Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh nhà trọ là một trong những hình thức kinh doanh tuy không mới lạ nhưng đem lại nguồn siêu lợi nhuận và ổn định cho nhà đầu tư. Hãy cùng POS365 tìm hiểu tất tần tật những thông tin cũng như cách thiết lập kế hoạch kinh doanh dãy nhà trọ cùng bí quyết kinh doanh thành công nhất hiện nay ngay trong bài viết này nhé! 

Bí quyết kinh doanh nhà trọ siêu lợi nhuận [Update 2024]

I. Những lợi thế và khó khăn khi kinh doanh nhà trọ? 

Kinh doanh dãy nhà trọ tuy không phải là mô hình kinh doanh mới lạ nhưng vẫn không thể phủ nhận sức hút của mô hình này cũng như nhu cầu thuê trọ ngày nay ngày càng cao. Đặc biệt tại khu công nghiệp, trường học hay ở những thành phố lớn. Hãy cùng tìm hiểu những lợi thế cùng những rủi ro khi kinh doanh mô hình này để đưa ra những quyết định chính xác nhất nhé. 

1.1. Lợi thế kinh doanh mô hình nhà trọ 

Mô hình kinh doanh phòng trọ cho thuê không chỉ giúp chủ đầu tư có nguồn lợi nhuận ổn định mỗi tháng mà còn giúp tăng giá trị bất động sản thực tại. Trong trường hợp các phòng trọ này không sử dụng với mục đích cho thuê hay không thì bất động sản đất nền của chủ đầu tư vẫn có khả năng sinh lợi nhuận. 

Lợi thế kinh doanh mô hình nhà trọ

Lợi thế kinh doanh mô hình nhà trọ

Có thể thấy kinh doanh nhà phòng trọ mà một trong những mô hình kinh doanh lợi nhuận cao cũng như phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, mức thu nhập từ thấp đến cao. Đặc biệt, hiện nay khi nhu cầu cho thuê ngày càng tăng cao khi càng có nhiều người đổ về những thành phố lớn để học tập và làm việc hay những khu công nghiệp. 

1.2. Những khó khăn 

Bên cạnh những lợi thế thì những rủi ro khi kinh doanh nhà trọ tiềm ẩn gây nhiều khó khăn cho chủ nhà trọ, cụ thể như sau: 

Những khó khăn khi kinh doanh dãy nhà trọ

Những khó khăn khi kinh doanh dãy nhà trọ

  • Chủ nhà trọ cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, thủ tục đăng ký cho thuê vì đây là lĩnh vực kinh doanh này liên quan đến những vấn đề bất động sản và dân sinh. 

  • Theo quy định của Pháp luật hiện thì chủ nhà trọ cần trả một mức thuế là 10% doanh thu/ tháng. Trong đó gồm 5% thuế thu nhập cá nhân và 5% doanh thu. 

  • Thời gian thu hồi vốn tương đối chậm, bởi chi phí đầu tư xây dựng và thiết kế phòng trọ khá lớn. Khi mới bắt đầu kinh doanh có thể chưa có lượng khách hàng ổn định nên khả năng hoàn vốn chậm. 

  • Vấn đề quản lý người thuê trọ khá phức tạp cũng như đặc biệt chú trọng đến vấn đề an ninh để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. 

II. Mô hình kinh doanh nhà trọ cho thuê phổ biến nhất hiện nay 

Cùng tìm hiểu top những mô hình kinh doanh dãy nhà trọ phổ biến hiện nay để có cho mình những sự lựa chọn an toàn và phù hợp với tình hình tài chính nhất nhé! 

2.1. Mô hình phòng trọ giá rẻ

Mô hình kinh doanh này phù hợp với những chủ đầu tư có lợi thế về đất đai. Nếu khu vực bạn kinh doanh gần như khu vực trường học hay khu công nghiệp nhỏ lẻ hoặc những người có phân khúc thu nhập thấp thì đây là cơ hội để bạn “hốt bạc”.

