Câu chuyện kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh gạch ốp lát phục vụ cho các công trình xây dựng luôn được biết đến là một trong những ngành nghề mang lại lợi nhuận cao. Trong bài viết này, POS365 xin chia sẻ bí quyết kinh doanh gạch ốp lát hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Bí quyết kinh doanh gạch ốp lát hiệu quả cho người mới bắt đầu

I. Có nên kinh doanh gạch ốp lát?

Kinh doanh gạch ốp lát đang là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tại sao mô hình kinh doanh này lại ngày càng phổ biến như vậy, trước tiên bạn phải nắm rõ được ưu nhược điểm của loại hình kinh doanh này:

Ưu điểm:

  • Các tòa nhà cao ốc, công trình xây dựng mở ra ngày càng nhiều, do đó mà nhu cầu sử dụng gạch ốp lát cũng tăng lên theo. 

  • Kinh doanh mặt hàng gạch ốp lát dễ dàng tăng lượng khách hàng nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều vào chi phí quảng cáo. Bạn có thể tận dụng mối quan hệ với các chủ thầu, kiến trúc sư để có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

  • Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh, và có thể kinh doanh đa dạng các loại mặt hàng vật liệu xây dựng khác. 

Nhược điểm:

  • Bên cạnh chi phí nhập hàng thì các chủ kinh doanh cũng cần phải quan tâm đến việc bày trí cửa hàng sao cho đẹp mắt, ngăn nắp trong một không gian rộng rãi để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, chi phí mở cửa hàng gạch ốp lát ban đầu cần phải chuẩn bị khá lớn.

  • Sản phẩm, mặt hàng gạch ốp lát trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Để có thể lựa chọn được mặt hàng kinh doanh cũng như các bước tư vấn cho khách hàng thật chính xác thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ để hiểu rõ về từng loại sản phẩm.

kinh doanh gạch ốp lát

Kinh doanh gạch ốp lát đang là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn hiện nay

II. Mở cửa hàng gạch ốp lát cần những gì?

Muốn mở cửa hàng kinh doanh gạch ốp lát thì cần phải chuẩn bị những gì? Chi phí mở cửa hàng ốp lát? Thủ tục đăng ký mở cửa hàng như thế nào? 

2.1. Kinh doanh gạch ốp lát cần bao nhiêu vốn?

Để biết được kinh doanh gạch ốp lát cần bao nhiêu vốn thì bạn phải xác định rõ được các yếu tố như: Quy mô, điều kiện và định hướng kinh doanh. Nếu bạn đã có sẵn mặt hàng, nguồn vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh thì có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định.

Vốn để mở cửa hàng gạch ốp lát sẽ bao gồm các yếu tố như: Nguồn vốn nhập hàng, vốn để thuê mặt bằng, vốn mua trang thiết bị, phần mềm quản lý bán hàng, chi phí thuê nhân viên, chi phí điện nước, vốn dự trù,... Tóm lại, số vốn cần thiết ban đầu để có thể mở cửa hàng kinh doanh gạch ốp lát sẽ rơi vào khoảng 100 - 200 triệu đồng. 

mở cửa hàng gạch ốp lát cần bao nhiêu vốn

Mở cửa hàng gạch ốp lát cần bao nhiêu vốn?

2.2. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng

Để có thể mở cửa hàng kinh doanh thì trước tiên phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục cần thiết để bắt đầu đăng ký kinh doanh. Bạn cần phải chuẩn bị tên riêng cho cửa hàng gạch ốp lát của mình, tên cửa hàng cần đủ thành tốt bao gồm cả tên gọi riêng và loại hình. 

Tên cửa hàng bắt buộc không được giống với tên cửa hàng đã đăng ký trước đó trong phạm vi cấp huyện. Tên cửa hàng phải được viết tắt bằng chữ số, ký hiệu, chữ cái; cấm dùng các từ ngữ trái thuần phong mỹ tục, thiếu văn hóa đặt tên cho cửa hàng.

Khi đăng ký mở cửa hàng thì ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với lĩnh vực buôn bán gạch ốp lát để có thể được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định. Ngành nghề đăng ký kinh doanh cần phải đáp ứng được những điều kiện liên quan sau để đảm bảo khả năng vận hành:

  • Một cửa hàng chỉ được thuê tối đa 10 nhân viên;

  • Số vốn kinh doanh cần ghi rõ vào giấy đăng ký kinh doanh;

  • Địa chỉ cửa hàng được trình bày rõ trong giấy phép đăng ký. Địa chỉ cần phải chính xác và không được đăng ký địa chỉ giả;

  • Thông tin chủ kinh doanh cần phải được kê khai rõ họ và tên, địa chỉ cư trú cũng như ngày cấp số CMT/CCCD của chủ hộ kèm xác nhận, chữ ký;

Các chủ kinh doanh tiến hành đăng ký kinh doanh bằng cách chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh, mở cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trong nội dung cần phải tiến hành ghi rõ tên, địa chỉ cửa hàng, ngành nghề, vốn kinh doanh, tên, địa chỉ, số ngày cấp CMT/CCCD của chủ hộ kèm chữ ký xác nhận.

