Câu chuyện kinh doanh

Quản lý xây dựng là gì? Vai trò và cách phân biệt nhà quản lý xây dựng và quản lý dự án. Cũng như các phương pháp quản lý xây dựng hiệu quả dành cho nhà quản lý. Tham khảo ngay nhé!

Quản lý xây dựng là gì? Vai trò và phương pháp quản lý hiệu quả

I. Quản lý xây dựng là gì? 

Quản lý xây dựng là dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án đến khi hoàn tất công trình xây dựng. 

Quản lý xây dựng là gì?

Quản lý xây dựng là gì?

Quản lý  xây dựng bao gồm các hoạt động như: lập dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, lập dự toán công trình, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu công trình… sao cho quá trình thực hiện được đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kịp tiến độ và tiết kiệm chi phí. 

II. Vai trò của quản lý xây dựng trong ngành xây dựng 

Sau khi hiểu quản lý xây dựng là gì hãy cùng tìm hiểu vai trò của quản lý xây dựng ngay sau đây nhé: 

Vai trò của quản lý xây dựng trong ngành xây dựng

Vai trò của quản lý xây dựng trong ngành xây dựng

Quản lý xây dựng đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng. Công việc ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Sau đây là những vai trò cơ bản nhất của quản lý dự án: 

  • Kiểm tra, giám sát tiến độ công việc và lên kế hoạch phù hợp 

  • Theo dõi tiến độ và đánh giá tình trạng hoàn thiện của dự án. 

  • Kiểm tra và tư vấn về thiết kế của công trình. 

  • Hỗ trợ kiểm soát những vấn đề phát sinh. 

  • Đảm bảo quá trình thi công được an toàn 

  • Hỗ trợ kiểm tra chất lượng và số lượng vật liệu thi công. 

  • Kiểm tra kế hoạch đào tạo và vận hành. 

>> Xem ngay: Review 15 phần mềm quản lý dự án xây dựng tốt nhất

III. Bộ máy ban quản lý dự án xây dựng công trình 

Ban quản lý dự án có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý đầu tư. Không những vậy, ban quản lý còn thực hiện công tác giám sát các hoạt động xây dựng dự án được Hội Đồng quản trị phê duyệt. 

3.1. Các phòng ban chuyên môn 

Thông thường một bộ máy quản lý dự án xây dựng sẽ có những phòng ban như sau: 

  • Văn phòng Ban quản lý dự án 

  • Phòng Kỹ thuật - Thẩm định 

  • Phòng Tài chính - Kế toán 

  • Phòng Điều hành dự án 1 

  • Phòng Điều hành dự án 2 

  • Phòng Dịch vụ tư vấn. 

Các phòng ban chuyên môn

Các phòng ban chuyên môn

3.2. Nhiệm vụ và chức năng 

Quản lý xây dựng là gì? Mỗi phòng ban sẽ có chức năng và nhiệm vụ gì? Các phòng ban quản lý dự án công trình sẽ có các nhiệm vụ cơ bản như sau: 

  • Quản lý tiến độ công trình 

  • Đảm bảo an toàn lao động và môi trường thi công 

  • Quản lý kế hoạch tổng thể dự án, chi phí và nguồn lực công trình 

  • Quản lý thời gian thực hiện và tiến độ dự án 

  • Quản lý hợp đồng, hoạt động thi công, rủi ro trong quá trình vận hành 

  • Tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết. 

3.3. Những công việc thường làm 

Ban quản lý dự án công trình thường thực hiện các công việc cơ bản sau: 

Những công việc thường làm

Những công việc thường làm

  • Quản lý phạm vị, kế hoạch, khối lượng công việc, chất lượng dự án và tiến độ gia hạn dự án đầu tư xây dựng. 

  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 

  • Quản lý an toàn thi công, bảo vệ môi trường xây dựng. 

  • Quản lý hệ thống thông tin công trình, hồ sơ quản lý dự án, các nội dung cần thiết

  • Xử lý những phát sinh xảy ra trong quá trình thi công. 

Ngoài ra, chủ đầu tư và ban quản lý còn thực hiện tư vấn quản lý các vấn đề dự án, tổng thầu (nếu có). Đồng thời đảm bảo các nội dung dự án đầy đủ theo quy định tại Điều 66 của Luật xây dựng ban hành. 