Mô hình phòng trọ giá rẻ

Mô hình phòng trọ giá rẻ

Theo chia sẻ từ một số chủ trọ cho biết, với phòng trọ có mức giá từ 1.5 triệu đồng đến 4 triệu đồng có thể ở từ 2 - 4 người, rất phù hợp với những công nhân có thu nhập thấp hay các bạn sinh viên. Như vậy, nếu sở hữu 10 phòng trọ theo mô hình này thì mỗi tháng bạn có thể thu được khoảng 15 triệu - 40 triệu đồng. Chưa kể những khoản thu khác như phí điện nước, internet, thu rác… 

Như vậy, có thể thấy mô hình kinh doanh dãy nhà trọ giá rẻ này chỉ phù hợp với những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, diện tích từ 10 - 25m2 và gần khu công nghiệp, trường học hoặc vùng xa trung tâm thành phố từ 10 - 15km. 

2.2. Kinh doanh nhà cho thuê giá trung bình 

Phân khúc thuê phòng trọ giá trung bình ngày càng tăng cao khi đời sống của con người ngày càng phát triển cũng như nhu cầu tìm kiếm một nơi ở yên tĩnh, an toàn và đầy đủ tiện ích ngày càng xuất hiện nhiều hiện nay. 

kinh doanh nhà trọ

Kinh doanh nhà cho thuê giá trung bình

Đây là mô hình kinh doanh phù hợp với chủ nhà trọ có tiềm lực về tài chính. Bởi chi phí đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư trang bị cơ sở vật chất khá tốn kém. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng mục tiêu lại phổ biến và dễ dàng tìm kiếm hơn so với mô hình kinh doanh phòng trọ khác. 

Khách hàng mục tiêu của mô hình này là những người có thu nhập khá từ 100 - 200 triệu đồng/ năm. Và thường được xây dựng gần các trung tâm thành phố, nơi có nhiều tiện tích như gần trường học, chợ, toà nhà văn phòng, giao thông thuận lợi… 

2.3. Mô hình kinh doanh nhà thuê cao cấp 

Đây là hình thức kinh doanh nhà cho thuê cao cấp đang thịnh hành và hứa hẹn đem đến những cơ hội phát triển trong tương lai. Mô hình này phù hợp với những người có thu nhập cao, những người lao động trí thức, văn phòng, kinh doanh… 

Mô hình kinh doanh nhà cho thuê cao cấp

Mô hình kinh doanh nhà cho thuê cao cấp

Để kinh doanh mô hình nhà trọ cao cấp này thì chủ đầu tư cần chú trọng về ý tưởng thiết kế, nội thất căn hộ cũng như chất lượng dịch vụ cho thuê để thu hút khách hàng cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác. 

Đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu cho mô hình kinh doanh nhà cho thuê là họ cần một không gian yên tĩnh, an ninh tốt, thuận tiện cũng như có nhiều tiện ích để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Do đó, nếu có ý định kinh doanh mô hình này bạn cần có nguồn tài chính dồi dào cũng như chỉ nên xây dựng ở những khu vực trung tâm thành phố lớn. 

III. Kinh doanh nhà trọ có cần giấy phép? 

Theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Như vậy, kinh doanh nhà trọ là mô hình kinh doanh không thuộc những trường hợp nêu trên và bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. 

giấy phép kinh doanh nhà trọ

Kinh doanh mô hình nhà trọ có cần giấy phép? 

Trong trường hợp chủ nhà trọ không đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Pháp luật, cụ thể như sau: 

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký theo quy định tại Điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP;

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định tại Điểm c khoản 1 điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

3.1. Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh nhà trọ đối với hộ kinh doanh 

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ, nhà trọ theo hình thức hộ kinh doanh bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3.2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh phòng trọ đối với doanh nghiệp 

Theo Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà trọ dưới hình thức doanh nghiệp gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

  • Điều lệ công ty (hoặc dự thảo điều lệ nếu chưa có quyết định chính thức);

  • Văn bản nêu rõ danh sách những cổ đông và thành viên sáng lập công ty (danh sách cổ đông, danh sách thành viên);

  • Bản sao các giấy tờ chứng thực thành viên, người đại diện theo pháp luật (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước);

  • Giấy tờ chứng thực thành viên, người đại diện theo pháp luật;

  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định.

3.3. Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ, nhà trọ

Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh phòng trọ 

  • Thành lập hộ kinh doanh 

  • Thành lập doanh nghiệp 

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà trọ theo quy định.

đăng ký kinh doanh nhà trọ

Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh phòng trọ, nhà trọ

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện 

  • Đối với doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Bước 4: Thực hiện bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp không hợp lệ hoặc thiếu sót

Bước 5: Nhận kết quả từ 3 - 5 ngày làm việc. 

