Câu chuyện kinh doanh

Hiện nay, số lượng người mua hàng trực tuyến ngày càng tăng so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh phát triển nhanh chóng và không thể thiếu khi bạn lập kế hoạch kinh doanh của mình.

Thương mại điện tử là gì? Nghề nghiệp, lợi ích và chiến lược

Ebook được POS365 biên soạn ngay sau đây giúp bạn có thể biết về định nghĩa, vai trò cũng như chiến lược, cách thực hiện của các công ty TMĐT đang thành công nhất hiện nay.

I. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử có tên tiếng anh là E-commerce (viết tắt là E-comm/EC), trong tiếng Việt cũng thường được viết tắt là TMĐT. Đây là việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ điện tử trên Internet. Hoặc nó cũng là các hoạt động trực tuyến khác như đấu giá online, bán vé online, ngân hàng trực tuyến,... E-commerce là một phần thiết yếu của nhiều doanh nghiệp dựa vào việc bán các sản phẩm hay các dịch vụ trực tuyến.

thương mại điện tử

Ebook thông tin về EC

1.1. Học Thương mại điện tử ở đâu? 

Về ngành học, hiện nay các bạn có thể lựa chọn những trường uy tín tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chuyên đào tạo về E-commerce như: 

  • Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL)

  • Trường Đại học Kinh Tế - Tài chính (UEF)

  • Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH)

  • Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

  • Học viện công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT)

  • Trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT)

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

  • Trường Đại học Thương mại (TMU)

Ngoài ra, bạn cũng có thể học qua các trung tâm, hoặc học qua các kênh dạy online như Youtube, Facebook Live, khóa học online,... 

thương mại điện tử

Học ngành Ecommerce ở trường UEF

1.2. Việc làm ngành E-commerce là gì?

Dưới đây là top 10 công việc phổ biến hiện nay mà bạn có thể cân nhắc: 

  • Nhà phát triển web

  • Chuyên gia phân tích kinh doanh

  • Chuyên gia marketing

  • Quản lý dự án E-commerce

  • Đại Diện bộ phận dịch vụ chăm sóc khách hàng

  • Chuyên gia SEO

  • Chuyên viên công nghệ thông tin

  • Giám đốc chuỗi cung ứng

  • Nhà thiết kế trang web

  • Giám đốc thương mại điện tử

1.3. Lợi ích 

Rõ ràng TMĐT cung cấp rất nhiều lợi ích. Hãy xem xét những ưu điểm có lợi nhất mà nó mang lại:

  • Thuận tiện: Thương mại trực tuyến giúp việc mua hàng trở nên đơn giản hơn, nhanh hơn và ít tốn thời gian hơn, cho phép bán hàng trong 24 giờ, giao hàng nhanh chóng và trả hàng dễ dàng.

  • Cá nhân hóa và trải nghiệm khách hàng: Thị trường thương mại điện tử có thể tạo hồ sơ người dùng phong phú cho phép họ cá nhân hóa các sản phẩm được cung cấp và đưa ra đề xuất cho các sản phẩm khác mà họ có thể thấy thú vị. Điều này cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách làm cho người mua hàng cảm thấy được thấu hiểu, tăng tỷ lệ trung thành với thương hiệu.

  • Thị trường toàn cầu: Khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể dễ dàng mua sắm trên các trang TMĐT - các công ty không còn bị giới hạn bởi các rào cản địa lý hay vật lý.

  • Giảm thiểu chi phí: Các cửa hàng online có thể bắt đầu kinh doanh với chi phí ban đầu và duy trì thấp hơn là mở cửa hàng truyền thống.

thương mại điện tử

Thực hiện giao dịch và mua hàng một cách nhanh chóng thông qua các kênh online

Sau khi định hình về định nghĩa, công việc và lợi ích của TMĐT. Hãy cùng POS365 tiếp tục tìm hiểu về những loại hình E-commerce đang có hiện nay.

