Kinh doanh nhà hàng - cafe

Cafe sân vườn là một trong những mô hình kinh doanh thức uống rất HOT được nhiều người lựa chọn. Hình thức cafe sân vườn này không chỉ phát triển mạnh ở thành thị mà còn được rất nhiều khách hàng ở nông thôn yêu thích. Nhận thấy được tiềm năng và lợi nhuận mà nó mang lại thì không ít người có ý định kinh doanh mô hình này. Nội dung bài viết dưới đây POS365 xin chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn nhỏ chi tiết nhất 2024!

Kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn nhỏ chi tiết nhất 2024

I. “Choáng” tại sao quán cafe sân vườn lại HOT hiện nay?

Một trong số các mô hình kinh doanh HOT nhất hiện nay là quán cafe sân vườn, được nhiều người lựa chọn để kinh doanh và thu hút lượng lớn khách hàng đa dạng nhóm đối tượng từ người trẻ cho đến trung niên. Vì sao mô hình kinh doanh này lại chưa có xu hướng giảm nhiệt mà lại càng ngày càng hot hơn? Lý do thực sự là đây:

  • Mô hình quán cafe sân vườn thường có không gian thoáng, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên.

  • Đáp ứng được với thị hiếu và sở thích của nhiều đối tượng khách hàng.

  • Chi phí đầu tư thiết kế nội thất và trang trí tiết kiệm.

  • Công năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ lâu dài khác biệt với mô hình kinh doanh cafe mới xuất hiện trong thời gian gần đây.

Mô hình kinh doanh quán cafe sân vườn

II. Chi phí mở quán cafe sân vườn nhỏ bao nhiêu tiền?

Hình thức kinh doanh cafe sân vườn hiện đang rất thịnh hành trên thị trường. Vì vậy mà có rất nhiều người lên ý tưởng kinh doanh mô hình này, nhưng họ lại không biết chi phí mở quán cafe bao nhiêu là đủ.

Dưới đây là những chi phí cũng như hạng mục mà bạn cần phải tính toán, ước tính trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

1. Chi phí thuê mặt bằng

Muốn mở quán cafe sân vườn thì bạn phải lựa chọn được mặt bằng kinh doanh phù hợp. Bạn có thể tham khảo những khu vực nằm ở mặt đường lớn, ngã ba ngã tư thuận tiện cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm và di chuyển, hoặc gần các trung tâm thương mại đông đúc dân cư,...

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh cafe sân vườn khá là cao so với những mô hình kinh doanh khác. Bởi diện tích mặt bằng lớn nên phí thuê có thể lên đến 20 - 30 triệu/tháng, và thông thường các chủ nhà sẽ yêu cầu ký hợp đồng thuê ít nhất từ 3 - 6 tháng, đóng tiền cọc từ 1 - 3 tháng nữa nhé.

Chi phí thuê mặt bằng

2. Chi phí xây dựng, thiết kế quán cafe sân vườn

Để tạo được dấu ấn và thu hút được nhiều khách hàng thì bạn cần phải thiết kế quán cafe sân vườn với một phong cách riêng biệt. Vì vậy, bạn cần phải tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế uy tín, họ sẽ giúp bạn thiết kế khuôn viên, khu vực bếp, chỗ để xe cho khách, bàn ghế và bài trí các loại cây cảnh một cách hợp lý nhất.

Theo khảo sát trên thị trường thì chi phí thiết kế quán cafe sân vườn sẽ dao động từ 40 - 60 triệu đồng hoặc tùy vào diện tích cũng như mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn.

Chi phí thiết kế quán cafe sân vườn

3. Chi phí trang thiết bị 

Dưới đây sẽ là dự tính chi phí sắm sửa các loại trang thiết bị cần thiết khi mở quán cafe sân vườn mà bạn có thể tham khảo:

  • Tủ lạnh: 5 - 10 triệu đồng.

  • Số lượng bàn từ 15 - 30 cái tùy vào diện tích quán cafe: 10 - 20 triệu đồng.

  • Số lượng ghế từ 50 - 80 chiếc các loại: 10 - 20 triệu đồng.

  • Hệ thống âm thanh, loa đài: 8 - 12 triệu đồng.

  • Máy xay cafe, máy pha cafe: 7 - 10 triệu đồng.

  • Hệ thống quạt cho khu sân vườn, điều hòa cho khu trong nhà: 10 - 12 triệu đồng.