3.4. Thuế kinh doanh nhà trọ 

Căn cứ theo quy định của pháp luật, với hoạt động kinh doanh phòng trọ có doanh thu hàng năm bằng hoặc dưới 100 triệu đồng thì không cần kê khai hay nộp bất cứ loại thuế nào. Ngược lại, với hoạt động kinh doanh nhà cho thuê có doanh thu hàng năm trên 100 triệu đồng thì phải đóng đầy đủ 3 loại thế sau: 

  • Thuế môn bài 

  • Thuế giá trị gia tăng 

  • Thuế thu nhập cá nhân 

IV. Cần chuẩn bị gì khi kinh doanh phòng trọ cho thuê? 

Kinh doanh nhà trọ cần gì? Tất tần tật những thông tin cũng như kế hoạch kinh doanh mô hình nhà cho thuê sẽ được chúng tôi bật mí chi tiết ngay sau đây. Chắc chắn sẽ giúp bạn có mình những kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng và hiệu quả. 

4.1. Chuẩn bị vốn đầu tư  

Đây là việc đầu tiên và quan trọng mà chủ đầu tư cần chuẩn bị khi kinh doanh nhà trọ. Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh cũng như tiềm lực về kinh tế mà chủ nhà trọ nên chuẩn bị sẵn sàng cũng như dự trù những chi phí cần thiết để bắt đầu kinh doanh. 

Chuẩn bị vốn đầu tư

Chuẩn bị vốn đầu tư

Việc xác định nguồn vốn đầu tư sẽ giúp chủ nhà trọ có kế hoạch xây dựng và kinh doanh phòng trọ phù hợp và hiệu quả. Cũng như dễ dàng đo lường, kiểm soát và đánh giá kết quả kinh doanh. Lời khuyên dành cho bạn đó là thiết lập kế hoạch tài chính càng chi tiết càng tốt, càng giúp bạn đánh giá và đưa ra những giải pháp khi không may gặp phải những rủi ro về tài chính. 

4.2. Chuẩn bị kiến thức 

Song song với việc chuẩn bị tài chính thì việc trang bị kiến thức kinh doanh cũng như những kiến thức về lĩnh vực kinh doanh nhà cho thuê là điều cần thiết và không thể bỏ qua. 

Trang bị kiến thức cũng như cập nhật xu hướng thị trường kinh doanh lĩnh vực nhà cho thuê sẽ giúp bạn có cho mình những định hướng phát triển kinh doanh, nhằm đạt được những thành quả nhất định cũng như đạt được những mục tiêu về lợi nhuận, rút ngắn thời gian thu hồi vốn. 

kinh doanh nhà trọ

Chuẩn bị kiến thức

Chủ nhà trọ có thể cập nhật những thông tin và tin tức trên các báo đài, phương tiện truyền thông trên mạng xã hội để nắm bắt chính xác xu hướng và nhu cầu của thị trường. Đồng thời cũng đừng quên việc tham khảo những mô hình kinh doanh tương tự để có cho mình những kinh nghiệm riêng nhé. 

4.3. Xác định mô hình kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà trọ phù hợp chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công khi bắt đầu kinh doanh lĩnh vực nhà cho thuê. Như đã nêu ở trên thì hiện nay có 3 mô hình kinh doanh phổ biến là: kinh doanh nhà cho thuê giá rẻ, mô hình kinh doanh giá trung bình và kinh doanh căn hộ cao cấp. 

Xác định mô hình kinh doanh phù hợp

Xác định mô hình kinh doanh phù hợp

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng cũng như tính phù hợp trong mỗi môi trường và điều kiện là khác nhau. Để xác định mô hình kinh doanh phù hợp thì bạn cần dựa trên yếu tố về vị trí địa lý, địa điểm kinh doanh, tiệc ích xung quanh, đối tượng khách hàng mục tiêu… Từ đó đưa ra lựa chọn về mô hình kinh doanh phù hợp. 