>>>Xem thêm: Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay

II. Các loại hình Thương mại điện tử tại Việt Nam

TMĐT có vai trò quan trọng trong thị trường kinh doanh cả trong nước và ngoài nước. 

Top 7 loại E-commerce phổ biến nhất hiện nay: 

2.1. Doanh nghiệp với khách hàng (B2C) 

Như cái tên cho thấy, mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Consumer) thể hiện giao dịch giữa doanh nghiệp và cá nhân. B2C là mô hình kinh doanh phổ biến nhất giữa các nhà bán lẻ thực tế và trực tuyến.

Ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki, Nike, Macy’s, IKEA và Netflix đều là những ví dụ về các công ty tham gia vào E-commerce B2C.

thương mại điện tử

Các trang thương mại điện tử mua sắm ở Việt Nam

2.2. Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 

Trong mô hình B2B (tiếng anh là Business To Business), cả hai bên tham gia đều là doanh nghiệp. Trong loại giao dịch này, một doanh nghiệp cung cấp cho doanh nghiệp kia các sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ: Apple giữ quan hệ B2B với các doanh nghiệp như Intel.

2.3. Khách hàng với doanh nghiệp (C2B) 

Mô hình kinh doanh C2B (Consumer to Business) đại diện cho một giao dịch trong đó các cá nhân tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, không giống như mô hình kinh doanh truyền thống trong đó các công ty là người mang lại giá trị. 

Người tiêu dùng cung cấp cho công ty các sản phẩm/dịch vụ, cùng hợp tác trong các dự án và cuối cùng là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

Ví dụ: Freelancer là một nền tảng tự do kết nối những người làm việc từ xa và các công ty.

2.4. Khách hàng với khách hàng (C2C) 

Thương mại điện tử C2C xảy ra khi hai bên liên quan là người tiêu dùng giao dịch với nhau. 

Ví dụ: eBay, Craigslist.

thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh E commerce ngày càng phát triển thong thời đại 4.0

2.5. Chính phủ đối với doanh nghiệp (G2B) 

Mô hình G2B (Government to Business) xảy ra khi chính phủ cung cấp cho các công ty hàng hóa/dịch vụ và không mang tính thương mại. 

Ví dụ: Trung tâm dữ liệu và học tập trực tuyến.

2.6. Doanh nghiệp với chính phủ (B2G) 

Mô hình B2G đề cập đến các công ty và doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ. 

2.7. Khách hàng với chính phủ (C2G) 

Mỗi khi người tiêu dùng thanh toán thuế, bảo hiểm y tế, hóa đơn điện tử hoặc yêu cầu thông tin liên quan đến khu vực công, họ đang tham gia vào C2G. 

Mặc dù có nhiều loại hình TMĐT khác nhau. Nhưng đa phần trong thực tế, chúng ta thường tiếp xúc nhất với các mô hình B2C và B2B. 

III. Ví dụ về các sản phẩm thương mại điện tử

  • Sản phẩm bán lẻ: Khi một sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng.

  • Sản phẩm bán buôn: Khi các sản phẩm được bán với số lượng lớn (thường cho một công ty bán lẻ). Sau đó, các công ty bán lẻ sẽ bán chúng cho khách hàng của mình.

  • Sản phẩm vật chất: Đề cập đến bất kỳ sản phẩm nào ảnh hưởng đến hàng tồn kho và phải được vận chuyển thực tế.

  • Sản phẩm kỹ thuật số: Đề cập đến các sản phẩm được mua dưới dạng hàng hóa có thể tải xuống (chẳng hạn như sách, khóa học,....).

  • Sản phẩm Dropshipping: Khi một sản phẩm được bán bởi một công ty thuê ngoài sản xuất và vận chuyển cho một công ty khác.

  • Sản phẩm Đăng ký: Khi khách hàng mua định kỳ một sản phẩm/dịch vụ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,.... VD: Phần mềm quản lý bán hàng POS365 có các gói hàng năm/trọn đời.

  • Dịch vụ: Đề cập đến các dịch vụ được mua và thường được định giá theo thời gian cung cấp dịch vụ. 

