Câu chuyện kinh doanh

Các thiết bị âm thanh chẳng hạn như loa, tai nghe là những sản phẩm thu hút được rất nhiều người dùng. Trên thị trường ngày nay có các sản phẩm loa kiểm âm có nhiều kích thước khác nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Bởi vì nhu cầu tăng cao nên nhiều người đang coi kinh doanh thiết bị âm thanh là một mô hình đầu tư lý tưởng. Cùng chúng tôi tìm hiểu các kinh nghiệm khi kinh doanh lĩnh vực này.

Những kinh nghiệm mà bạn cần biết khi kinh doanh thiết bị âm thanh

I. Nhu cầu sử dụng các thiết bị âm thanh hiện nay

Nhu cầu người dùng sử dụng các thiết bị âm thanh đang ngày một đa dạng và phổ biến trong mọi lĩnh vực từ giải trí, âm nhạc, giáo dục cho đến công nghiệp.

Trong giải trí, các thiết bị âm như loa, amply, mixer, micro, soundbar, tai nghe... được sử dụng trong các quán bar, quán cafe, phòng karaoke, rạp chiếu phim, hội trường, sân khấu để phục vụ cho nhu cầu giải trí của khách hàng.

Nhu cầu sử dụng các thiết bị âm thanh hiện nay

Nhu cầu sử dụng các thiết bị âm thanh hiện nay

Trong âm nhạc, các thiết bị âm thanh được sử dụng để thu âm và phát nhạc. Các thiết bị này bao gồm mixer, microphone, loa, ampli, headphone... được sử dụng trong các phòng thu âm, sân khấu, hội trường, nhà thờ, nhà hát, trường học để phục vụ cho nhu cầu biểu diễn, hát live hay sử dụng trong các lớp học.

Trong công nghiệp, các thiết bị âm thanh được sử dụng để phát âm thanh cảnh báo, hướng dẫn, thông báo trong các nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp.

Tóm lại, nhu cầu sử dụng các thiết bị này hiện nay rất đa dạng và phổ biến trong mọi lĩnh vực nên đây chắc chắn kinh doanh thiết bị âm thanh là một mô hình kinh doanh lý tưởng nếu bạn đang có ý định đầu tư. 

II. Những điều cần biết trước khi mở cửa hàng âm thanh

Dù kinh doanh bất cứ mô hình nào bạn cũng cần chuẩn bị một vài yếu tố sau đây để quá trình kinh doanh đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.1 Phân tích cạnh tranh trên thị trường

Quá trình phân tích cạnh tranh giúp bạn có thể dễ dàng xác định đối thủ cạnh tranh của bạn đang là ai. Bên cạnh đó, đâu là những điểm mạnh, điểm yếu của họ để bạn có thể rút ra kinh nghiệm và học hỏi. Từ đó bạn có thể dễ dàng hiểu được sản phẩm của mình và lựa chọn được hình thức tiếp thị phù hợp và hiệu quả.

Và để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, các nhà kinh doanh cần có những chiến lược kinh doanh rõ ràng và khác biệt để có được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Các lợi thế ở đây có thể là giá cả, chất lượng thiết bị hoặc dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng,.. Việc phân tích cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn phát triển ổn định và có thể thu lại lợi nhuận nhanh chóng.

>> Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả trong 7 bước

2.2 Tìm kiếm nhà phân phối phù hợp

Kinh doanh thiết bị âm thanh thì hiển nhiên thiết bị chính là sản phẩm cốt lõi, vậy nên việc tìm được thiết bị tốt và chất lượng sẽ quyết định đến chất lượng, uy tín, dịch vụ mà bạn muốn mang đến cho khách hàng.

Tìm kiếm nhà phân phối phù hợp

Tìm kiếm nhà phân phối phù hợp

Bên cạnh đó nếu bạn tìm được nhà cung cấp các thiết bị âm thanh chất lượng với chi phí phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ sớm thu lại được vốn đầu tư. Nhưng để có thể tìm được nguồn cung cấp thiết bị chất lượng luôn là vấn đề mà rất nhiều chủ cửa hàng đang tìm cách giải quyết.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng. Nó không chỉ gây hoang mang cho người mua mà cả những người nhập hàng về kinh doanh cũng không hỏi gây hoang mang. Để tránh việc gặp phải rủi ro khi tìm nhà cung cấp thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi muốn bắt đầu kinh doanh.