4.4. Ý tưởng thiết kế nhà trọ 

Sau khi xác định mô hình kinh doanh nhà cho thuê thì chủ nhà trọ hãy tìm kiếm cho mình những ý tưởng thiết kế nhà trọ phù hợp cũng như cần có tính độc đáo và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự tiện lợi về vị trí, chất lượng dịch vụ cũng như vấn đề an toàn an ninh hay thiết kế phòng trọ hiện đại, khoa học… chính là những yếu tố thu hút khách thuê. 

kinh doanh nhà trọ cần gì

Ý tưởng thiết kế nhà trọ 

Đặc biệt trong bối cảnh phát triển như hiện nay, những đòi hỏi về sự tiện ích, an ninh là những tiêu chí được lựa chọn hàng đầu. Vì vậy, chủ nhà trọ nên tham khảo những mẫu thiết kế phù hợp cũng như đem đến cho khách thuê những trải nghiệm tốt nhất. 

4.5. Xác định khách hàng mục tiêu  

Kinh doanh nhà trọ cho thuê hiệu quả thì không thể không chuẩn bị kế hoạch xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Xác định khách hàng mục tiêu chính là cách để bạn thực hiện những chiến lượng kinh doanh và những kế hoạch marketing một cách chính xác và hiệu quả. Cũng như giảm thiểu những rủi ro, tiết kiệm thời gian và nhân lực. 

kinh doanh nhà trọ cần gì

Xác định khách hàng mục tiêu

Tuỳ thuộc vào mỗi mô hình kinh doanh mà đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ khác nhau. Như vậy, những chiến lược này cũng khác bởi ảnh hưởng bởi mức thu nhập, nghề nghiệp, tính cách và nhu cầu. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên nghiên cứu khách hàng mục tiêu một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

>> Đọc thêm: 17 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất 2024

4.6. Thiết lập chiến lược kinh doanh 

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì không thể bỏ qua bước thiết lập những chiến lược kinh doanh. Việc chuẩn bị này sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc. 

Thiết lập chiến lược kinh doanh

Thiết lập chiến lược kinh doanh

Những chiến lược kinh doanh sẽ được xây dựng và thực thi vào mỗi giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn, khi mới khai trương nhà cho thuê thì chủ nhà trọ nên thực hiện những chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng cũng như đưa ra những chương trình ưu đãi về mức giá hay các dịch vụ đi kèm để tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

>> Xem ngay: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

V. Kinh doanh nhà trọ cần bao nhiêu vốn? 

Chi phí thiết kế và xây dựng nhà trọ là một trong những khoản đầu tư lớn nhất cũng như đòi hỏi sự tỉ mỉ và tâm huyết của chủ trọ. Hãy cùng tìm hiểu thêm những chi phí cần thiết khác để hoàn thành dự án kinh doanh dãy nhà trọ ngay dưới đây nhé. 

5.1. Chi phí thiết kế và xây dựng 

Là chi phí cố định đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu những chiến lược kinh doanh nhà cho thuê. Chủ đầu tư có thể dự trù chi phí này khoảng từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào mô hình, quy mô kinh doanh cũng như mục tiêu kinh doanh mà mức chi phí này có thể cao hay thấp hơn nhé. 

kinh doanh nhà trọ cần bao nhiêu vốn

Chi phí thiết kế và xây dựng

Với mô hình kinh doanh cơ bản hay giá rẻ thì chủ nhà trọ không cần đầu tư quá cầu kỳ hay kỹ lưỡng. Bởi đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập thấp. Do đó, chỉ nên chú trọng đến yếu tố thiết kế gọn gàng và đầy đủ tiện ích cơ bản. Ngược lại với mô hình kinh doanh căn hộ cao cấp thì chủ đầu tư cần có kế hoạch thiết kế cho từng căn hộ cũng như chi phí cho xây dựng cũng cần được cân nhắc và tính toán sao cho phù hợp với ngân sách. 

5.2. Chi phí mua sắm trang thiết bị 

Đây là chi phí cố định cần thiết mà bạn cần quan tâm, đặc biệt với mô hình kinh doanh nhà trọ giá trung bình và cao cấp. Với hai mô hình kinh doanh này thì việc đầu tư trang thiết bị cơ bản cho mỗi phòng trọ hay căn hộ và điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách thuê. 

Chi phí mua sắm trang thiết bị

Chi phí mua sắm trang thiết bị

Những thiết bị cơ bản này có thể kể đến như: giường, tủ quần áo, gương, máy giặt, tủ lạnh, bếp, bàn ghế… Chi phí dự trù cho danh mục đầu tư này khoảng từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Phụ thuộc vào quy mô cũng như mô hình kinh doanh. 

