Câu chuyện kinh doanh

Để bắt đầu mở shop phụ kiện thú cưng nói chung, chi phí khởi nghiệp không quá cao so với các lĩnh vực khác. Thế nên những ai mới bắt đầu kinh doanh có thể lựa chọn mô hình này

Kinh nghiệm mở Shop phụ kiện thú cưng chi tiết từ A-Z

Mở shop phụ kiện thú cưng tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng bạn cần phải trang bị kiến thức thì mới thành công. Từ việc chuẩn bị vốn, địa điểm, nguồn hàng, làm thế nào để tiếp thị… Tất cả sẽ được POS365 giải đáp trong nội dung sau đây.

I. Mở shop phụ kiện thú cưng cần bao nhiêu vốn

Việc xác định chính xác số vốn đầu tư ban đầu cho một cửa hàng kinh doanh đồ dùng cho thú cưng không hề đơn giản. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm mở cửa hàng, sản phẩm, phụ kiện mà bạn định sử dụng để phát triển kinh doanh.

1.1. Chi phí thuê địa điểm kinh doanh

Tất nhiên nếu không còn mặt bằng để mở kinh doanh thì bạn phải tìm và lựa chọn địa điểm cho thuê phù hợp. Tiếp theo là tính các chi phí này vào chi phí đầu tư để tính lợi nhuận cho các tháng tiếp theo.

Chi phí thuê địa điểm kinh doanh

Chi phí thuê địa điểm kinh doanh khoảng 5-10 triệu/tháng

Để mở shop phụ kiện thú cưng, bạn không cần thuê mặt tiền quá lớn, thông thường bạn chỉ cần mặt tiền 1.5m-2m và chiều ngang khoảng 10m-15m là có đủ không gian trưng bày. Ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, ... tiền thuê cửa hàng sẽ vào khoảng 5 triệu và 10 triệu / tháng, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau.

1.2. Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng

Những vật dụng dùng để trang trí trong cửa hàng phụ kiện thú cưng gồm tủ trưng bày, quầy bán hàng, máy tính, máy in hóa đơn, giá kệ, v.v. Bên cạnh đó bạn còn phải làm biển hiệu, sơn tường, đèn,... Tổng chi phí cho việc này sẽ vào khoảng 10 triệu đến 20 triệu.

Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng

Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng khoảng 10 triệu/ tháng

1.3. Chi phí sắm sửa thiết bị

Cửa hàng chuyên về phụ kiện thú cưng cần nhiều kệ, nhiều tủ để có thể đựng mà đảm bảo khách hàng dễ quan sát và lựa chọn. Bên cạnh đó do đặc tính đa dạng mẫu mã, chủng loại và giá cả, bạn cần sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý việc này dễ dàng hơn. Chi phí để sắm sửa thiết bị sẽ rơi vào khoảng 5 triệu trở lên.

Chi phí sắm sửa thiết bị

Chi phí sắm sửa thiết bị khoảng 5 triệu

Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng phụ kiện thú cưng POS365 TẠI ĐÂY.

1.4. Chi phí nhập hàng

Danh sách các phụ kiện thú cưng phải vào là: Quần áo, chip, dây chuyền, dây chuyền, nhà, chuồng, gối, túi xách, ba lô, đồ chơi, bát, thức ăn, thuốc, sữa tắm… cho mỗi loại này 10 - 20 sản phẩm là được. Với ba lô, chuồng, các công cụ làm đẹp, bạn chỉ cần nhập 4 mẫu sản phẩm chung. Chi phí nhập phụ kiện cho thú cưng thường rơi vào khoảng 30 - 50 triệu/lần nhập đầu tiên.

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng khoảng 30-50 triệu/tháng

1.5. Vốn dự phòng

Vốn dự phòng là điều cần thiết mỗi khi kinh doanh. Đây là số tiền giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Có thể kể đến tiền điện, nước, xử lý hàng tồn kho, nhập hàng khẩn cấp, sửa chữa cửa hàng,... 