  • Huy động vốn cộng đồng: Khi tiền được thu thập dưới dạng vốn trước khi có sản phẩm có sẵn.

thương mại điện tử

Lựa chọn sản phẩm bán hàng trực tuyến phù hợp với thị trường mục tiêu

IV. Các trang web thương mại điện tử hàng đầu ở trong và ngoài nước

E-commerce đạt doanh thu hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm. Ngày nay, hầu như tất cả các công ty đều sẽ sử dụng không gian kỹ thuật số để thúc đẩy doanh số bán hàng và lợi nhuận. 

Shopee

Shopee là trang mua sắm trực tuyến được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Với các sản phẩm đa dạng, nhiều lựa chọn phương thức vận chuyển miễn phí và giá cả cạnh tranh. Shopee nhanh chóng vươn lên top đầu trong những sàn thương mại điện tử trong nước.

Phù hợp cho: Các nhà bán lẻ, thương hiệu

Alibaba

Ra mắt vào năm 1999, Công ty Alibaba đến từ Trung Quốc. Cho đến nay là một trong những công ty thương mại điện tử và nhà bán lẻ thành công nhất thế giới. Nó bao gồm các thị trường B2B (Alibaba.com), C2C (Taobao.com) và B2C (Tmall) lớn nhất trên toàn cầu. 

Phù hợp cho: Các thương hiệu lớn và lâu đời đang tìm cách mở rộng khách hàng.

Amazon

Một công ty không cần giới thiệu, Amazon là một trong những thị trường trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Nó cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên toàn cầu và cho phép các doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn đối tượng.

Phù hợp cho: Các doanh nghiệp lớn muốn mở rộng kênh bán hàng.

thương mại điện tửAmazon

Walmart

Từng là nhà bán lẻ hàng đầu tại Hoa Kỳ, Walmart đã tập trung mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ. Với những kết quả tuyệt vời, nó cung cấp dịch vụ bán lẻ truyền thống, cũng như dịch vụ giao hàngđăng ký hàng tạp hóa.

eBay

Một trong những trang thương mại điện tử đầu tiên, eBay vẫn thống trị không gian thị trường kỹ thuật số, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân bán sản phẩm của họ trực tuyến.

eBay thân thiện với người dùng, trực quan và cung cấp nhiều hình thức, tùy chọn thanh toán. Một điều đặc biệt để phân biệt eBay với các thị trường trực tuyến khác là nó cho phép các thương gia tổ chức các cuộc đấu giá trực tuyến.

Phù hợp nhất cho: Các thương hiệu đã có tên tuổi bán các mặt hàng độc đáo đang tìm cách mở rộng nhóm đối tượng của họ.

Etsy 

Etsy là nền tảng hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm một thị trường trực tuyến để giới thiệu các sản phẩm thủ công và độc đáo của họ. 

Nó đặc biệt phổ biến cho các nhà bán hàng độc lập và những người muốn mua những mặt hàng có một không hai, độc quyền và hiếm có.

Phù hợp cho: Các doanh nghiệp nhỏ bán các mặt hàng đồ handmade và thủ công mỹ nghệ.

thương mại điện tử

Trang bán các sản phẩm handmade, đồ thủ công

V. 5 bước để để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử

Bạn đang có một ý tưởng tuyệt vời để mở một doanh nghiệp TMĐT? Cho dù bạn muốn tham gia theo hình thức sản phẩm bán lẻ, bán buôn, dịch vụ du lịch, hình thức sản phẩm đăng ký hay sản phẩm phần mềm kỹ thuật số. 

Hãy thực hiện theo những bước sau để có thể bắt đầu kinh doanh: 

5.1. Viết kế hoạch kinh doanh

Cho dù bạn sẽ bắt đầu mở một cửa hàng trực tiếp hay trực tuyến, việc đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là viết một bản kế hoạch kinh doanh. 

Có 2 phần chính quan trọng để nghiên cứu: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh  nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn.