>> Đọc thêm: Tư vấn kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn 2023

IV. Người quản lý xây dựng và quản lý dự án khác nhau như thế nào? 

Làm thế nào để phân biệt người quản lý xây dựng là gì và quản lý dự án là gì? Dưới đây là cách phân biệt đơn giản nhất, cùng theo dõi nhé. 

Đối với các dự án nhỏ, người quản lý dự án có thể thực hiện và hoàn thành nhiệm của người quản lý dự án xây dựng. Ngược lại, với những dự án lớn thì hai chức cụ này thường sẽ làm việc cùng nhau để tạo ra các công trình mới. Về cơ bản vai trò của họ là như nhau nhưng cũng có điểm khác biệt sau: 

Nhiệm vụ công việc của người quản lý xây dựng: 

  • Điều phối và giám sát công việc của nhóm xây dựng 

  • Giám sát quá trình xây dựng hàng ngày tại công trường 

  • Hợp tác với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu 

  • Kiểm tra tồn kho nguyên liệu và nhà cung cấp 

  • Theo dõi tiến độ dự án và cập nhật cho người quản lý dự án. 

quản lý xây dựng là gì

Nhiệm vụ công việc của người quản lý xây dựng

Nhiệm vụ của người quản lý dự án: 

  • Gặp gỡ và thương thảo với khách hàng về thiết kế dự án mới 

  • Lập kế hoạch và ngân sách dự án 

  • Thiết kế tiến trình dự án và thời hạn cho từng giai đoạn 

  • Ước tính chi phí cho dự án, bao gồm quá trình tiếp thị và tuyển dụng 

  • Quản lý thủ tục giấy tờ dự án, bao gồm kế hoạch ban đầu và tài liệu phân vùng. 

>> Quy trình quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng chuẩn nhất: https://www.pos365.vn/quan-ly-cua-hang-vat-lieu-xay-dung-6429.html

V. Những phương pháp quản lý xây dựng hiệu quả nhất hiện nay 

Sau khi hiểu rõ khái niệm quản lý xây dựng là gì? Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp quản lý xây dựng hiệu quả. Dưới đây là những thông tin chi tiết mà chúng tôi tổng hợp được, hãy theo dõi nhé. 

5.1. Ghi chép và phân tích tình hình 

Quá trình ghi chép và phân tích công việc của từng giai đoạn luôn là hoạt động thiết yếu với mỗi người quản lý nhằm giúp việc giám sát các công việc một cách chu đáo và tỉ mỉ. Đồng thời, giúp bạn rút ra những bài  học kinh nghiệm cho những dự án sắp tới.

Ghi chép và phân tích tình hình

Ghi chép và phân tích tình hình

5.2. Liên kết chặt chẽ 

Nhà quản lý dự án cần thiết lập những mối quan hệ với các bộ phận khác để phối hợp nhịp nhàng trong công việc cũng như nhận được sự hỗ trợ từ những phòng ban liên quan để giải quyết những vấn đề phát sinh xảy ra.  

5.3. Nâng cao khả năng lưu trữ 

Người quản lý giỏi không chỉ là người kiểm soát được các hoạt động công việc mà cần phải tập trung cải thiện, nâng cao khả năng lưu trữ thông tin sau mỗi giai đoạn thực hiện tiến độ công việc cũng như khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh. 

Nâng cao khả năng lưu trữ

Nâng cao khả năng lưu trữ

5.4. Tính chủ động, linh hoạt 

Những kế hoạch đã được thiết lập sẵn nhưng cũng cần có sự điều chỉnh linh động và phù hợp với tình hình hiện tại. Nhà quản lý cần nắm bắt thực tế để có những định hướng cụ thể, chính xác trong việc đưa ra những phương án tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài dự tính. 

5.5. Đảm bảo tiến độ công trình 

Tiến độ xây dựng công trình là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng hoàn thành dự án. Việc đảm bảo tiến độ công trình chính là cách để nâng cao uy tín doanh nghiệp, nhà thầu đối với chủ đầu tư, nhằm tạo tiền đề cho sự hợp tác lâu dài trong tương lai. 

Đảm bảo tiến độ công trình

Đảm bảo tiến độ công trình

Trên đây là toàn bộ thông tin về quản lý xây dựng là gìPOS365 tổng hợp được. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để phục vụ cho công việc của mình nhé. Chúc bạn thành công! 

>> Tham khảo thêm: Top 10 cửa hàng vật liệu xây dựng chất lượng tại Hà Nội