  • Các loại ly: thủy tinh cao cổ, ly lùn, ly phễu, cốc cafe… cho mỗi dòng đồ uống: 2 - 3 triệu đồng.

  • Muỗng, thìa, ống mút các loại, dao thớt,… khoảng 1 triệu đồng.

  • Phin pha cafe loại lớn, loại nhỏ khoảng 500.000 đồng.

  • Bình lắc, hũ rắc, bình tạo bọt sữa… khoảng 500.000 đồng.

  • ……

4. Chi phí nguyên vật liệu

Cùng tham khảo danh sách các nguyên vật liệu quan trọng khi mở quán cafe sân vườn nhé:

  • Cafe hạt, cafe xay (5 - 7kg): 1 triệu - 1,5 triệu đồng.

  • Sữa: sữa tươi, sữa đặc, sữa không đường: 2- 3 triệu đồng.

  • Trà đen, trà ô long (3 - 5kg): khoảng 500.000 đồng.

  • Trà lipton 3 – 4 hộp: khoảng 300.000 đồng.

  • Kem whipping cream: khoảng 500.000 đồng.

  • Sirup các loại, mỗi loại 1 chai 500ml (thời hạn dùng lâu dài): khoảng 5 triệu đồng.

  • Đường: 10 – 15 kg: khoảng 300.000 đồng.

  • Hoa quả tươi các loại: khoảng 1 - 2 triệu đồng.

  • ……

Chi phí mua nguyên vật liệu

5. Phí duy trì hoạt động quán cafe

Phí duy trì hoạt động quán cafe rất quan trọng, đây là một phần mà bạn cần phải chú ý đến, phí này sẽ bao gồm các loại:

  • Tiền lương, thưởng cho nhân viên. Tùy vào số lượng nhân viên mà đưa ra mức chi phí phù hợp.

  • Tiền internet dao động từ 1 - 2 triệu.

  • Tiền nước, tiền điện sẽ dao động từ 5 đến 8 triệu.

6. Chi phí thuê nhân viên

Số lượng nhân viên ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn. Thông thường, các quán cafe phải đầy đủ bộ phận nhân viên bao gồm: nhân viên pha chế, phục vụ, thu ngân, bảo vệ trông giữ xe với mức cho phí cần bỏ ra sẽ lên đến trên 30 triệu đồng.

Chi phí thuê nhân viên

7. Chi phí phát sinh khác

Bên cạnh những chi phí cần phải có khi mở quán cafe sân vườn nhỏ thì cũng sẽ có nhiều chi phí phát sinh khác mà các chủ quán cần phải dự trù một khoản ngân sách tài chính:

  • Chi phí sửa chữa cho các đồ dùng hỏng hóc tại quán rơi vào 10 - 15 triệu đồng.

  • Chi phí mua quà tặng biếu đối tác, nhà cung cấp khoảng 5 - 10 triệu đồng.

  • Chi phí dự phòng cho những tháng đầu chưa có lãi, có thể lên tới 100 - 150 triệu đồng.

III. Gợi ý một số mô hình quán cafe ngoài trời

Mô hình quán cafe ngoài trời đang rất được khách hàng yêu thích trong những năm gần đây. Với đặc điểm nhiều cây xanh cho bóng mát và lượng oxi dồi dào, khách hàng sẽ được hòa mình với thiên nhiên. Dưới đây là gợi ý một số mô hình quán cafe ngoài trời đang rất thịnh hành hiện nay:

1. Mô hình quán cafe sân vườn Vintage

Ứng dụng phong cách Vintage không còn quá xa lạ với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cực kỳ yêu thích phong cách này. Nếu bạn là một người yêu thích sự hài hòa của xưa cũ với hiện đại thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những quán cafe sân vườn mang đậm nét đặc trưng vintage đúng không ạ? 

Các quán cafe phong cách vintage thông thường đều sử dụng những gam màu nhạt, họa tiết nhỏ lãng mạn, những chiếc ghế sờn màu, khung ảnh cũ, hay một chiếc rèm cửa hoa văn xưa cũ cũng chính là điểm nhấn thu hút khách hàng.

Mô hình quán cafe sân vườn phong cách Vintage

2. Mô hình quán cafe ngoài trời trên sân thượng

Mô hình quán cafe ngoài trời trên sân thượng cũng là một trong những phong cách được khách hàng ưa chuộng hiện nay. Khách hàng sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn hay trò chuyện cùng bạn bè trong một không gian rộng lớn trên sân thượng. Vừa có cảm giác yên bình giữa không gian thiên nhiên nhiều cây cảnh, vừa nhận được những tiện ích hấp dẫn mà quán cafe cung cấp.

