  Kinh doanh trang trí bàn thờ ngày Tết ít người biết

Mâm ngũ quả miền Bắc

Một mâm ngũ quả đẹp đúng chuẩn tại miền Bắc sẽ phải bao gồm những loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, sung, quất cảnh, ớt, dứa,... Màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa và đầy đủ các yếu tố theo Ngũ hành:

  • Kim - màu trắng

  • Mộc - màu xanh lá

  • Thủy - màu đen

  • Hỏa - màu đỏ

  • Thổ - màu vàng

Trong mâm ngũ quả, chuối được bày theo nải và phải sử dụng chuối xanh, tượng trưng cho sự sum vầy, quây quần, đầm ấm. Bưởi thường chọn quả màu vàng với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, giàu sang. Có thể thay thế bưởi bằng phật thủ với mong muốn lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại lâu hơn để phù hộ gia chủ.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc

Xung quanh mâm ngũ quả sẽ được tô điểm bằng quất cảnh, hồng hoặc ớt. Màu đỏ và vàng rực rỡ của những loại quả này biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Dứa lại có mùi thơm rất đặc trưng biểu tượng mong ước năm mới nhiều phúc lộc.

>>Xem thêm: Bí quyết kinh doanh bánh kẹo ngày Tết đảm bảo “cháy” hàng

Mâm ngũ quả miền Trung

Tại miền Trung Việt Nam thì người dân thường bày mâm ngũ quả khá đơn giản, không quá quan trọng hình thức, chỉ cần thành tâm. Bởi miền Trung là khu vực gặp nhiều thiên tai, bão lũ, hạn hán nên trái cây không được phong phú. Những loại trái cây thường được sử dụng bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung như sau:

  • Thanh long

  • Dưa hấu

  • Chuối

  • Mãng cầu

  • Dứa 

  • Sung

  • Cam

  • Quýt

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Nam

Người dân Nam Bộ khá cầu kỳ trong cả việc ăn uống và bày trí mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi vậy mà mâm ngũ quả miền Nam thường chỉn chu từ khâu lựa chọn trái cây trưng bày. Phổ biến nhất thường là những loại trái cây như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với mong ước “cầu sung vừa đủ xài”, một năm mới đủ đầy, sung túc. Đặc biệt cặp dưa hấu là yếu tố không thể thiếu khi bày mâm ngũ quả miền Nam.

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam

Cách chưng mâm ngũ quả đẹp để gặp may mắn

Chưng mâm ngũ quả đẹp là một hành động truyền thống trong văn hóa người Việt nhằm thể hiện sự kính trọng, biểu hiện lòng thành chân thành và cầu mong sự may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Việc chưng mâm ngũ quả đẹp cũng thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với các vị thần linh và tổ tiên theo quan niệm truyền thống. Đồng thời, mâm ngũ quả được chưng đẹp còn tạo nên không gian trang nghiêm, trang trọng trong những dịp lễ tết và những sự kiện quan trọng khác.  

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc sẽ bày nải chuối xanh ở vị trí trung tâm và dưới cùng. Nó như một bàn tay nâng đỡ những loại hoa quả khác mang ý nghĩa che chở, bao bọc gia chủ. Quả bưởi vàng hoặc phật thủ sẽ được đặt tại vị trí trung tâm của nải chuối. Các loại quả khác sẽ bày xung quanh hoặc cài vào từng kẽ của nải chuối để tạo nên sự cân đối màu sắc hợp phong thủy.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Như đã đề cập ở trên, mâm ngũ quả miền Trung không có sự quy định rõ ràng. Bởi vậy mà người dân miền trung thường bày mâm ngũ quả khá đơn giản. Thông thường, người ta sẽ bày những loại quả có hình dáng to và nặng ở phía dưới cùng. Những loại quả nhỏ sẽ được xếp sao cho mâm ngũ quả trong thật hài hòa, cân đối là được.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Cách trưng bày mâm ngũ quả miền Nam cũng không quá cầu kỳ như miền Bắc nhưng đòi hỏi sự cân đối và hài hòa về màu sắc. Phổ biến nhất là xếp những trái cây to, nặng và còn xanh mở bên dưới, những loại quả nhỏ, chín thì bày lên trên. Khi xếp các bạn lưu ý phải bày trí mâm ngũ quả có hình dạng ngọn tháp sau đó bày hai quả dưa hấu hai bên mâm ngũ quả là hoàn thành.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

>>Xem thêm: Kinh doanh đồ trang trí Tết - Bán 5 ngày bằng cả tháng lương

Những kiêng kỵ khi bày mâm ngũ quả chưng ngày Tết

Khi bày mâm ngũ quả chưng ngày Tết, người Việt thường tuân theo một số quan niệm truyền thống nhất định nhằm mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Dưới đây là một số kiêng kỵ phổ biến khi bày mâm ngũ quả chưng ngày Tết ở Việt Nam:

  • Tránh đặt mâm ngũ quả gần cửa, cửa chính hay cửa sổ vì có thể đem lại điều không tốt cho gia đình.

  • Tránh dùng 5 loại quả không đẹp, không tươi hoặc có dấu hiệu hỏng hóc, chỉn vàng vì có thể mang lại điều không may mắn.

  • Tránh sắp xếp các loại quả trực tiếp chạm nhau vì có thể khiến cho mâm quả trở nên lộn xộn, không đẹp mắt.

  • Không nên chọn các loại quả có hình dáng lồi lõm, có vết nứt, vết thối hoặc dấu hiệu không tốt vì có thể tượng trưng cho điều không như ý.

  • Nên mua những trái cây còn chưa chín để trưng bày kéo dài xuyên Tết.

Những kiêng kỵ khi bày mâm ngũ quả chưng ngày Tết

Những kiêng kỵ khi bày mâm ngũ quả chưng ngày Tết

Như vậy POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu ý nghĩa cùng cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết ba miền Bắc - Trung - Nam. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có mâm ngũ quả đẹp mắt trưng vào dịp Tết này nhé!