  • Bản sao CMT/CCCD hoặc hộ chiếu của người đăng ký kinh doanh, chủ cửa hàng, hộ kinh doanh;

  • Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu có) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hợp pháp;

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì mang hồ sơ đăng ký nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp huyện/ quận nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cửa hàng của bạn sẽ được cấp giấy phép sau 5 ngày làm việc.

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng

Thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng

Tìm hiểu thêm: Bí quyết kinh doanh sàn gỗ đắt khách, nhanh hồi vốn

III. Kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạch ốp lát

Bạn đang có ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh gạch ốp lát, tham khảo ngay chiến lược kinh doanh gạch ốp lát mà POS365 chia sẻ dưới đây nhé:

3.1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh gạch ốp lát

Nhu cầu sử dụng gạch trong các công trình xây dựng ngày càng nhiều thì tỷ lệ kinh doanh gạch ốp lát ngày càng cao bởi tiềm năng của nó mang lại. Vì vậy, để bắt đầu mở cửa hàng gạch ốp lát thì chủ kinh doanh cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình trong khu vực mà bạn muốn mở cửa hàng. 

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn tìm ra được những yếu tố để có thể cạnh tranh với đối thủ, và nắm bắt được thị hiếu và tâm lý của nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Hãy cố gắng đón đầu xu hướng kinh doanh những loại gạch ốp lát đang thịnh hành sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm nhà cung cấp, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng.

Nghiên cứu thị trường gạch ốp lát

Nghiên cứu thị trường gạch ốp lát

3.2. Tìm hiểu về nhà cung cấp kinh doanh gạch ốp lát

Hiện nay, nguồn nhập hàng gạch ốp lát rất đa dạng như các loại gạch ốp lát Trung Quốc, gạch nội địa với ưu thế rẻ và nhiều mẫu mã khác nhau, đảm bảo chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 

Muốn tìm được nhà cung cấp uy tín đáp ứng được tiêu chí của mình thì các chủ cửa hàng phải xác định được mô hình kinh doanh, loại gạch mà bạn muốn bán, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mà bạn muốn hướng đến. Việc này sẽ giúp cho bạn đảm bảo được khả năng tiêu thụ cho cửa hàng gạch ốp lát của mình. 

  • Nếu bạn muốn nhập hàng trong nước nên lựa chọn hàng hóa từ các nhà máy sản xuất, đại lý lớn để đảm bảo có giá nhập tốt cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

  • Nếu bạn muốn nhập hàng bên Trung Quốc thì nên tìm người có kinh nghiệm để chọn mua sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa các nguy cơ chọn mua phải hàng kém chất lượng hay nhập hàng giá cao.

Khi trao đổi với các nhà cung cấp, hãy hỏi rõ về những vấn đề chiết khấu, vận chuyển cũng như hỗ trợ trong chính sách giá, triển khai chương trình ưu đãi. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

Tìm hiểu về nhà cung cấp gạch ốp lát

Tìm hiểu về nhà cung cấp gạch ốp lát

3.3. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng

Đối với mô hình kinh doanh gạch ốp lát thì việc lựa chọn được mặt bằng mở cửa hàng tương đối quan trọng. Bởi nếu bạn mở cửa hàng ở những nơi đông đúc dân cư thì khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn so với những khu vực khác.

Không gian cửa hàng gạch không cần quá rộng rãi, tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo là đủ diện tích để có thể bài trí hết các loại gạch ốp lát cũng như kệ đặt để khách hàng có thể tham quan và chọn mua. Đối với những quy mô kinh doanh gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh, điện nước thì không gian cửa hàng cần phải rộng rãi hơn để có thể bài trí được hết các mặt hàng, sản phẩm.

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng

3.4. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch ốp lát khác nhau. Để lựa chọn được loại gạch ốp lát phù hợp để kinh doanh thì các chủ cửa hàng cần phải phân loại rõ ràng, cụ thể được các loại gạch sau:

  • Gạch men: Có độ sáng bóng, ít hút nước, khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao.

  • Gạch bóng kiếng: Có độ cứng cao với thành phần chính là bột đá dùng để lát nền cho các công trình lớn như văn phòng, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại,...