Mô hình quán cafe ngoài trời trên sân thượng

3. Mô hình với quán cafe sân vườn cạnh hồ nước

Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên thì không thể bỏ qua mô hình quán cafe sân vườn cạnh hồ nước. Đây được đánh giá là một ý tưởng khá là độc đáo, thu hút nhiều khách hàng thích những trải nghiệm mới. Bạn có thể trồng thêm hoa, nuôi cá hoặc thiết kế hòn non bộ giúp tạo cảm giác tươi mát và gần gũi với khách hàng.

Mô hình quán cafe sân vườn cạnh hồ nước

4. Mô hình Rooftop

Quán cafe mô hình Rooftop là phong cách hướng đến sự hiện đại nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Những quán cafe này thường sử dụng các màu sắc đơn giản, tông màu tươi sáng không quá rực rỡ. Đây chắc chắn là một địa điểm lý tưởng để mọi người đến nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.

Mô hình quán cafe Rooftop

5. Mẫu cafe sân vườn cạnh hồ cá

Mô hình quán cafe sân vườn cạnh hồ cá hướng đến nhóm đối tượng khách hàng có sở thích với cá cảnh, hoặc yêu thích không gian thiên nhiên. Ưu điểm của mô hình quán cafe này là bạn vừa có thể phát triển mô hình kinh doanh, vừa thực hiện sở thích, đam mê của bản thân thông qua ý tưởng mà bạn lựa chọn.

Quán cafe sân vườn cạnh hồ cá

IV. Mở quán cà phê sân vườn nhỏ cần chuẩn bị những gì?

Kinh doanh quán cafe vẫn đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp, nhưng muốn thành công phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy mở quán cafe sân vườn cần chuẩn bị những gì? Hãy bỏ túi những thông tin hữu ích sau đây nhé!

1. Lên ý tưởng kinh doanh

Trước khi bắt đầu kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ gì thì việc đầu tiên rất quan trọng đó là lên ý tưởng kinh doanh. Ví dụ: Bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ nào? Chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu là hợp lý? Lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng ở đâu? Cần phải thuê bao nhiêu nhân viên?,... Khi đã lên được ý tưởng sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lên ý tưởng kinh doanh quán cafe sân vườn

2. Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường là việc quan trọng cần phải làm để bạn biết được hiện nay trên thị trường có những đối thủ cạnh tranh nào? Sản phẩm mình đang kinh doanh có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Sau khi tìm hiểu kỹ về thị trường thì bạn có thể tìm ra được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Vì vậy, khi bắt đầu kinh doanh online bạn cần phải nghiên cứu và đánh giá thị trường tiềm năng để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết.

3. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sân vườn

Khi đã nghiên cứu thị trường và xác định được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến thì bước tiếp theo là lập kế hoạch kinh doanh chi tiết. 

Nếu bạn kinh doanh mà không có kế hoạch cụ thể thì chắc chắn sẽ không quản lý được công việc cũng như không đạt được hiệu quả, và dẫn đến tình trạng lỗ vốn. Vì vậy, hãy tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước đã áp dụng kế hoạch và chiến lược kinh doanh thành công. Hoặc bạn có thể tham khảo cách thức hoạt động của các đối thủ cạnh tranh để lên được một kế hoạch cụ thể.

Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sân vườn

4. Lựa chọn địa điểm mở quán

Tùy vào số vốn và mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến để có thể lựa chọn được địa điểm mở quán cafe phù hợp. Nếu bạn có một số vốn lớn thì có thể tham khảo những khu vực nằm ở mặt đường lớn, ngã ba ngã tư thuận tiện cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm và di chuyển, hoặc gần các trung tâm thương mại đông đúc dân cư,...

Nếu bạn hạn chế về kinh phí thì có thể lựa chọn những khu vực thưa người hơn nhưng phải kết hợp hình thức bán hàng online để tiếp cận được với nhiều khách hàng mới.

