Câu chuyện kinh doanh

Nhân viên quản lý đơn hàng (Merchandiser) đang trở thành vị trí khá “hot” trên thị trường tuyển dụng. Để giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về công việc của vị trí này, hãy cùng đến với bài viết sau của POS365 để có cho mình những thông tin liên quan hữu ích nhất nhé!

Mô tả chi tiết về công việc của nhân viên quản lý đơn hàng

I. Nhân viên quản lý đơn hàng là gì?

Nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng tiếng anh là Merchandiser, là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm chính về đơn đặt hàng của khách nhằm đảm bảo cho hàng hóa và dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất. Merchandiser cũng là người cân bằng lợi ích của khách hàng, đối tác liên quan, nhà cung ứng và nhà máy sản xuất thông qua việc thu thập, xử lý các thông tin về xu hướng và nhu cầu của khách hàng.

nhân viên quản lý đơn hàng là gì

Nhân viên quản lý đơn hàng là gì?

Nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng có vai trò đặc biệt trong các cửa hàng, doanh nghiệp vì hiệu suất công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Họ có khả năng tác động và tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra, họ có thể lên kế hoạch và làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp và bộ phận sản xuất để đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng được xuất ra. 

Xem thêm: Quản lý đơn hàng là gì? Cách quản lý đơn hàng hiệu quả, tối ưu

II. Bản mô tả công việc của nhân viên quản lý đơn hàng

Dưới đây là bản mô tả cụ thể công việc của nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng để bạn tham khảo. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến yêu cầu cũng như KPI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc này:

2.1. Nhiệm vụ của nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

Công việc của một nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng sẽ bao gồm:

Tiếp nhận các đơn hàng:

  • Tiếp nhận các thông tin liên quan đến đơn hàng từ nhân viên bán hàng hoặc nhân viên kinh doanh của cửa hàng, chi nhánh, doanh nghiệp.

  • Kiểm tra và ghi chép những thông tin liên quan đến đơn hàng trên hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

  • Sàng lọc sản phẩm và chọn những sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng.

  • Xác nhận phương thức thanh toán và địa chỉ nhận hàng của khách.

  • Cập nhật những thông tin liên quan đến thời gian lấy hàng, giao hàng trên hệ thống.

  • Xuất các hóa đơn liên quan đến đơn hàng cho khách hàng khi được yêu cầu.

Theo dõi tiến độ đơn hàng:

  • Theo dõi tiến trình sản phẩm được sản xuất - nhập kho, luôn luôn đảm bảo số lượng cần thiết.

  • Theo dõi thông tin liên quan đến vận đơn hàng.

  • Kiểm tra các thông tin liên quan đến hình thức thanh toán của khách hàng: Nhận hàng mới thanh toán (COD), thanh toán chuyển khoản,...

nhiệm vụ của nhân viên quản lý đơn hàng

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

Thực hiện các thủ tục liên quan:

  • Thủ tục nhập hàng, thu hồi hàng hoàn, thu hồi đơn hàng không được giao.

  • Đóng gói sản phẩm theo đúng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

  • Làm các thủ tục liên quan đến việc xuất hàng hóa ra khỏi kho.

  • Làm việc trực tiếp với các bộ phận liên quan như đơn vị vận chuyển, đơn vị cung ứng hàng hóa,...

  • Thực hiện những thủ tục như thu hồi, xuất hàng.

Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc:

  • Liên hệ với khách hàng để thực hiện các câu hỏi liên quan đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng.

  • Giải đáp những thắc mắc liên quan đến quá trình đóng gói hàng hóa cũng như quá trình giao hàng.

Một số công việc khác:

  • Xử lý các loại chứng từ và hóa đơn liên quan đến hàng hóa.

  • Thực hiện các loại báo cáo theo định kỳ quy định của doanh nghiệp.

2.2. Yêu cầu công việc của vị trí nhân viên quản lý đơn hàng

Để có thể làm một nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng thì bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

  • Có kinh nghiệm liên quan đến công việc quản lý đơn hàng, vận đơn là một lợi thế.

  • Có trình độ ngoại ngữ tốt.

  • Tháo vát, nhanh nhẹn, linh hoạt trong quá trình làm việc.

  • Khả năng lập kế hoạch cho sản phẩm và xác định nhiệm vụ ưu tiên.

  • Có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt.

  • Tuân thủ đúng các quy trình liên quan đến bán hàng, xuất hàng và vận đơn của doanh nghiệp.

  • Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả, duy trì mối quan hệ làm việc với nhiều người.

  • Chủ động, chăm chỉ và cẩn thận trong công việc của mình.

