Câu chuyện kinh doanh

Website là công cụ quan trọng trong các chiến lược marketing cũng như bán hàng. Vậy làm thế nào để đánh giá cũng như đo lường hiệu quả của website? Hãy cùng POS365 tìm hiểu về các công cụ chỉ số đo lường website quan trọng mà bạn nên biết nhé! 

11 chỉ số đo lường website hiệu quả bạn đã biết chưa?

1. Organic Traffic

Đây là lượng truy cập tự nhiên của website, hay còn được gọi là lượng truy cập không mất phí. Chỉ số này đo lường số lượng người truy cập vào website của bạn khi họ tìm kiếm từ khóa trên google. Hiện nay, chỉ số này được đánh giá rất cao và cũng là tiêu chuẩn KPI đưa ra của nhiều doanh nghiệp, nhất là những người làm SEO.

Organic traffic

Chỉ số Organic traffic

Lượng Organic traffic càng cao, chứng tỏ website của bạn càng uy tín và nhận được đánh giá cao của google. Với chỉ số này, bạn có thể đo lường bằng Ahrefs, sẽ cập nhật cho bạn chi tiết về chỉ số này liên tục.

2. Keyword Ranking 

Bảng xếp hạng từ khóa cho website của bạn. Từ khóa là một thuật ngữ để chỉ bất cứ những gì mà khách hàng tìm kiếm trên google. Đây là một trong những công cụ đo lường website quan trọng mà bất kỳ trang web nào cũng cần quan tâm. 

Một từ khóa hay một cụm từ khóa được xem là tiền năng khi nó có lượt tìm kiếm cao, hay nói cách khác nó đánh đúng vào nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Để xem được kết quả thứ hạng từ khóa, trang website của bạn phải chứa các nội dung được tối ưu. 

Thứ hạng từ khóa Keyword Ranking

Keyword Ranking

Để theo dõi Keyword ranking bạn có thể tìm kiếm trên google các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Một cách khác đó là theo dõi trên Ahrefs, nó sẽ phân tích cụ thể thứ hạng cũng như mức độ tăng hạng của từ khóa. Nếu thứ hạng từ khóa của bạn càng cao thì tỷ lệ truy cập vào website của bạn càng lớn. Càng nhiều từ khóa lên Top thì chất lượng web của bạn ngày càng tăng.

3. Tỷ lệ CTR của Website 

CTR là tỉ lệ người nhập vào trang website của bạn trên số lần hiển thị. 

Ví dụ: web của bạn xuất hiện 100 lần khi tìm kiếm trên google và có 10 người nhấp vào web của bạn, thì tỉ lệ CTR của bạn là 10/100 = 10%. Số liệu này như một thước đo giúp đo lường website, cụ thể đánh giá hiệu quả việc tối ưu các thẻ meta, thẻ mô ta nhằm tạo được sự chú ý của khách hàng. Ở vị trí top 1 của google thì tỉ lệ CTR trung bình là 28,5%. Vì vậy, thứ hạng từ khóa ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ CTR của web. 

Tỷ lệ CTR của website

Tỷ lệ CTR của website

Để có thể theo dõi tỷ lệ CTR này, bạn có thể truy cập vào Google Search Console. Chỉ số này sẽ được thống kê chi tiết tổng thể cũng như từng URL giúp bạn dễ dàng theo dõi.

>>> Xem ngay:  Checklist 6 bước tối ưu hóa website thương mại điện tử

4. Bounce Rate 

Đây là tỷ lệ thoát trang. Tỷ lệ này được tính là phần trăm những người truy cập vào website nhưng không phát sinh thêm tương tác nào. Tỷ lệ thoát trang có thể cung cấp những thông tin chi tiết về hiệu suất nội dung trên trang web. Việc giải tỷ lệ thoát trang sẽ giúp cho lượt traffic cũng như pageview tăng, từ đó mà tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng cao. 

Chỉ số Bounce Rate

Chỉ số Bounce Rate

Bạn có thể theo dõi thông số này trên google Analytics, ở đó sẽ có những phân tích cụ thể về tỉ lệ thoát trang cho từng URL.

5. Time on site 

Là một trong các chỉ số đo lường website quan trọng không thể bỏ qua. Time on site còn là thời gian trên trang. Đây là số liệu hiển thị thời gian trung bình mà khách hàng ở lại trên website của bạn. 

Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ nội dung của bạn càng hấp dẫn, hữu ích cho người đọc. Trường hợp thời gian on site thấp thì bạn nên tối ưu lại giao diện, nội dũng cũng như điều hướng sao cho thu hút được khách hàng, giúp trải nghiệm của khách hàng trên site được cao. 

Thời gian trên website càng lâu càng tốt

Thời gian trên website càng lâu càng tốt 

Bạn có thể theo dõi thời gian onsite trung bình của khách hàng trên web của bạn trên Google Analytic. Nó sẽ hiển thị cho bạn mọi trang cũng như thời gian on site trung bình của mỗi trang. 

