Câu chuyện kinh doanh

Bạn đang có ý định sở hữu một thương hiệu kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và chưa biết cách kinh doanh thành công? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí tất tần tật những kinh nghiệm mở đại lý thức ăn chăn nuôi hiệu quả và nhanh hồi vốn. 

Kinh nghiệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi dành cho người mới

I. Tiềm năng của mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi 

Mở đại lý thức ăn chăn nuôi có lẽ không phải là mô hình kinh doanh mới lạ với nhiều chủ kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình này phù hợp hơn ở khu vực nông thôn, bởi nhu cầu chăn nuôi phát triển mạnh. Nhờ đó, mà tỷ lệ cạnh tranh không quá cao như những ngành nghề khác. 

Để trở thành đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi thì bạn cần phải đầu tư khá nhiều vốn cũng như nghiên cứu kỹ về nhu cầu quanh khu vực cửa hàng. Đồng thời xác định sản phẩm chủ đạo mà cửa hàng kinh doanh. 

Tiềm năng của mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Tiềm năng của mô hình bán thức ăn chăn nuôi

Nếu thu hút được khách hàng và có tệp khách hàng tiềm năng thì chắc chắn rằng mô hình kinh doanh này sẽ đem lại cho bạn nguồn doanh thu khủng. Cùng POS365 tìm hiểu kỹ hơn về những điều kiện và công việc cần chuẩn bị để trở thành đại lý bán thức ăn chăn nuôi ngay dưới đây nhé! 

II. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần điều kiện gì? 

Muốn mở đại lý thức ăn chăn nuôi cần điều kiện như thế nào? Dưới đây là những điều kiện bắt buộc để trở thành đại lý kinh doanh, hãy cùng tìm hiểu: 

Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần điều kiện gì?

Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần điều kiện gì?

Căn cứ theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, đại lý thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

  • Cung cấp hợp đồng mua bán với nhà sản xuất hay đại lý phân phối 

  • Có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh cụ thể, rõ ràng 

  • Nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng theo quy định. 

  • Sản phẩm kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thú ý theo quy định. 

>> Xem ngay: Gợi ý 15+ cách làm giàu từ chăn nuôi "hái ra tiền" năm 2023

III. Mở đại lý thức ăn chăn nuôi cần chuẩn bị gì? 

Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần chuẩn bị gì? Xác định mô hình kinh doanh là một trong những công việc mà bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu khai trương cửa hàng. Cùng tìm hiểu thêm những công việc khác mà bạn cần chuẩn bị ngay dưới đây nhé: 

3.1. Vốn kinh doanh 

Vốn kinh doanh là việc đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị trước khi kinh doanh bất cứ một ngành nghề nào. Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quy mô và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu không có kế hoạch chuẩn bị vốn kỹ càng thì khó có thể kinh doanh thành công. 

3.2. Xác định mô hình kinh doanh 

Công việc tiếp theo mà bạn cần chuẩn bị đó là xác định mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Việc định hướng hình thức kinh doanh là cách để bạn hiểu rõ về mô hình kinh doanh, sự phù hợp cũng như khả năng về tài chính. 

Xác định mô hình kinh doanh

Xác định mô hình kinh doanh

Với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Thông thường khi kinh doanh lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thì bạn có thể tham khảo hai mô hình sau: 

  • Mở đại lý thức ăn chăn nuôi 

  • Kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ 

  • Nhà phân phối thức ăn chăn nuôi. 

3.3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh 

Để kinh doanh thành công thì chủ cửa hàng cần có kế hoạch nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc. Việc khảo sát nhu cầu thị trường chính là cách để nắm bắt xu thế và nhu cầu của khách hàng. 

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu về mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh chiến lược của đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém. Từ đó, bạn sẽ có cho mình những kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả để cạnh tranh với các đối thủ nhằm thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng trung thành. 

>> Cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả: https://www.pos365.vn/thi-truong-muc-tieu-6246.html

3.4. Thủ tục mở đại lý thức ăn chăn nuôi 

Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng giống như những mô hình kinh doanh khác. Cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ. 