Cách tốt nhất là bạn nên ưu tiên những đơn vị phân phối chính hãng từ những thương hiệu uy tín để hạn chế những nguồn hàng chất lượng. Đây sẽ là những nguồn hàng an toàn và giảm rủi ro nhất cho bạn khi bạn còn đang quá xa lạ trong lĩnh vực này.

2.3 Nguồn vốn cần có để bắt đầu kinh doanh thiết bị âm thanh

Để có thể mở cửa hàng âm thanh thành công trước hết bạn cần phải có một số vốn nhất định. Nếu bạn chỉ có số vốn nhỏ và muốn mở cửa hàng ở mức trung bình thì số vốn bạn cần chuẩn bị sẽ giao động từ 100.000.000 VNĐ đến 150.000.000 VNĐ.

Bạn sẽ cần chuẩn bị ít nhất là 4 loại chi phí, cụ thể như sau:

  • Chi phí thuê địa điểm: Bạn muốn mở cửa hàng bán thiết bị âm thanh ở gần khu vực trung tâm hay các khu vực đông dân cư thì chi phí cho mặt bằng sẽ khoảng 20 - 50 triệu đồng/tháng. 

  • Chi phí thuê nhân sự: Bạn sẽ không thể nào có đủ thời gian để quản lý cả cửa hàng. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể chi 1 khoản để thuê nhân viên bán hàng, sửa hàng. Số lượng tối đa nhân sự được thuê sẽ là 10 người và ghi cụ thể vào trong giấy đăng ký kinh doanh.

  • Vốn cho trang thiết bị cần thiết: Thông thường số vốn bạn cần chuẩn bị để nhập các thiết bị cơ bản cho cửa hàng sẽ rơi vào khoảng 30 - 100 triệu đồng. Để đảm bảo cửa hàng hoạt động hiệu quả và ổn định bạn cần dành thêm một khoản cho kệ, quầy thu ngân, phần mềm quản lý bán hàng,...

  • Các loại thuế cần đóng: Sau khi của hàng âm thanh đã hoạt động thì chủ kinh doanh phải tiến hành đóng các khoản thuế dựa theo quy định của pháp luật. Một số loại thuế cơ bản bao gồm: thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài,...

2.4 Chọn địa điểm và thiết kế cửa hàng

Việc chọn địa điểm kinh doanh thiết bị âm thanh là rất quan trọng để có thể thu hút khách hàng và tạo ra một không gian mua sắm cũng như trải nghiệm âm nhạc tốt nhất cho khách hàng. Dưới đây là một số gợi ý cho việc chọn địa điểm và thiết kế cửa hàng kinh doanh thiết bị âm thanh:

Chọn địa điểm và thiết kế cửa hàng

Chọn địa điểm và thiết kế cửa hàng

  • Địa điểm: Chọn một địa điểm thuận tiện cho khách hàng đến mua sắm và dễ dàng tìm kiếm. Địa điểm nên được đặt ở khu vực đông đúc, gần trung tâm thành phố hoặc tại các khu mua sắm, siêu thị, trung tâm thương mại.

  • Thiết kế cửa hàng: Thiết kế cửa hàng cần phải tạo ra một không gian mua sắm thân thiện, dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm cho khách hàng. Cửa hàng nên được trang bị nhiều thiết bị âm thanh để khách hàng có thể thử và trải nghiệm đầy đủ các sản phẩm. Ngoài ra, cửa hàng cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị chiếu sáng và không gian thoáng để tạo ra một không gian mua sắm thoải mái và trải nghiệm âm nhạc tốt nhất. Thiết kế cửa hàng nên được tạo ra với phong cách hiện đại, tiện nghi và tạo cảm giác thân thiện với khách hàng.

  • Bố trí sản phẩm: Sản phẩm nên được bố trí một cách khoa học và hợp lý để dễ dàng tìm kiếm và truy cập. Các sản phẩm nên được đặt tại các kệ, tủ, hoặcàn để khách hàng có thể tham khảo và trải nghiệm dễ dàng.

>> Xem thêm: Làm thế nào để chọn địa điểm kinh doanh để mua may bán đắt?

III. Kinh nghiệm để kinh doanh thiết bị âm thanh đạt hiệu quả

Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao bạn cần có thêm những kinh nghiệm khác để có thể thu được lợi nhuận sớm nhất. Cùng POS365 tham khảo một số kinh nghiệm sau đây.

