Tin tức POS365

Mã Qr Code và mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, khi nhắc đến hai loại mã này có không ít người chưa thực sự hiểu chính xác mã vạch và mã QR là gì, nó sử dụng để làm gì? Theo dõi bài viết này của POS365 để tìm kiếm lời giải đáp cho mình nhé.

So sánh mã vạch và mã QR code, sử dụng loại nào hiệu quả hơn?

1. Mã vạch là gì?

Mã vạch là dạng thông tin một chiều nằm ngang và nó được tạo bởi nhiều vạch đen với các độ dày và số lượng khác nhau. Khi nằm trên bề mặt các mã vạch này sẽ được đọc bằng một máy quét. Mã vạch thường có kèm theo các dãy số và trong trường hợp máy quét không thể đọc mã vạch thì bạn có thể nhập bằng phương thức thủ công. 

Mã vạch được tạo bởi nhiều vạch đen

Hiện nay, mã vạch có ở khắp mọi nơi. Nó là công nghệ nhận dạng tự động phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát kho hàng và lưu trữ thông tin cơ bản về sản phẩm. Trước đây, máy quét mã vạch thường được yêu cầu để đọc thông tin trong mã vạch, nhưng ngày nay, ngay cả điện thoại thông minh của bạn cũng có thể giải thích dữ liệu này.

2. Mã QR là gì?

QR code còn được gọi bằng cái tên khác là mã QR. QR là chữ viết tắt của cụm từ Quick response code, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là mã phản hồi nhanh. Ngoài các tên gọi kể trên, mã QR còn được gọi bằng những cái tên khác như: mã vạch ma trận, mã vạch 2 chiều. 

Mã QR thể hiện qua hỗn hợp ô vuông, dấu chấm đen 

Mã QR có dạng hỗn hợp các hình vuông và dấu chấm màu đen trên nền trắng, nó chứa được rất nhiều thông tin như: URL, website mô tả, thông tin sản phẩm, thời gian hay địa điểm của một sự kiện nào đó,… Có nhiều cách sử dụng sáng tạo cho mã QR, bao gồm cả việc truy cập nhanh chóng và dễ dàng vào WiFi của bạn.

3. So sánh barcode và mã QR

Không giống như mã vạch, mã QR có hai chiều vì chúng có các hàng và cột kết hợp với nhau để tạo thành một mạng lưới các mô-đun. Do đó, mã QR có thể chứa nhiều dữ liệu hơn một mã vạch có kích thước tương đương. 

Mã QR càng chứa nhiều dữ liệu trong ma trận đó sẽ càng phức tạp hơn. Mã QR cũng có khả năng sửa lỗi. Điều này có nghĩa là nếu mã QR của bạn bị xước một chút hay bị bụi bám vào, thì nó vẫn có thể đọc được so với mã vạch. Dưới đây là một vài sự khác nhau giữa mã vạch và mã QR, cụ thể:

3.1 Hình thức

  • Mã vạch: Đây là dạng mã vạch một chiều được biểu hiện bằng một số đường và các khoảng trống với độ rộng song song khác nhau. 

Mã vạch truyền thống và mã QR code có hình thức khác nhau

  • Mã QR: Đây là dạng mã vạch ma trận được thể hiện bằng các hình vuông, dấu chấm, hình lục giác ở trên nền trắng. 

3.2 Khả năng chứa dữ liệu

  • Mã vạch: Cả mã vạch và mã QR đều có khả năng lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên khả năng lưu trữ của mã vạch khá ít, rơi vào khoảng 8 – 25 ký tự. Mã vạch có thể lưu trữ các dạng đó là: mô tả, giá cả, thông tin, nhận dạng mặt hàng,…

  • Mã QR: Đối với mã QR code khả năng lưu trữ lên tới 1000 – 2000 ký tự dữ liệu đã được mã hoá. Các dạng thông tin mã QR lưu trữ được đó là: theo dõi hàng tồn kho, thông tin sản phẩm, URL,… 

3.3 Khả năng xử lý thông tin

  • Mã vạch: Sử dụng máy quét quang học để quét mã vạch một cách nhanh chóng, hạn chế sự sai sót và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên tốc độ đọc của máy quét khi quét mã vạch tương đối chậm, đòi hỏi hình ảnh phải rõ, góc quét chuẩn và phải để trên mặt phẳng. 

Mã QR sở hữu khả năng xử lý thông tin cực kỳ nhanh chóng

  • Mã QR: Khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, mã QR phản hồi tức thì ngay khi được quét.

3.4 Tính tiện dụng

  • Mã vạch: Qua mắt thường con người có thể hiểu được khi nhìn vào các dãy số bên dưới mã vạch. Tuy nhiên, để quét những dạng mã vạch nâng cao cần sử dụng tới các thiết bị chuyên dụng. 

  • Mã QR: Tính tiện lợi của mã QR rất cao, người dùng chỉ cần quét QR code nhanh chóng với chiếc điện thoại thông minh. 

3.5 Bảo mật

  • Mã vạch: Không có tính bảo mật bởi mã vạch được thể hiện bằng hình ảnh và con số. Chính vì thế nên mã vạch rất dễ dàng để sao chép làm giả hay nhái theo. 