  • Bước 2: Sau khi tiếp nhận, cơ quan thẩm quyền cấp giấy biên nhận khi nhận hồ sơ. Trong vòng 03 ngày bạn sẽ nhận được thông báo về tính hợp lệ và giấy tờ cần bổ sung. 

  • Bước 3: Bổ sung hồ sơ nếu bị thiếu. Nếu hợp lệ thì sau 0 ngày kể từ ngày nộp bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

IV. Muốn mở đại lý thức ăn chăn nuôi cần bao nhiêu vốn? 

Mở đại lý thức ăn chăn nuôi cần bao nhiêu vốn? Tùy thuộc vào mô hình cũng như quy mô kinh doanh mà mức chi phí sẽ khác nhau. Dưới đây là những khoản chi cần thiết và cơ bản để bắt đầu kinh doanh mà bạn có thể tham khảo.

4.1. Chi phí cần thiết 

Đây là khoản chi cố định và không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Đặc biệt với mô hình kinh doanh cần nhiều vốn đầu tư như mở đại lý thức ăn chăn nuôi thì lại quan trọng và cần thiết hơn cả. Bạn có thể tham khảo như sau: 

mở đại lý thức ăn chăn nuôi

Chi phí cần thiết

  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh: Chi phí này dao động từ 10 - 30 triệu đồng, tùy thuộc vào khu vực và diện tích kinh doanh. 

  • Chi phí sửa chữa cửa hàng: Khoảng từ 20 - 50 triệu đồng. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ cửa hàng. Tuy nhiên với cửa hàng thức ăn chăn nuôi thì không cần quá cầu kỳ trong việc trang trí hay thiết kế. 

  • Chi phí nhập hàng: Chi phí này tốn nhiều nhất, dao động từ 50 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. 

  • Chi phí thuê nhân viên: Với cửa hàng lớn thì có thể thuê từ 1 - 2 nhân viên làm việc theo giờ, với mức chi phí từ 6 - 8 triệu đồng. 

  • Chi phí mua sắm kệ để sản phẩm và thiết bị: Dao động từ 8 - 15 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí có thể mua lại những kệ trưng bày ở những cửa hàng thanh lý. 

4.2. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí kể trên thì những chi phí khác như chi phí thay thế, sửa chữa thiết bị chiếu sáng, chi phí bù lỗ do vận chuyển nhầm đơn hàng… là những chi phí có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Để đảm bảo sự chủ động cũng như dễ dàng giải quyết những vấn đề xảy ra bạn nên dự phòng một khoản phí từ 5 - 10% tổng vốn đầu tư. Đây được coi là phương án đề phòng rủi ro hiệu quả nhất hiện nay. 

V. Kinh nghiệm mở đại lý thức ăn chăn nuôi dành cho người mới 

Khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần lưu ý gì để bắt đầu kinh doanh thành công? Dưới đây là những kinh nghiệm mở đại lý thức ăn chăn nuôi dành cho người mới bắt đầu, cùng tìm hiểu nhé: 

5.1. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh 

Mặt bằng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong mọi mô hình kinh doanh nào. Do đó, khi mở đại lý thức ăn chăn nuôi chủ kinh doanh nên lựa chọn cho mình những địa điểm kinh doanh phù hợp. 

Nên lựa chọn mặt bằng ở khu vực đông đúc dân cư, nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện để dễ dàng vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, nên mở ở khu vực đông dân cư nuôi trồng vật nuôi và thực vật để dễ dàng trong quá trình kinh doanh. 

5.2. Nghiên cứu và đánh giá thị trường 

Kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì bạn không thể bỏ qua bước nghiên cứu và đánh giá thị trường. Điều này giúp bạn đánh giá chính xác xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả hơn. 

Nghiên cứu và đánh giá thị trường

Nghiên cứu và đánh giá thị trường

Bạn có thể thực hiện những cuộc khảo sát bằng việc điều tra phiếu khảo sát của người tiêu dùng hay thực hiện những cuộc thăm dò ý kiến trên hội nhóm nuôi trồng vật nuôi, cây cối để có những đánh giá khách quan và chân thực. 