3.1 Lựa chọn sản phẩm trọng tâm muốn kinh doanh

Việc chọn ra các sản phẩm trọng tâm mà bạn muốn kinh doanh cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số gợi ý cho việc lựa chọn sản phẩm trọng tâm:

Lựa chọn sản phẩm trọng tâm muốn kinh doanh

Lựa chọn sản phẩm trọng tâm muốn kinh doanh

  • Nếu bạn lựa chọn loa thì đây là một sản phẩm quan trọng trong ngành âm thanh, có rất nhiều loại loa khác nhau với các tính năng và chất lượng âm thanh khác nhau. Vậy nên bạn cần chọn các loại loa có chất lượng âm thanh tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với các tính năng như kết nối Bluetooth, Wifi, dễ dàng di chuyển, thời lượng pin lâu, chống nước...

  • Nếu sản phẩm chủ lực của bạn là tai nghe thì đây là một sản phẩm phổ biến trong ngành âm thanh, có rất nhiều loại tai nghe khác nhau với các tính năng và chất lượng âm thanh khác nhau. Cần chọn các loại tai nghe có chất lượng âm thanh tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với các tính năng như kết nối Bluetooth, jack cắm 3.5mm, độ bền cao, thiết kế thoải mái và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

  • Amplifier cũng là một sản phẩm quan trọng trong ngành âm thanh, có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh. Cần chọn các loại amplifier với chất lượng âm thanh tốt, có các tính năng như kết nối Bluetooth, Wifi, độ bền cao, thiết kế hiện đại và dễ dàng sử dụng. 

>> Xem thêm: Top 10 dàn âm thanh karaoke gia đình tốt nhất 2023

3.2 Lên kế hoạch kinh doanh và chiến lược quảng bá sản phẩm

Đối với việc kinh doanh thiết bị âm thanh, các sản phẩm thường sẽ được sử dụng trong thời gian khá lâu. Khách hàng có thể sẽ quay lại sau 2 năm đến 5 năm thậm chí là 10 năm. Vậy nên chủ cửa hàng cần lên một kế hoạch kinh doanh cụ thể nhất để có thể thu hút khách hàng. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo một số chiến lược quảng bá sản phẩm sau đây:

Lên kế hoạch kinh doanh và chiến lược quảng bá sản phẩm

Lên kế hoạch kinh doanh và chiến lược quảng bá sản phẩm

  • Tạo ra website với giao diện đẹp, dễ dàng sử dụng và chia sẻ thông tin sản phẩm.

  • Quảng cáo trên các kênh truyền thông: TV, đài phát thanh, báo chí, tạp chí chuyên ngành...

  • Sử dụng các mạng xã hội để quảng bá sản phẩm: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Youtube...

  • Tổ chức các sự kiện liên quan đến âm nhạc và thiết bị âm thanh để thu hút khách hàng và quảng bá sản phẩm.

  • Tạo ra các chương trình giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm trực tuyến và trực tiếp.

  • Tìm kiếm và hợp tác với các đối tác, người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm.

3.3 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu quy trình

Hiện nay có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thiết bị âm thanh ưu tiên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu quy trình quản lý, tiết kiệm thời gian và chi phí. Một trong những phần mềm quản lý đang rất được nhiều chủ cửa hàng tin tưởng và lựa chọn đó chính là POS365.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu quy trình

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu quy trình

Với phần mềm này bạn có thể:

  • Quản lý hàng hóa: Các sản phẩm sẽ cần được quản lý một cách rõ ràng, khoa học thông qua việc quản lý phân chia theo mã vạch giúp việc quản lý, tìm kiếm và kiểm kê sản phẩm một cách nhanh chóng. 

  • Quản lý kho hàng: Các thông tin về số lượng sản phẩm xuất - nhập - tồn luôn được cập nhật liên tục và chính xác tuyệt đối hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hàng hóa, chi phí của doanh nghiệp. 

  • Cho phép quản lý bán hàng đồng thời cả online lẫn offline với nhiều phương thức thanh toán đa dạng.

  • Mọi thông tin về khách hàng đều cần phải quản lý chặt chẽ, hiệu quả và đưa ra những chính sách ưu đãi thích hợp cho từng nhóm khách hàng. 

Ngoài ra còn một số tính năng như báo cáo, quản lý tài chính và quản lý đơn hàng được rất nhiều khách hàng đón nhận.

Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã chia sẻ để hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh thiết bị âm thanh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn nếu muốn tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh này.