Lựa chọn địa điểm mở quán cafe

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm tìm mặt bằng quán Cafe đẹp và đông khách

5. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Để việc kinh doanh trở nên thuận lợi và ghi điểm với khách hàng thì đồ uống phải đảm bảo chất lượng thơm ngon, tươi sạch. Vì vậy, chủ quán cần phải lựa chọn được những đơn vị uy tín, có thương hiệu chuyên cung cấp các loại nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng. Đặc biệt hạt cafe càng thơm thì càng hấp dẫn và thu hút nhiều khách hàng có đam mê với thức uống cafe.

6. Chuẩn bị vật dụng, trang thiết bị cần thiết

Để có thể làm ra những ly cafe ngon, hấp dẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của khách hàng thì cần phải có nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao. Bên cạnh đó thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, trang thiết bị cần thiết, dụng cụ pha chế hiện đại. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ pha chế, bạn cần chọn cân nhắc kỹ để chọn đúng nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra cuối cùng.

Các vật dụng, trang thiết bị cần thiết khi mở quán cafe

7. Thuê nhân viên

Đối với một quán cafe sân vườn nhỏ thì sẽ cần ít nhất từ 4 nhân viên trở lên bao gồm: 1 nhân viên pha chế, 1 nhân viên thu ngân và 2 nhân viên phục vụ. Nếu quy mô quán lớn hơn thì số lượng nhân viên có thể nhiều hơn. Để tiết kiệm chi phí hiệu quả thì bạn có thể thuê nhân viên phục vụ là sinh viên hoặc lao động phổ thông với mức giá phù hợp.

Khi đã tuyển đủ nhân viên thì chủ quán nên sắp xếp những buổi training, đào tạo nghiệp vụ, quy trình phục vụ, quy định của quán để nhân viên biết công việc mình sẽ làm như thế nào. Việc này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về quán và nâng cao phong cách phục vụ chuyên nghiệp và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

8. Lên kế hoạch tiếp thị cho quán cà phê sân vườn

Để khách hàng biết đến quán của bạn thì bạn cần phải lên kế hoạch marketing phù hợp, ít nhất là trong thời gian 6 tháng đầu khi mới mở quán. Hiện nay có 2 hình thức marketing thông dụng là marketing offline và online:

  • Hình thức marketing offline bao gồm thiết kế bảng hiệu, voucher, tờ rơi,... Chi phí dao động tầm khoảng 2 - 3 triệu đồng.

  • Marketing online bao gồm thiết kế website, quảng cáo trên nền tảng các mạng xã hội, fanpage facebook, chạy quảng cáo google,... Việc bỏ tiền chạy quảng cáo sẽ là cách nhanh nhất giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho quảng cáo sẽ rất lớn, đòi hỏi bạn cần phải có sự tính toán và dự trù kinh phí phù hợp.

Lên kế hoạch tiếp thị cho quán cafe sân vườn

9. Quản lý quán cafe hiệu quả bằng phần mềm POS365

Khi thời kỳ công nghệ số ngày càng phát triển thì việc quản lý quán cafe bằng các phần mềm bán hàng ngày càng được nhiều người sử dụng. Các phần mềm này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu quản lý chuyên nghiệp giúp các chủ quán đơn giản hóa các bước trong quá trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Với nhiều tính năng ưu việt như dễ dàng kết nối các thiết bị bán hàng; tính tiền nhanh chóng, chính xác; thanh toán không tiền mặt; tương thích trên nhiều thiết bị; quy trình quản lý bán hàng toàn diện, dễ dàng quản lý bán hàng qua điện thoại, máy tính bảng; Quản lý kho, nguyên vật liệu cho quán cafe, Nâng cao trải nghiệm, làm cho khách hàng quay trở lại,... thì phần mềm quản lý quán cafe của POS365 đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Các chủ quán cafe có thể sử dụng phần mềm này để quản lý quán cafe hiệu quả hơn, dù bạn có một chuỗi quán cafe thì cũng có thể quản lý dễ dàng từ xa mà không cần trực tiếp đến quán hàng ngày.

Quản lý quán cafe hiệu quản bằng phần mềm POS365

Kết luận:

Trên đây là kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn nhỏ chi tiết nhất 2023 mà POS365 muốn gợi ý đến bạn. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp thì bạn đã định hình được những khoản chi phí cần bỏ ra, lên kế hoạch kinh doanh, cách marketing và quảng bá thương hiệu nếu như muốn kinh doanh quán cafe.

Tham khảo thêm: 7 Xu hướng cafe hiện nay "thu hút giới trẻ" không thể bỏ qua