  • Gạch bông: Dùng phổ biến trong các công trình xây dựng như quán cafe, nhà hàng, công trình nông thôn,... có khả năng ứng dụng và tạo ra những điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo.

  • Gạch Granite: Thành phần chủ yếu trong gạch là đất sét, tràng thạch anh có độ cứng lớn, sáng bóng, dễ dàng vệ sinh. Loại gạch này thường được sử dụng để lát nền cho nhà ở, biệt thự, khách sạn,...

  • Gạch Ceramic: Dùng để lát công trình nhà ở, cửa hàng, trung tâm thương mại với độ cứng và khả năng chịu lực tốt nhờ trải qua quá trình nung gạch ở nhiệt độ 1000 độ C.

  • Gạch giả gỗ: Điểm nổi bật của loại gạch này là có những đường vân và màu sắc tương tự gỗ tự nhiên, độ cứng cao, khả năng chống va đập tốt và không bị trầy xước, không thấm nước.

Muốn lựa chọn được loại gạch phù hợp để kinh doanh thì bạn cần phải nâng cao kiến thức của mình về các loại gạch thì mới có thể lên kế hoạch nhập hàng và lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín, phù hợp nhất.

Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp

3.5. Xây dựng giá thành sản phẩm phù hợp

Để có thể xây dựng được giá thành sản phẩm phù hợp thì bạn cần phải khảo sát và nắm rõ được mức giá phù hợp với người tiêu dùng. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra được những chính sách hợp lý, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Trên thị trường hiện nay, giá bán gạch ốp lát khá cạnh tranh và có sự chênh lệch không đáng kể. Hầu hết các công ty sẽ đề ra giá bán lẻ nhất định, sau đó sẽ có phần trăm hoa hồng cho các đại lý. 

Xây dựng sản phẩm giá thành hợp lý

Xây dựng sản phẩm giá thành hợp lý

3.6. Kế hoạch kinh doanh và quản lý cửa hàng

Đối với mô hình cửa hàng kinh doanh gạch ốp lát thì số lượng sản phẩm, mặt hàng cũng như mẫu mã vô cùng đa dạng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý cửa hàng cũng như theo dõi tình hình kinh doanh vô cùng quan trọng. 

Các chủ cửa hàng nên vạch ra kế hoạch kinh doanh rõ ràng từ việc xây dựng giá thành đến tiếp cận khách hàng nhằm đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn. Để có thể theo dõi được tình hình tiêu thụ của từng sản phẩm cũng như lên kế hoạch nhập hàng phù hợp trong tương lai thì chủ kinh doanh cần phải quản lý và kiểm soát chi tiết ở từng thời điểm. 

Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

3.7. Chiến lược marketing và quảng bá cửa hàng

Xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo cửa hàng sẽ là cách giúp quán của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các chủ kinh doanh nên cho khách hàng thấy được những lợi thế của cửa hàng của bạn. Một số hoạt động quảng cáo chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao để bạn tham khảo:

  • Thiết kế, trang trí băng rôn, khẩu hiệu khi mới khai trương để tạo sự chú ý.

  • Phát tờ rơi xung quanh khu vực cửa hàng của mình.

  • Xây dựng chương trình khuyến mãi nhân ngày khai trương.

  • Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, đăng bán sản phẩm trên các hội nhóm liên quan đến mặt hàng bạn đang kinh doanh.

3.8. Quản lý cửa hàng bằng phần mềm bán hàng

Khối lượng công việc lớn, khách hàng ngày càng đông, bạn không có thời gian để quản lý hết mọi việc gây ra tình trạng nhầm lẫn, sai sót. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp việc quản lý đơn giản, dễ dàng hơn với nhiều tiện ích như:

  • Giảm sai sót, nhầm lẫn trong quá trình phục vụ;

  • Đẩy nhanh tốc độ phục vụ để khách không phải chờ lâu;

  • Thanh toán nhanh chóng, chính xác không cần tiền mặt;

  • Quản lý kho hàng chi tiết;

  • Quy trình bán hàng toàn diện;

  • Quản lý từ xa, nắm rõ được tình hình quán: Chủ cửa hàng có thể dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh, báo cáo doanh thu mọi lúc, mọi nơi mà không cần trực tiếp có mặt tại cửa hàng.

Quản lý cửa hàng hiệu quả bằng phần mềm bán hàng

Quản lý cửa hàng hiệu quả bằng phần mềm bán hàng

Nội dung bài viết trên đây POS365 đã chia sẻ chi tiết bí quyết kinh doanh gạch ốp lát hiệu quả cho người mới bắt đầu cho những ai đang quan tâm. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Top 15 phần mềm quản lý vật liệu xây dựng tốt nhất 2023