5.3. Chi phí quản lý 

Bên cạnh những chi phí cố định kể trên thì chi phí quản lý là một trong những chi phí không cố định. Do đó, không phải mô hình kinh doanh nào cũng phải tốn chi phí quản lý này. 

kinh doanh nhà trọ cần bao nhiêu vốn

Chi phí quản lý

Chi phí quản lý nhà trọ cho thuê có thể kể đến như chi phí thuê nhân viên quản lý, chi phí thuê bảo vệ an ninh hay chi phí quản lý website, fanpage nhà trọ trên các nền tảng mạng xã hội… Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại hình, mục tiêu kinh doanh cũng như ngân sách đầu tư mà chi phí này có thể không có. Nhưng với mô hình kinh doanh nhà trọ cao cấp thì nên đầu tư cho chi phí này, giúp bạn dễ dàng kiểm soát các hoạt động kinh doanh cũng như đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách thuê. 

5.4. Chi phí Marketing 

Thông thường chi phí này sẽ dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Khi chủ trọ sử dụng càng nhiều chiến lược marketing thì mức chi phí này càng cao. Tuy nhiên, cần có kế hoạch đo lường và đánh giá hiệu quả marketing để có những thay đổi kịp thời cũng như không ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu. 

Những hoạt động marketing có thể kể đến khi kinh doanh dãy nhà trọ như: chi phí chạy quảng cáo, chi phí PR, chi phí seeding trên các hội nhóm hay diễn đàn, chi phí in tờ rơi, banner, biển hiệu… 

5.5. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí cố định và không cố định kể trên thì khi kinh doanh mô hình nhà trọ cho thuê cần chi trả cho những chi phí như chi phí đăng ký thủ tục kinh doanh hay chi phí phát sinh như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, chi phí thay thế hoặc sửa chữa nội thất… Do đó, chủ nhà trọ nên có kế hoạch dự phòng cho những khoản chi phát sinh có thể xảy ra để không gặp phải những rắc rối về tài chính khi không may gặp phải những rủi ro. 

kinh doanh nhà trọ cần bao nhiêu vốn

Chi phí khác

Như vậy, có thể thấy chi phí cần thiết để kinh doanh nhà trọ dao động từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng, tuỳ thuộc vào mô hình và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên nếu bạn không có quá nhiều vốn đầu tư nhưng vẫn mong muốn trở thành chủ trọ thì có thể tận dụng ngay không gian tại nhà của mình, với những phòng không sử dụng đến thì có thể cho thuê. Nhưng cần lưu ý về đối tượng thuê để đảm bảo an toàn cho chính bạn cũng như khu xóm xung quanh nhé. 

VI. Bí quyết kinh doanh phòng trọ cho thuê siêu lợi nhuận

Sàng lọc đối tượng khách thuê trọ là một trong những bí quyết kinh doanh dãy nhà trọ hiệu quả được bật mí từ nhiều chủ nhà trọ khác. Cùng khám phá ngay những bí kíp kinh doanh đắt giá nhất mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây. 

6.1. Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường 

Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường là điều cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh dãy nhà trọ thì đừng bỏ qua bước này nhé. 

Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường

Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường

Việc phân tích và nghiên cứu thị trường càng chi tiết càng giúp bạn hình dung rõ nhu cầu của thị trường cũng như chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó thiết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thành công. 

6.2. Sàng lọc đối tượng cho thuê 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ từ nhiều chủ trọ khác cho biết, việc sàng lọc đối tượng khách cho thuê là điều cần thiết và quan trọng. Không chỉ giúp chủ trọ hạn chế những rắc rối, rủi ro cũng như không gây ảnh hưởng đến sự uy tín và kinh tế. 

kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

Sàng lọc đối tượng cho thuê

Bởi không phải khách thuê trọ cũng có nhận thức và hành vi nghiêm túc. Có những người sống kỷ luật, tuân thủ quy định nhưng cũng có không ít đối tượng sống thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến các phòng xung quanh. 

Vì vậy để kinh doanh nhà cho thuê lâu dài, lợi nhuận cao bạn nên đưa ra những yêu cầu và quy định khi khách thuê trọ để đảm bảo an ninh, an toàn cho những khách thuê khác. 

