Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng buffet được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi nguồn doanh thu hấp dẫn. Ngành nghề kinh doanh tiềm năng nên tỷ lệ canh tranh rất gắt gao. Vậy để kinh doanh thành công cần phải làm gì? Theo dõi bài viết của chúng tôi để nắm bắt các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet đầy đủ và chi tiết.

Các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet chi tiết

 1. Bước 1: Xác định mục tiêu của nhà hàng

Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet thì bạn cần xác định được mục tiêu thì chủ kinh doanh sẽ có định hướng rõ ràng cho kế hoạch của mình. Khi đã có định hướng thì chủ kinh doanh sẽ dễ dàng đưa ra kế hoạch phù hợp với nhà hàng. Điều này cũng giúp cho chủ knh doanh vận hành nhà hàng ổn định. 

Một số vấn đề chủ kinh doanh cần xác định đó là:

  • Định vị: lợi thế cạnh tranh của nhà hàng, phong cách, cách thu hút và phục vụ khách hàng.

  • Quy mô nhà hàng: nhà hàng có quy mô lớn hay nhỏ, có khả năng phục vụ bao nhiêu khách hàng? Mang tới những tiện ích hay dịch vụ gì cho khách hàng?

  • Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, điểm hoà vốn: doanh thu chủ kinh doanh mong muốn, tốc độ tăng trưởng, thời gian bao lâu nhà hàng có thể thu lại vốn?

2. Bước 2: Nghiên cứu thị trường 

Công việc đầu tiên chủ kinh doanh cần thực hiện khi lập kế hoạch kinh doanh đó là tiến hành nghiên cứu thị trường. Khi nghiên cứu thị trường thì chủ kinh doanh cần tiến hành nghiên cứu đối tượng khách hàng. Khách hàng mục tiêu là những người trong độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập, sở thích ăn uống, khả năng chi trả,… Thấu hiểu khách hàng góp phần giúp bạn gia tăng doanh số. 

Nghiên cứu thị trường

Thực hiện nghiên cứu thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu khách hàng thì chủ kinh doanh còn cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Bạn cần xác định có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh cùng loại hình này. Chưa dừng lại ở đó, bạn còn cần nắm bắt cách thức hoạt động, số lượng khách hàng, giá tiền buffet, cách marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… Hiểu được đối thủ giúp nhà hàng của bạn gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

3. Bước 3: Lên ý tưởng kinh doanh 

Lên ý tưởng kinh doanh là công việc không thể bỏ qua khi kinh doanh nhà hàng buffet. Đưa ra các ý tưởng và đánh giá mức độ khả thi của những ý tưởng đó. Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet có đặc điểm là khách hàng có thể thoải mái lựa chọn đồ ăn mình thích. Việc của chủ kinh doanh đó là lựa chọn món ăn phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới. 

4. Bước 4: Hoạch định tài chính 

Kinh doanh nhà hàng buffet đòi hỏi chủ kinh doanh phải có số vốn lớn. Chính vì thế nên chủ kinh doanh cần xây dựng kế hoạch tài chính vô cùng chi tiết. Các yếu tố chủ kinh doanh cần có trong bản kế hoạch kinh doanh đó là:

  • Cơ cấu nguồn vốn: số vốn là bao nhiêu. Tỷ lệ nguồn vốn góp từ các bên khác nhau. 

  • Chi phí mở nhà hàng: số vốn bạn bỏ ra cần phải chi trả cho mặt bằng, thiết kế - trang trí, mua sắm trang thiết bị, nhập nguyên liệu, thuê nhân viên,… 

  • Vốn dự phòng: ngoài ra, chủ kinh doanh cần có số vốn dự trù để chi trả cho các công việc phát sinh như: tiền điện nước, thuế,… 

  • Doanh thu: chủ kinh doanh cần dự kiến doanh thu. Điểm hoà vốn của nhà hàng và khả năng chịu lỗ của nhà hàng trong thời gian bao lâu. 

