Câu chuyện kinh doanh

Kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập với quốc tế thì đa dạng các phương thức thanh toán quốc tế đã ra đời, đáp ứng cho nhu cầu mua bán hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa các nhà kinh doanh trong nước và quốc tế được nhanh chóng hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay nhé!

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay

I. Khái quát về phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như: Phương thức thanh toán chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.

Khái quát về phương thức thanh toán quốc tế

Khái quát về phương thức thanh toán quốc tế

II. Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội là mang yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài thể hiện ở các mặt sau đây:

  • Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt là chung quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. Luật Quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia đều có định nghĩa về người cư trú và phi cư trú.

  • Tiền tệ trong thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau, không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.

  • Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ.

Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng

Thứ ba, dịch vụ thanh toán quốc tế cũng có những đặc điểm truyền thống như các dịch vụ khác

Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế

Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế

Mang tính vô hình, việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể lưu trữ được dịch vụ. Dịch vụ thanh toán quốc tế có những đặc điểm riêng biệt sau:

  • Cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia.

  • Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.

  • Hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ.

  • Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

  • Không gian thanh toán quốc tế rất rộng lớn, thời gian thanh toán tương đối dài, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật không đồng đều, môi trường pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ nhân lực tham gia thanh toán quốc tế còn có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Đây có thể coi là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế hiện nay.

Thứ tư, thanh toán quốc tế điện tử sẽ dần dần thay thế cho thanh toán bằng chứng từ truyền thống.

III. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay

Cùng POS365 tìm hiểu các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay:

1. Phương pháp chuyển tiền (Remittance)

Cùng tìm hiểu về khái niệm, phân loại, những bên tham gia và quy trình thực hiện của phương pháp chuyển tiền:

1.1. Khái niệm

Phương thức thanh toán chuyển tiền rất phổ biến hiện nay. Người mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện di chuyển do người bán quy định.

1.2. Phân loại

Phương pháp có thể chuyển tiền bằng thư (M/T) hoặc điện tử (T/T). Tuy nhiên, nhiều người hiện nay thường lựa chọn chuyển tiền điện tử. Bởi hình thức này rất tiện lợi và ít rủi ro hơn. Chuyển tiền bằng điện tử được chia làm 2 cách thức sau:

  • Chuyển tiền trả sau: Người mua chỉ chuyển tiền khi người bán đã giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu;

  • Chuyển tiền trả trước: Người mua chuyển tiền trước rồi người bán mới giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa.

1.3. Những bên tham gia trong phương thức thanh toán chuyển tiền

Hiện nay có 4 bên tham gia phương pháp thanh toán chuyển tiền là:

  • Người mua - Người chuyển tiền (Remitter);

  • Người bán - Người thụ hưởng (Beneficiary);

  • Ngân hàng của người mua - Ngân hàng chuyển (Remitting Bank);

  • Ngân hàng của người bán - Ngân hàng đại lý (Correspondent Bank).

Phương pháp chuyển tiền

Phương pháp chuyển tiền - Các phương thức thanh toán quốc tế

1.4. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển khoản

Quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển khoản bao gồm hình thức chuyển tiền trả sau và hình thức chuyển tiền trả trước:

a) Hình thức chuyển tiền trả sau
  • Bước 1: Người bán gửi hàng cho người mua.

  • Bước 2: Người mua sau khi nhận được hàng sẽ tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền gửi đến ngân hàng của người bán.

  • Bước 3: Ngân hàng của người mua kiểm tra chứng từ thấy hợp lệ thì sẽ tiến hành chuyển tiền qua ngân hàng đại lý của người bán.

  • Bước 4: Ngân hàng đại lý hoàn tất gửi cho tiền cho người bán.

b) Hình thức chuyển tiền trả trước

Phương thức này thường dùng khi cả hai bên nhà người bán và người mua thực sự tin tưởng nhau và giá trị hợp đồng không quá lớn.

  • Bước 1: Người mua viết đơn yêu cầu chuyển tiền gửi đến ngân hàng đại lý của người bán.

  • Bước 2: Ngân hàng người mua kiểm tra thấy hợp lệ sẽ tiến hành chuyển tiền sang ngân hàng đại lý của người bán.

  • Bước 3: Ngân hàng đại lý khi nhận được tiền chuyển sẽ tiếp tục chuyển sang cho người bán.

  • Bước 4: Người bán khi nhận được tiền sẽ tiến hành gửi hàng cho người mua. 

>> Tìm hiểu thêm: 3 giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất hiện nay

2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)

Cùng tìm hiểu về khái niệm, phân loại, những bên tham gia và quy trình thực hiện của phương thức thanh toán nhờ thu:

2.1. Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế ra đời để khắc phục những hạn chế của phương thức chuyển tiền. Trong đó người bán sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền thanh toán từ phía người nợ. Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm:

  • Hối phiếu (Bill of exchange);

  • Kỳ phiếu thương mại (Promissory Note);

  • Séc quốc tế (International Cheque);

  • Hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).

2.2. Phân loại

Hiện nay có 2 phương thức nhờ thu hộ là:

  • Nhờ thu trơn (Clean Collection): Nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại;

  • Nhờ thu chứng từ (Documentary Collection): Nhờ thu chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại, chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính. 