Tìm hiểu những sản phẩm mà các cửa hàng online khác đang bán, kênh mạng xã hội mà họ đang làm, mô hình kinh doanh của họ là gì?.... Đây là những nghiên cứu giúp bạn làm mọi thứ, từ việc chọn cách tiếp thị cho sản phẩm/dịch vụ sẽ bán.

Đối với việc nghiên cứu khách hàng của bạn, hãy tiếp cận với những người này trong mạng lưới cá nhân của bạn. 

thương mại điện tử

Lên chiến lược, kế hoạch kinh doanh chi tiết

5.2. Tạo một website thương mại điện tử

Bạn nên đầu tư vào một website E-commerce để tạo cửa hàng cho riêng mình. Mặc dù Shopee, Lazada cho phép bạn tạo cửa hàng miễn phí và bán trên sàn của họ. Tuy nhiên, hãy tạo cho mình một trang cửa hàng với website riêng để có thể thực hiện nhiều lượt truy cập và nuôi dưỡng chúng.

Website cũng là nơi bạn tạo ra những nguồn khách hàng uy tín và bền vững. Còn lại trong những sàn thương mại như Shopee hay các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,... giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng mới. Bạn cũng có thể trỏ những trang mạng xã hội đó về trang web chính của mình. 

thương mại điện tử

Tạo website bán hàng trực tuyến

5.3. Kiểm tra mọi thứ

Hãy kiểm tra lại hệ thống quản lý kinh doanh online của bạn, quảng cáo của bạn, sản phẩm của bạn, email,.... Để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo và rút ra những phân tích phù hợp với đối tượng mà bạn đang hướng đến. 

Khi đã được kiểm tra hoặc thử nghiệm, tiếp theo bạn sẽ tiến hành đánh giá, nghiên cứu kết quả, thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào.

5.4. Thương mại điện tử và Digital Marketing

Bắt đầu với việc tiếp thị trong nước, mặc dù sau này bạn có thể mở rộng ra các nước khác. Nhưng đây là chiến lược tăng nhận diện thương hiệu và tạo ra tệp khách hàng trung thành, gắn bó với thương hiệu của bạn. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể mở rộng sang các kênh tiếp thị khác. Khi bạn tiến hành nghiên cứu, hãy đảm bảo xác định các kênh cụ thể mà đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng nhiều nhất. Kết hợp những điều này vào chiến lược tiếp thị của bạn để tiếp cận nhiều khách hàng hơn .

Nó cũng giúp phản ánh những gì các thương hiệu thương mại điện tử khác trong thị trường ngách của bạn đang làm. Hãy tham khảo chéo nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn với nghiên cứu khách hàng của riêng bạn.

thương mại điện tử

Thực hiện tiếp thị theo nhiều cách khác nhau để tăng độ phổ biến

Xem thêm: Bí quyết kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả update mới nhất

5.5. Quy trình chăm sóc khách hàng tốt nhất

Kinh doanh mô hình TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Chính vì vậy, sự khác biệt khiến cho khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn chính là nhờ vào việc chăm sóc khách hàng. 

Chăm sóc khách hàng cả trước và sau mua hàng hiệu quả sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng. Ngoài ra, tạo dựng thương hiệu đẹp, hướng đến giá trị cốt lõi tích cực giúp bạn trở nên độc đáo hơn đối với các mô hình kinh doanh cùng ngành. 

thương mại điện tử

Chú ý quy trình chăm sóc khách hàng

Cuối cùng, thương mại điện tử cũng có thể kết hợp với các loại hình bán lẻ khác dựa vào hình thức bán hàng đa kênh. Bán lẻ đa kênh đề cập đến các chiến lược mà người bán thực hiện kết hợp mua sắm trực tuyến và mua sắm tại cửa hàng bán lẻ truyền thống để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch. Xu hướng này cho phép người tiêu dùng chuyển đổi giữa hai mô hình này một cách dễ dàng.