6. Conversion Rate - Chỉ số đo lường website quan trọng

Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những trọng số mà các website bán hàng quan tâm nhiều nhất. Nó ảnh hưởng đến tổng thể hoạt động SEO cũng như kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng có thể nói rằng đây là chỉ số đánh giá sự thành công trên website của bạn. 

Chỉ số Conversion Rate

Chỉ số Conversion Rate

Một cách đơn giản để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trên website là bạn thiết lập các mục tùy chỉnh trên Google Analytics. Bạn có thể tự nhập các mục hoặc dùng những cấu hình có sẵn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi được số lượng khách hàng truy cập vào website và thực hiện các hành động chuyển đổi như thế nào. 

Tham khảo thêm: Cách triển khai website bán hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu

7. Google PageSpeed Insights 

Pagespeed Insights là gì? Hiểu đơn giản là tốc độ tải của trang web. Tương tự đối với trang web của Google, Google Pagespeed Insights là tốc độ tải trang của Google. 

Bạn có thể đo lường tốc độ tải trang qua công cụ Google Pagespeed. Ngoài ra, còn tác động tới Google trong quá trình thu thập dữ liệu. Đây là một trong các chỉ số đánh giá website mà bạn cần quan tâm. 

Google Pagespeed Insights

Google Pagespeed Insights

Tốc độ tải trang có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Khi tốc độ load nhanh chóng đem đến ấn tượng tốt cho khách hàng, giảm tỷ lệ thoát trang. Ngược lại, bắt khách hàng phải chờ đợi việc tải trang thì đây là trải nghiệm không tốt và chắc chắn rằng tỷ lệ rời trang là rất cao. 

8. Domain Authority 

Domain Authority (DA) là điểm xếp hạng website. DA được phát triển bở Moz, nó dự đoán một trang web sẽ xếp hạng bao nhiêu trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Điểm Domain Authority nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Với điểm số cao hơn tương ứng với khả năng xếp hạng cao hơn của một website. 

Chỉ số Domain Authority

Chỉ số Domain Authority

Domain Authority được tính toán bằng cách: Đánh giá nhiều yếu tố (bao gồm liên kết các Roots Domain và tổng số các liên kết) thành một điểm Domain Authority duy nhất. Điểm số này sau đó có thể được sử dụng khi so sánh các Website với nhau. Hoặc theo dõi “Ranking Strength” (khả năng cạnh tranh xếp hạng) của một trang Web theo thời gian.

Lưu ý: Domain Authority không phải số liệu được Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Và DA không ảnh hưởng đến SERP.

9. Backlink - Công cụ đo lường website hiệu quả

Hiểu đơn giản là những links từ các website khác trỏ về website của bạn. Có thể từ các trang blog, diễn đàn, mạng xã hội, các website khác… đến website của bạn. Backlink còn được biết đến bằng một số tên gọi khác như: incoming link, inbound link, inlink, inward link. 

Backlink

Backlink

Backlink được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu khi đánh giá xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Một website có nhiều backlink chất lượng thì khả năng cạnh tranh thứ hạng càng cao. 

10. Referring Domain 

Là chỉ số đo lường website quan trọng. Referring Domain được định nghĩa là các domain có link trỏ về website của bạn. Các liên kết này chứa liên kết ngược hướng lưu lượng truy cập và lượt xem đến những trang web của bạn. Từ đó, website của bạn tăng được lượng truy cập, tăng thứ hạng từ khóa khi tìm kiếm trên Google.

Referring Domain chỉ số đo lường website

Referring Domain

Tỷ lệ Domain Referrin cần được cân đối với tỷ lệ Backlink. Nếu số lượng Backlink lớn hơn số lượng Domain Referrin thì Google sẽ đánh giá chất lượng Backlink của bạn yếu, không không đáng tin cậy. Bởi có thể số lượng backlink đó đến từ việc bạn mua chỗ để treo backlink lên hệ thống các site, các blog cá nhân, và như vậy uy tín của bạn không được đánh giá cao. 

>>> Tìm hiểu ngay: Hướng dẫn thiết kế và tạo website tiếp thị liên kết chuyên nghiệp

11. Khả năng hiển thị SERP

SERP là viết tắt của Search Engine Results Pages, nghĩa là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Hiểu một cách đơn giản, khi bạn search một cụm từ bất kỳ trên google, các kết quả được hiển thị ngay sau đó chính là SERP.

Serps bao gồm các kết quả tìm kiếm tự nhiên, kết quả quảng cáo Google, quảng cáo nổi bật và các kết quả video có liên quan đến truy vấn của người dùng.

Có thể thấy, đối với SEO website, SERP thực sự là một yếu tố quan trọng. Khi website của bạn giữ được vị trí top đầu thì đây là một lợi thế cạnh tranh cực kỳ cao so với đối thủ cạnh tranh. 

Khả năng hiển thị SERP

Khả năng hiển thị SERP

Trên đây là 11 chỉ số đo lường website phổ biến giúp bạn đánh giá, theo dõi cũng như có những điều chỉnh giúp phát triển website. Việc hiểu rõ các chỉ số này không chỉ là thước đo cho sự thành công của một website mà còn giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ được các báo cáo. Từ đó đưa ra những phương án tối ưu phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!