2.3. Những bên tham gia trong phương thức nhờ thu

  • Người bán hàng - Người ủy thác thu (Principal).

  • Ngân hàng chuyển chứng từ - Ngân hàng chuyển (Remitting Bank).

  • Ngân hàng thu hộ - Có thể đồng thời là ngân hàng xuất trình chứng từ (Collecting Bank).

  • Người mua hàng - Trả tiền hoặc ngân hàng do người mua hàng chỉ định (Drawee).

Phương thức thanh toán nhờ thu

Phương thức thanh toán nhờ thu

2.4. Quy trình thực hiện

Cùng tìm hiểu quy trình thực hiện phương thức nhờ thu trơn và phương thức nhờ thu chứng từ:

a) Phương thức nhờ thu trơn
  • Bước 1: Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua.

  • Bước 2: Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng người bán nhờ thu hộ tiền từ người mua ở nước ngoài.

  • Bước 3: Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị thu tiền cho ngân hàng đại lý ở nước người mua thu hộ.

  • Bước 4: Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.

  • Bước 5: Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.

  • Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.

  • Bước 7: Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người bán.

b) Phương thức nhờ thu chứng từ

Trong thanh toán ngoại thương nếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu thì phương thức nhờ thu chứng từ thường được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn. Vì có thể đảm bảo được quyền lợi của người bán.

  • Bước 1: Người bán vận chuyển hàng đến cho người mua.

  • Bước 2: Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người mua ở nước ngoài.

  • Bước 3: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho nhân hàng đại lý ở nước người mua thu hộ.

  • Bước 4: Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người mua.

  • Bước 5: Người mua tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu để nhận chứng từ đi nhận hàng.

  • Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền).

  • Bước 7: Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người bán.

>>> Tìm hiểu thêm: Thanh toán TTR là gì? Phân biệt phương thức thanh toán TTR và TT

3. Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

Cùng tìm hiểu về khái niệm, phân loại, những bên tham gia và quy trình thực hiện của phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng:

3.1. Khái niệm

Đây là phương thức được hiểu là văn bản do ngân hàng người mua phát hành cam kết thanh toán cho người bán sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Các phương thức thanh toán quốc tế này được gọi là thư tín dụng thương mại hay thư tín dụng chứng từ. Thư tín dụng được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng, nhưng hoàn toàn độc lập so với hợp đồng. 

3.2. Phân loại

Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng sẽ được phân loại theo loại hình và nội dung chính cần có trong thư tín dụng.

a) Theo loại hình (căn cứ vào tính chất cam kết của ngân hàng)
  • Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C).

  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).

  • Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C).

  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C).

  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C).

  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).

  • Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit).

  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).

  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C).

b) Nội dung chính cần có trong thư tín dụng
  • Số hiệu, địa điểm, ngày mở thư tín dụng.

  • Loại thư tín dụng.

  • Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở thư tín dụng, người hưởng lợi, các ngân hàng…

  • Số tiền, loại tiền.

  • Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng

  • Điều khoản giao hàng: Điều kiện, địa điểm giao hàng,…

  • Nội dung về hàng hóa: Tên gọi, mã số, số lượng, trọng lượng, bao bì, đóng gói. …

  • Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: Hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, C/O, C/Q,…

  • Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

  • Những nội dung khác

3.3. Những bên tham gia

  • Người xin mở L/C (Applicant).

  • Người hưởng lợi (Beneficiary).

  • Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank).

  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank).

Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng - Các phương thức thanh toán quốc tế

3.4. Quy trình thực hiện

  • Người bán dựa trên hợp đồng ngoại thương mở thư tín dụng tại ngân hàng của mình để cho bên người bán hưởng.

  • Dựa theo yêu cầu của người hưởng thì ngân hàng người bán phát hành thư tín dụng và chuyển bản chính cho người bán với nội dung để ngân hàng người bán hưởng.

  • Ngân hàng đại diện bên người bán xác nhận thư tín dụng gửi lại bản chính cho người bán.

  • Căn cứ vào nội dung của thư tín dụng, người bán sẽ giao hàng cho người mua.

  • Khi giao hàng bên người bán phải hoàn thiện chứng từ và hối phiếu gửi về ngân hàng đầu để xuất yêu cầu nhận tiền cho bộ chứng từ đó.

  • Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục thanh toán.

  • Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng phát hành.

  • Ngân hàng phát hành thư tín dụng sau khi nhận được bộ các chứng từ từ ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra thấy đạt yêu cầu trong thư tín dụng sẽ tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.

  • Ngân hàng phát hành sẽ báo với người mua biết đã trả tiền cho người bán, đồng thời yêu cầu người mua hoàn tiền cho mình thì mới đưa bộ chứng từ nhập khẩu để làm thủ tục nhập hàng.

Phương thức thanh toán tín dụng so với các phương thức thanh toán quốc tế trên nổi bật ở chỗ có thể đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Do đó phương thức thanh toán này rất được nhiều nhà bán hàng ứng dụng.

Trên đây là tổng hợp các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương thức thanh toán này. 

>> Xem thêm: 7 phương thức thanh toán điện tử phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