5. Bước 5: Đăng ký kinh doanh 

Điều kiện để mở nhà hàng buffet đó chính là chủ kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh. Bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ để xin giấy phép đó là:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

  • Bản sao hoặc photo công chứng căn cước công dân;

  • Bản sao hoặc photo công chứng biên bản họp về việc thành lập nhà hàng kinh doanh. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chủ kinh doanh cần nộp hồ sơ ở UBND cấp quận/huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì trong thời gian 3 ngày bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh. 

Đăng ký kinh doanh

Tiến hành đăng ký kinh doanh mở nhà hàng

Bên cạnh giấy phép kinh doanh thì khi mở nhà hàng bạn sẽ cần phải xin thêm các loại giấy phép:

  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

6. Bước 6: Lựa chọn mặt bằng kinh doanh 

Mặt bằng là một trong những yếu tố góp phần kinh doanh thành công. Chính vì thế khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet thì chủ kinh doanh cần lựa chọn mặt bằng kỹ lưỡng. Chọn mặt bằng kinh doanh ở khu vực đông dân cư, gần khu vực văn phòng,… Nếu có vốn lớn thì bạn có thể thuê mặt bằng trong các trung tâm thương mại, toà chung cư. Bên cạnh đó khi chọn mặt bằng bạn nên chọn địa điểm gần đường lớn, nơi có đông người qua lại, giao thông thuận tiện, diện tích rộng, có chỗ đỗ xe rộng,… 

Diện tích mặt bằng cần đảm bảo có đủ chỗ ngồi cho khách hàng. Đồng thời phân chia khu vực bếp, kho khoa học. Khi lập kế hoạch cần khảo sát giá thuê mặt bằng chung trong khu vực đó. Từ đó mới cân nhắc khả năng chi trả để lựa chọn mặt bằng phù hợp nhất. 

Tìm hiểu thêm: Bí quyết chọn mặt bằng nhà hàng & một số mẫu thiết kế đẹp

7. Bước 7: Thiết kế nhà hàng 

Sau khi đã chọn được mặt bằng thì chủ kinh doanh cần phân bổ diện tích phù hợp. Từ đó lên kế hoạch thiết kế - trang trí nhà hàng. Hãy lựa chọn đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp, uy tín để thiết kế nhà hàng đúng phong cách mà bạn muốn. Cách lựa chọn đồ nội thất, tông màu tường, đồ trang trí,… cần hết sức chú ý. 

Đọc ngay: Bỏ túi những bí kíp thiết kế nhà hàng ấn tượng, thu hút thực khách

8. Bước 8: Lên thực đơn 

Thiết kế, xây dựng menu là bước hết sức quan trọng chủ kinh doanh cần chú ý. Thông qua việc nghiên cứu khách hàng, đối thủ để lên thực đơn phù hợp. Bạn cần xác định món ăn mình kinh doanh. Đối với buffet thì bạn cần xác định giá tiền phù hợp. Cần xem xét yếu tố nguyên liệu như nguyên liệu theo mùa có thể đáp ứng hay không. Việc đặt tên cho món ăn cần được chú ý. Menu cần được thiết kế khoa học, đẹp mắt để tạo ấn tượng với khách hàng. Tránh đưa quá nhiều thông tin lên menu khiến khách hàng cảm thấy bị rối, gặp khó khăn trong việc lựa chọn đồ ăn. 

lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet

Xây dựng menu hấp dẫn hút khách

Xem ngay: Thực đơn nhà hàng là gì? Cách tạo menu khoa học và hấp dẫn

9. Bước 9: Thiết lập kế hoạch mua hàng

Các nguyên vật liệu, trang thiết bị ảnh hưởng tới món ăn mà bạn bán. Chính vì thế bạn cần thiết lập kế hoạch mua hàng cụ thể, chi tiết. Đó là:

Chủ cửa hàng cần lên danh sách trang thiết bị quan trọng, cần thiết cần phải mua khi mở nhà hàng buffet. Bạn cần tìm hiểu nguồn nhập hàng nào có giá cả phải chăng, đảm bảo chất lượng để tiết kiệm tối đa chi phí. Các dụng cụ cần có khi mở nhà hàng đó là:

  • Dụng cụ chế biến: nồi, chảo, dao, thớt, bếp, lò nướng, máy chế biến,…

  • Dụng cụ pha chế: máy pha chế, máy xay sinh tố, ly, cốc, đồ định lượng,…

Thiết lập kế hoạch mua hàng

Thiết lập kế hoạch mua hàng chi tiết

  • Thiết bị bảo quản thực phẩm: tủ lạnh, quầy đựng đồ,…. 