  • Yêu cầu về tố chất: Trung thực, có thể chịu được áp lực trong công việc và có ý chí cầu tiến.

yêu cầu công việc của vị trí nhân viên quản lý đơn hàng

Yêu cầu công việc của vị trí nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

2.3. KPI công việc với vị trí nhân viên quản lý đơn hàng

Merchandiser là nhân viên có vị trí quan trọng và cần thiết, góp phần trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự vận hành của xưởng sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, KPI công việc với vị trí nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng sẽ dựa trên những tiêu chí đánh giá sau:

  • Tỷ lệ chi phí cho các hoạt động (Operating Expense Ratio - OER).

  • Tỷ lệ duy trì kết nối và quan hệ với khách hàng (Customer Retention Rate).

  • Chỉ số về giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value).

  • Tỉ lệ chuyển đổi từ Lead sang khách hàng.

KPI công việc với vị trí nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

KPI công việc với vị trí nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

Đọc thêm: Cách quản lý đơn hàng bằng Excel và giải pháp tốt nhất

III. Mức lương của nhân viên quản lý đơn hàng

Để đưa ra mức lương phù hợp với vị trí nhân viên quản lý đơn hàng thì sẽ phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng như năng lực của nhân viên đó. Mức lương ở vị trí nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng sẽ có những khác biệt. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình được khảo sát dựa trên các đơn vị tuyển dụng:

  • Mức lương trung bình: 17.400.000 đồng/tháng.

  • Mức lương phổ biến sẽ dao động khoảng: 9.300.000 - 18.600.000 đồng/tháng.

  • Mức lương thấp nhất: 9.300.000 đồng/tháng.

  • Mức lương cao nhất: 92.800.000 đồng/tháng.

Mức lương của nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

Mức lương của nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

IV. Các năng lực cần có để trở thành nhân viên quản lý đơn hàng

Bên cạnh việc phải nắm rõ được công việc phải làm thì để đạt được thành công trong công việc, cơ hội lên các vị trí cao hơn thì một Merchandiser cần phải rèn luyện cho mình những năng lực cần thiết sau đây:

  • Knowledge - Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh

  • Skill - Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

  • Skill - Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

  • Skill - Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

  • Skill - Kỹ năng quản trị rủi ro

  • Skill - Kỹ năng làm việc nhóm

  • Attitude - Tỉ mỉ, cẩn thận

  • Attitude - Nhạy bén

  • Attitude - Bền bỉ, kiên trì

Các năng lực cần có để trở thành nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

Các năng lực cần có để trở thành nhân viên quản lý và chăm sóc đơn hàng

V. Một số vị trí công việc liên quan đến quản lý đơn hàng

Nhìn vào bản mô tả công việc của nhân viên quản lý đơn hàng thì chúng ta có thể đưa ra một số vị trí công việc liên quan để bạn có thể tham khảo lựa chọn:

  • Quản lý cửa hàng bán lẻ: Đối với công việc này yêu cầu phải chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày của cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, họ sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, quản lý hàng tồn kho. Nếu có vấn đề phát sinh gì thì họ cũng cần phải đứng ra giải quyết.

  • Nhân viên thu ngân: Các vật dụng chính mà họ sử dụng là máy tính tiền, máy quét mã vạch sản phẩm, máy thanh toán, thu tiền thanh toán từ khách hàng. Công việc của họ cũng có thể là tìm hiểu cách bố trí cửa hàng để phản hồi thông tin nhanh nhất cho cửa hàng khi được hỏi về vị trí các sản phẩm. 

Vị trí công việc liên quan đến vị trí quản lý và chăm sóc đơn hàng

Vị trí công việc liên quan đến vị trí quản lý và chăm sóc đơn hàng

VI. Tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí Merchandiser

  • Mô tả lại một đơn hàng mà bạn xử lý thành công nhất từ trước đến nay. Theo bạn tại sao dự án đó lại thành công?

  • Mô tả lại chân dung một vị khách hàng khó tính mà bạn đã từng làm việc.

  • Theo bạn điều gì là quan trọng nhất đối với một Merchandiser - Nhân viên quản lý đơn hàng hay nhân viên theo dõi đơn hàng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng?

  • Nếu phát hiện lỗi trong sản phẩm đầu ra thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

  • Mô tả một tình huống bạn gặp khó khăn trong khi hợp tác với đồng nghiệp ở phòng ban khác. Bạn đã xử lý nó như thế nào?

Trên đây là bản mô tả chi tiết về công việc của nhân viên quản lý đơn hàng (Merchandiser) để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin mà POS365 cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về vị trí công việc này.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý đơn hàng tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