II. Thiết kế shop bán đồ thú cưng

Thiết kế nội thất của một cửa hàng thú cưng Việt Nam phụ thuộc vào loại hình dịch vụ kinh doanh được tìm kiếm, chẳng hạn như: Cung cấp thức ăn cho thú cưng, đồ dùng, vật dụng, …

Đảm bảo một không gian thông thoáng, bởi không chỉ mỗi khách hàng tới và cả thú cưng của họ cũng tới để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Không gian thông thoáng giúp họ dễ dàng di chuyển, không cảm thấy bị bí.

Thiết kế shop bán đồ thú cưng

Thiết kế shop bán đồ thú cưng

Bên cạnh đó ánh sáng phải được dung hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng bóng đèn. Màu sắc tươi sáng, bắt mắt tạo sự dễ thương cho toàn không gian cửa hàng của bạn.

III. Trang bị những kiến thức về phụ kiện thú cưng

Để có được sự tin tưởng và thu hút được nhiều khách hàng, các chủ cửa hàng phụ kiện thú cưng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp, và mỗi khi khách hàng cần, họ sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên. Ví dụ:

  • Kiến thức về động vật như: loài, đặc điểm, tập tính, cách cho ăn hợp lý,...

  • Kiến thức về các sản phẩm: Thức ăn nào thích hợp cho từng loại thú cưng, thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa, thức ăn cho vật nuôi đang mang thai và các dụng cụ  chăm sóc vật nuôi sóc…


Trang bị những kiến thức về phụ kiện thú cưng

Trang bị những kiến thức về phụ kiện thú cưng

IV. Những mặt hàng cần có khi mở cửa hàng phụ kiện thú cưng

Với ý tưởng kinh doanh cửa hàng phụ kiện  thú cưng, bạn có thể cung cấp  nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, vd: đồ chơi, đồ chăm sóc thú cưng, thời trang thú cưng, dịch vụ tắm, chải lông cho thú cưng, v.v..

4.1. Thức ăn cho thú cưng

Bạn có thể bắt đầu với việc kinh doanh thức ăn cho vật nuôi. Có lẽ đây là phân khúc mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận nhất vì nó đáp ứng được nhu cầu chính của chủ sở hữu vật nuôi, đó là vật nuôi của họ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn khỏe mạnh.

 Thức ăn cho thú cưng

 Thức ăn cho thú cưng

Có rất nhiều thương hiệu thức ăn cho thú cưng với nhiều loại sản phẩm dành cho các loại thú cưng khác nhau. Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh thức ăn cho thú cưng, bạn có thể chọn chỉ bán các sản phẩm được làm cho các loại động vật cụ thể, chẳng hạn như chó và mèo hoặc đa dạng hóa thành các vật nuôi khác nhau.

4.2. Đồ dùng cho thú cưng

Đồ dùng thú cưng là một trong những mặt hàng không thể thiếu nếu như bạn định kinh doanh mô hình này. Hãy nhập các mặt hàng như sau: 

  • Nhà, chuồng, đệm, ổ, lồng, bể cho thú cưng

  •  Balo thú cưng

  •  Đồ chơi

  • Vòng cổ

  • Dây xích,...

Đồ dùng cho thú cưng

Đồ dùng cho thú cưng

4.3. Thời trang, phụ kiện thú cưng

Ngược lại với các sản phẩm trước đó là thời trang của thú cưng. Những bộ cánh này sẽ giúp các Boss trở nên lộng lẫy hơn mà Sen lại được nở mày nở mặt.

  • Dầu gội và dầu xả

  • Phụ kiện tắm cho thú cưng

  • Khử mùi

  • Triệt lông

  • Lược

  • Khăn lau

  • Dụng cụ cắt móng tay

  • Kéo và tông đơ

  • Quần áo & sản phẩm thời trang

  • Sản phẩm massage và chăm sóc khác

Thời trang, phụ kiện thú cưng

Thời trang, phụ kiện thú cưng

V. Lựa chọn nguồn sỉ đồ thú cưng chất lượng

Nguồn cung cấp phụ kiện thú cưng gần như rất khó khăn, hàng hóa trong nước rất hạn chế phải nhập khẩu gần như ở nước ngoài. Bạn có thể đánh hàng trực tiếp tại xưởng hàng ở Trung Quốc hoặc Thái Lan. 