  • Vật dụng dành cho khách: bát, đũa, thìa, nĩa, giấy ăn, tăm….

  • Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng: máy in hoá đơn, máy tính tiền, phần mềm quản lý nhà hàng,… 

Đối với nguyên liệu chế biến thì các nguyên liệu phải được nhập định kỳ. Cần tìm kiếm nhà cung cấp đảm bảo uy tín, cung cấp thực phẩm tươi ngon. Mỗi tháng hoặc mỗi tuần theo định kỳ thì chủ kinh doanh cần lên kế hoạch cho số lượng khách hàng tới nhà hàng, nghiên cứu khả năng tiêu thụ món ăn để đưa ra phương án nhập nguyên liệu, nguyên liệu tồn kho để tránh tình trạng lãng phí, gây thất thoát vốn. 

Chủ kinh doanh cần phải định mức nguyên liệu cho từng món ăn chế biến. Từ đó dựa vào ước tính về số lượng khách hàng để biết số lượng nguyên liệu cần phải nhập. Bạn cũng cần phải chú ý lượng nhập, xuất, tồn kho để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của nhà hàng. 

10. Bước 10: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng và nhân viên cũng là những người có tác động và góp phần quyết định việc khách hàng có quay trở lại ở những lần sau hay không. Chính vì điều đó nên chủ kinh doanh cần lên kế hoạch chi tiết việc đào tạo nhân viên. Trước đó thì bạn cần lên kế hoạch tuyển dụng, số lượng nhân viên cần là bao nhiêu, ở phòng ban nào, lập ra quy trình làm việc. Bên cạnh đó, chế độ lương thưởng cũng cần phải được xem xét. 

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên

11. Bước 11: Xây dựng quy trình bán hàng 

Quy trình vận hành kinh doanh nhằm đảm bảo nhà hàng hoạt động mượt mà, trơn tru. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh để quyết định quy trình bán hàng. Bạn cần lập ra bảng quy trình chi tiết để có thể dựa vào đó để quản lý nhà hàng dễ dàng hơn. 

12. Bước 12: Lập kế hoạch marketing nhà hàng 

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng không thể thiếu bước lập kế hoạch marketing, quảng bá thương hiệu. Bạn cần xác định chiến lượng marketing, kênh tiếp thị, nội dung quảng cáo, thông điệp,… Công nghệ hiện nay rất phát triển, bạn có thể tận dụng các nền tảng online như: facebook, tiktok, zalo, youtube,… để quảng bá thương hiệu. Để thu hút khách hàng nhanh chóng thì bạn có thể nhờ tới các KOLs quảng bá. Ngoài ra, hãy tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để gia tăng doanh thu, đồng thời thu hút khách hàng. 

13. Bước 13: Quản lý và điều hành nhà hàng

Trong quá trình vận hành nhà hàng không thể tránh khỏi việc phát sinh một vài vấn đề. Chính vì thế chủ kinh doanh cần phải lên phương án quản lý chi tiết, kiểm tra thường xuyên để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Cuối ngày bạn sẽ cần phải kiểm tra nguyên liệu, dụng cụ, rà soát doanh thu bán hàng trong ngày. 

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet chi tiết. Bạn đọc có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. 

Bí quyết kinh doanh nhà hàng buffet chuyên nghiệp, hiệu quả: https://www.pos365.vn/bi-quyet-kinh-doanh-nha-hang-buffet-chuyen-nghiep-5840.html