>> Xem ngay: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường

5.3. Lựa chọn nhà phân phối chính hãng 

Khi trở thành đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi hay nhà phân phối thì chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ cũng như chính sách giá đóng vai trò quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó, chủ kinh doanh cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp. 

Lựa chọn nhà phân phối chính hãng

Lựa chọn nhà phân phối chính hãng

Hiện nay có rất nhiều nhà phân phối thức ăn chăn nuôi trên thị trường. Bạn cần tham khảo kỹ thị trường để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với những tiêu chí đề ra cũng như xem xét kỹ đến các vấn đề về chính sách làm đại lý, mức giá cả hay chất lượng... 

5.4. Xác định sản phẩm kinh doanh chủ đạo

Mô hình kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào nhu cầu và định hướng kinh doanh tại khu vực bạn kinh doanh mà lựa chọn những sản phẩm phù hợp. 

Chẳng hạn như những loại thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn như: thóc, gạo, ngô, đậu tương, sắn, nguyên liệu nguồn gốc thủy sản, nguyên liệu nguồn gốc động vật… Hay những loại thực phẩm bổ sung như vitamin, cỏ khô, ngũ cốc… 

5.5. Chính sách chăm sóc và hỗ trợ khách hàng 

Để cạnh tranh với các đối thủ khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở nông thôn thì bạn cần có những chính sách chăm sóc, hỗ trợ khách hàng đặc biệt và chuyên nghiệp. Luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau bán để giữ chân khách hàng của mình. 

Chính sách chăm sóc và hỗ trợ khách hàng

Chính sách chăm sóc và hỗ trợ khách hàng

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập Fanpage bán hàng và hỗ trợ tư vấn online hay tư vấn tận nơi sau khi thăm khám để đảm bảo tính kịp thời cũng như tạo ra sự khác biệt để khách hàng lựa chọn và tin tưởng. 

>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn nhất

5.6. Chính sách giao hàng tận nơi 

Song song với những chính sách chăm sóc và hỗ trợ khách hàng thì những chính sách giao hàng tận nơi hay miễn phí phí giao hàng cũng là ý tưởng kinh doanh đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hiện nay. 

Việc tư vấn, hỗ trợ online và giao hàng tận nơi đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời và đem lại hiệu quả cho cả người bán và người mua. Do đó, nếu bạn có ý định trở thành đại lý thức ăn chăn nuôi thì nên thiết lập chính sách giao hàng tận nơi nhé. 

5.7. Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả 

Kinh nghiệm mở đại lý thức ăn chăn nuôi được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn hiện nay đó là sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp hiệu quả. Không chỉ giúp việc kinh doanh được trở nên đơn giản, dễ dàng và an toàn hơn mà còn hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. 

Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả

Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả POS365

Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp POS365 tự hào là phần mềm quản lý với hơn 90.000 khách hàng trên khắp cả nước tin dùng với những tính năng ưu việt nhất hiện nay. Cụ thể như sau: 

  • Quản lý hàng hóa và tồn kho nhanh chóng, hiệu quả 

  • Theo dõi báo cáo công nợ phải thu, phải trả khách hàng, nhà cung cấp 

  • Quản lý thông tin khách hàng, thiết lập chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành riêng cho nhóm khách hàng thân thiết 

  • Quản lý thông tin nhân viên và phân quyền cho nhân viên 

  • Báo cáo thống kê chi tiết và chính xác doanh thu theo thời gian thực 

  • Kho lưu trữ hàng hóa, thông tin khách hàng không giới hạn 

  • Quản lý từ xa ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin và kinh nghiệm kinh doanh thức ăn chăn nuôi mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả và an toàn. Chúc bạn thành công! 

>> Bạn đang quan tâm: Các cửa hàng vật tư nông nghiệp chất lượng nhất hiện nay