Lựa chọn nguồn sỉ đồ thú cưng chất lượng

Lựa chọn nguồn sỉ đồ thú cưng chất lượng

Thời đại internet phát triển, bạn cũng có thể nhập các hàng sàn thương mại quốc tế như Taobao, Tmall, 1688. Ưu điểm của việc nhập đồ dùng cho thú cưng trực tuyến là có nhiều  lựa chọn, mẫu mã sản phẩm đa dạng. Có nhiều chiết khấu và khuyến mãi lớn. Bạn có thể dễ dàng nhập đồ dùng cho thú cưng với giá cả vô cùng phải chăng. Hơn hết là tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.

VI. Sử dụng chiến lược Marketing hợp lý cho shop đồ thú cưng

Kinh doanh Online đang được rất nhiều cửa hàng lựa chọn kết hợp với kinh doanh truyền thống. Chính vì thế tất cả chủ cửa hàng đều cần lựa chọn những chiến lược Marketing hợp lý.

Sử dụng chiến lược Marketing hợp lý cho shop đồ thú cưng

Sử dụng chiến lược Marketing hợp lý cho shop đồ thú cưng

Trong giai đoạn đầu, hãy tập trung đầu tư vào SEO, chạy Google Ads, Google Shopping, Facebook Ads,… để tiếp cận thị trường và tạo doanh thu.Sau đó, bạn có thể sử dụng trang Fanpage Facebook  làm kênh kinh doanh chính của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc việc làm nổi bật trên các nền tảng truyền thông xã hội lớn như Instagram, Pinterest, v.v. Cố gắng đầu tư vào nội dung của các ấn phẩm, chia sẻ trải nghiệm chăm sóc thú cưng, đánh giá sự khác biệt giữa các sản phẩm của các sản phẩm lên Website và mạng xã hội. Một loại nội dung khác rất tốt cho sự tương tác là một hình ảnh thú cưng / video đẹp.

VII. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365

POS365 là một trong số những phần mềm quản lý bán hàng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn tại Việt Nam với nhiều tính năng ưu việt bao gồm các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kinh doanh giúp người dùng có thể quản lý theo dõi, kiểm soát và thay đổi hoạt động kinh doanh nhanh chóng, chính xác mọi lúc mọi nơi.

  • Quy trình xử lý bán hàng toàn diện: Xử lý đơn hàng -> Quản lý sản phẩm -> Quản lý tồn kho -> Báo cáo bán hàng

  • Dễ dàng kết nối với nhiều thiết bị: Máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền và phần mềm quản lý,... 

  • Tính tiền nhanh chóng, chính xác: Hệ thống hiển thị đầy đủ, rõ nét hình ảnh kèm giá trị của từng sản phẩm. Chủ cửa hàng có thể cộng dồn các món, tính toán mọi mặt hàng kèm thuế, khuyến mãi nhanh chóng, chính xác.

  • Thanh toán đa dạng không cần tiền mặt: Tích thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,... Theo dõi doanh thu đến từ hình thức thanh toán nào thông qua báo cáo kinh doanh.

  • Tích điểm khách hàng: Lưu thông tin khách hàng, tích điểm sau mỗi lần mua hàng.

  • Xem báo cáo mọi lúc mọi nơi: Với tính năng đồng bộ, khách hàng có thể dễ dàng xem báo cáo ở bất cứ đâu rất phù hợp với những chủ kinh doanh bận rộn không có thời gian

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365

VIII. Tổng kết

Trên đây là kinh nghiệm mở shop phụ kiện thú cưng mà chúng tôi giới thiệu cho bạn đọc. Hi vọng với kiến thức trên, các bạn đã có những chuẩn bị vững vàng để khởi nghiệp mô hình kinh doanh này. Chúc các bạn thành công.