  • Mã QR: QR code sở hữu tính bảo mật cao bởi mỗi mã QR đều là duy nhất và khi đã sử dụng qua sẽ được ghi nhớ. Nếu quét lại mã QR sẽ xuất hiện cảnh báo, đặc biệt tuỳ vào thời điểm khác nhau mà thông tin mã hoá cũng theo đó thay đổi. 

3.6 Nhận dạng các mặt hàng

  • Mã vạch: Mã vạch trên các mặt hàng khách hàng mua không phải là duy nhất. Điều này có nghĩa là nếu bạn có 3 mặt hàng giống nhau, chúng sẽ có cùng mã vạch. Đây là một vấn đề lớn nếu bạn muốn sử dụng mã vạch để theo dõi các sản phẩm riêng lẻ.

Mã QR cung cấp thông tin duy nhất

  • Mã QR: Cả mã vạch và mã QR đều có khả năng nhận dạng các mặt hàng. Tuy nhiên mã QR ưu thế hơn, bảo mật hơn khi nó được sử dụng để cung cấp thông tin duy nhất cho nội dung của từng sản phẩm, không thể bị lặp lại. 

3.7 Dễ dàng quét

  • Mã vạch: Nếu không đặt trên một mặt phẳng hay mã vạch bị mờ, xước gần như không thể quét được và con người cần phải nhập thủ công. 

  • Mã QR: Mã QR sở hữu khả năng quét gần như tức thì. QR code sở hữu khả năng sửa lỗi nên chúng mang lại khả năng chống bụi bẩn và trầy xước. Ngay cả khi mã QR của bạn bị xước, nó vẫn có thể được quét với tỉ lệ thành công cao hơn.

3.8 Khả năng chịu hư hỏng và khôi phục dữ liệu

  • Mã vạch: Mã vạch khó có thể chịu hư hỏng nếu chẳng may mất đi một đoạn mã vạch thì rất khó để giải mã. Kéo theo đó khả năng khôi phục dữ liệu là rất thấp. 

  • Mã QR: Nếu mã QR bị bẩn, mờ hay hỏng vẫn có thể khắc phục và khôi phục dữ liệu bình thường. 

4. Mã QR code ưu thế hơn so với mã vạch như thế nào?

QR code và mã vạch truyền thống đều sở hữu những ưu điểm, tuy nhiên mã QR chiếm ưu thế hơn bởi những yếu tố dưới đây. 

4.1 QR code có thể quét các sản phẩm có kích thước nhỏ

QR code cho phép quét dễ dàng, đa dạng thông tin có kích thước nhỏ tốt hơn so với barcode. Chính vì thế, người ta cũng ưu tiên sử dụng mã QR thay vì dùng mã vạch chiếm nhiều diện tích của bề mặt với những sản phẩm nhỏ. 

4.2 Quét từ các góc khó

Đối với mã vạch truyền thống thường sẽ phải đặt trên một mặt phẳng và tiến hành quét theo chiều ngang. Tuy nhiên, QR code lại thực hiện điều này một cách dễ dàng khi cho phép quét từ nhiều góc khác nhau, kể cả những góc khó. 

4.3 Quét qua thiết bị thông minh

Chỉ cần điện thoại thông minh có thể quét mã QR

Đối với mã vạch barcode cần phải sử dụng máy quét hoặc các thiết bị chuyên dụng để quét những mã vạch nâng cao. Còn mã QR chỉ cần sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng,… đã có thể quét nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng. 

4.4 Lưu trữ thông tin nhiều hơn

Khả năng lưu trữ thông tin của mã QR vượt trội hơn so với mã vạch truyền thống. QR code có thể cung cấp, trao đổi thông tin, phương thức liên lạc, thực hiện thanh toán, URL,… còn mã vạch barcode thường chỉ cung cấp thông tin đơn thuần về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, tình trạng hàng hoá,… 

5. Ứng dụng của mã vạch và mã QR

Barcode và mã QR đều sở hữu những ưu điểm nổi bật nhất định nên hai loại mã này được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. 

5.1 Mã vạch

Mặc dù ưu thế của mã vạch truyền thống không bằng so với mã QR code. Tuy nhiên, nó vẫn được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực:

  •  Lưu thông hàng hoá
  • Quản lý sản phẩm
  • Xác thực nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, sản phẩm
  • Quản lý kho
  • Sử dụng mã vạch để làm vé tàu xe, máy bay,… 

Mã vạch được ứng dụng trong quản lý hàng hóa, sản phẩm

5.2 Mã QR 

QR code thể hiện tính ưu việt của nó qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên. Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ thì QR code được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như: 

  • Ví điện tử
  • Thực hiện các giao dịch điện tử
  • Truy xuất nguồn gốc
  • Làm tem chống giả
  • Cổng kết nối
  • Lưu trữ các thông tin,… 

Qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời mã vạch và mã QR là gì, nó được sử dụng để làm gì và khả năng ứng dụng của hai loại mã này trong đời sống phải không nào? Qua đó giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại mã phù hợp để ứng dụng cho bản thân hay doanh nghiệp của mình.