6.3. Hợp đồng thuê rõ ràng và hợp pháp 

Bí quyết kinh doanh dãy phòng trọ hiệu quả và an toàn đó là chuẩn bị hợp đồng cho thuê rõ ràng, minh bạch và hợp pháp. Chủ trọ cần đảm bảo hợp đồng thuê trọ có những thông tin cơ bản như: căn cước công dân và chữ ký hợp lệ. Đồng thời, cũng nên có các yêu cầu và quy định, trách nhiệm của cả hai bên. Việc này đảm bảo tránh khỏi những rắc rối cũng như hạn chế những rủi ro không may xảy ra. 

kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

Hợp đồng cho thuê rõ ràng và hợp pháp

Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng cho thuê trọ thì có thể tham khảo từ những chủ trọ khác hoặc thuê luật sư thiết kế hợp đồng thuê trọ để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hai bên không thể tự giải quyết thì đây chính là giấy tờ, chứng cứ pháp lý để giải quyết. 

6.4. Đưa ra mức giá thuê trọ cạnh tranh

Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay việc đưa ra mức giá thuê hợp lý chính là một trong những yếu tố thu hút khách thuê trọ. Bạn nên so sánh mức giá thuê phòng có cùng diện tích và công năng dựa trên đồ nội thất, điều hoà, trang thiết bị khác để quyết định giá thuê. 

Đưa ra mức giá thuê trọ cạnh tranh

Đưa ra mức giá thuê trọ cạnh tranh

Lưu ý, khi kinh doanh phòng trọ bạn nên dựa trên mức giá kinh doanh chứ không nên dựa vào số lượng người thuê. Việc điều chỉnh giá thuê hoặc đưa ra mức giá phù hợp, ưu đãi cho khách thuê lâu dài là một trong những yếu tố giúp giữ chân khách trọ. Bên cạnh đó, có thể áp dụng hình thức thu tiền thuê trọ theo quý hoặc từ 3 - 6 tháng, vừa đảm bảo khách thuê dài lâu vừa có nguồn thu an toàn. 

6.5. Yêu cầu người thuê trọ đăng ký tạm trú  

Bên cạnh việc ký kết hợp đồng thuê nhà trọ thì việc yêu cầu người thuê trọ đăng ký tạm trú chính là cách giúp việc quản lý an ninh khu trọ được đảm bảo và an toàn hơn. Do đó, chủ nhà trọ nên yêu cầu người thuê thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú khi họ chuyển đến cùng những thủ tục pháp lý hay giấy tờ đảm bảo giữ bạn và khách thuê. 

6.6. Tập trung vào khâu quản lý

Quản lý kinh doanh nhà trọ tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là khâu quan trọng và đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm cũng như có phương pháp quản lý phù hợp và hiệu quả. 

Nếu bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý thì nên làm quen với công việc quản lý bằng việc nắm bắt số lượng khách thuê và tính toán mức lợi nhuận. Cũng như các vấn đề liên quan đến việc quản lý số điện, nước cùng các chi phí dịch vụ khi khách thuê sử dụng. 

kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

Tập trung vào khâu quản lý

Bên cạnh đó, sử dụng những khoá cửa hiện đại, có bảo vệ an ninh hay nhờ lực lượng an ninh địa phương là một trong những cách đảm bảo an ninh và an toàn cho khách thuê trọ cũng như giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra cho chủ trọ. 

6.7. Chiến lược quảng cáo và tiếp cận khách hàng

Những chiến lược kinh doanh và quảng cáo phòng trọ là điều cần thiết khi bạn mới bắt đầu kinh doanh mô hình này. Giúp thu hút khách hàng cũng như tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần có kế hoạch cũng như có những chiến lược quảng cáo phù hợp với xu thế thị trường, nhu cầu của khách thuê. 

Chiến lược quảng cáo và tiếp cận khách hàng

Chiến lược quảng cáo và tiếp cận khách hàng

Việc thiết lập những chiến lược quảng bá càng chi tiết càng giúp nâng cao khả năng thành công cũng như đạt được những mục tiêu đã đề ra. Lời khuyên dành cho bạn đó là nếu chưa có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về cách triển khai các chiến dịch quảng cáo thì nên thuê các đơn vị Agency, họ giúp bạn thực thi những chiến lược này một cách tối ưu và hiệu quả nhất. 

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích về mô hình kinh doanh nhà trọPOS365 vừa bật mí sẽ giúp bạn có cho mình những kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Chúc bạn thành công! 

>> Tìm hiểu thêm: Top 15 phần mềm quản lý nhà trọ miễn phí tốt nhất hiện nay