Câu chuyện kinh doanh

Dịch vụ ăn uống đã và đang rất phát triển tại thời điểm hiện tại. Chính vì thế mà khởi nghiệp mô hình kinh doanh quán ăn, nhà hàng rất phổ biến. Vậy mở quán ăn cần những gì khi mức độ cạnh tranh trên thị trường đang rất khốc liệt. Những thông tin được POS365 chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về lĩnh vực này.

Muốn mở quán ăn cần những gì để kinh doanh hiệu quả nhất

I. Mở quán ăn cần những gì?

Để có thể thực hiện hóa được kế hoạch mô hình kinh doanh quán ăn của mình, các bạn cần phải biết được chi phí dự tính mà bạn định mở quán, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tiếp thị,.... 

1.1. Xác định chi phí mở quán ăn nhỏ

Cho dù mục tiêu của bạn là mở một địa điểm mới, đầu tư vào thiết bị mới hay chỉ quản lý dòng tiền trong vài tháng tới, bạn sẽ cần một nguồn vốn đáng tin cậy để biến ước mơ của mình thành hiện thực. 

Xác định chi phí mở quán ăn, nhà hàng

Nguồn vốn mở quán ăn từ 80 triệu trở lên. Tùy vào quy mô mà chi phí này có thể tăng lên. Chuẩn bị vốn sẽ bao gồm các khoản:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Giá thuê trung bình các cửa hàng nhỏ trên thị trường hiện nay từ 5 - 10 triệu đồng/tháng với yêu cầu rộng rãi, có chỗ để xe sẽ có chi phí cao hơn
  • Chi phí nguyên vật liệu: Nếu là mô hình kinh doanh các quán ăn nhỏ thì các chủ quán có thể sẽ phải nhập hàng từng ngày. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào sự biến động của giá thành sản phẩm trên thị trường.
  • Chi phí thuê nhân viên: Một cửa hàng nhỏ có thể thuê 2 - 3 nhân viên thay ca nhau. Khi kinh doanh phát triển và có đông khách hàng thì có thể thuê thêm quản lý.
  • Chi phí trang trí quán ăn sẽ bao gồm chi phí dụng cụ, công cụ phục vụ kinh doanh như bàn ghế, bát đũa,... và một số khoản dự trì đóng thuế và các chi phí phát sinh khác

1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán ăn

Không có chi tiết, cấu trúc kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ không thể thực hiện hóa được kế hoạch kinh doanh. 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán ăn

Dưới đây là một số yếu tố chính trong một bản kế hoạch mở quán ăn cần những giấy tờ gì:

  • Tóm tắt điều hành

  • Tổng quan về công ty

  • Phân tích ngành (thị trường mục tiêu, phân tích vị trí, phân tích cạnh tranh)

  • Kế hoạch tiếp thị

  • Kế hoạch hoạt động (nhân sự, chính sách và thủ tục dịch vụ khách hàng, điểm bán hàng của nhà hàng, bảng lương)

  • Phân tích tài chính (kế hoạch đầu tư, báo cáo lãi lỗ dự kiến, phân tích hòa vốn, dòng tiền dự kiến)

1.3. Chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh

Dưới đây là một số giấy phép và giấy phép khác mà bạn có thể sẽ cần:

  • Giấy chứng nhận cư trú

  • Giấy đăng ký kinh doanh

  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Để lấy giấy phép, các bạn sẽ cần một số tiền nhỏ và tới khu vực địa phương tại đó để đăng ký kinh doanh. 

1.4. Lựa chọn địa điểm mở quán ăn phù hợp

Mở quán ăn cần những gì? Chọn đúng vị trí cho nhà hàng của bạn là rất quan trọng. Bạn sẽ cần thực hiện nghiên cứu về nhân khẩu học, thị trường và sự cạnh tranh tại địa điểm của bạn, cũng như về không gian nhà hàng thực tế và quy mô, khả năng hiển thị và lịch sử của nó.

>>> Đừng bỏ lỡ: 9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội

1.5. Thực đơn cho quán ăn

Hãy phân tích các món ăn trong thực đơn nhà hàng của bạn. Tùy thuộc vào loại hình nhà hàng mà bạn mở, bạn có thể thiết lập lên một thực đơn quán ăn nhà hàng hiệu quả.

Mới đầu, bạn có thể dựa vào những thực đơn của đối thủ và áp dụng cho quán của mình, tìm thêm những món ăn độc đáo và đặc biệt cho quán ăn của bạn.

Để thực hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, các bạn cần phải dựa vào phần mềm tính tiền quán ăn POS365. Với phần mềm, các bạn có thể phân tích được món ăn yêu thích nhất dựa vào lựa chọn và sở thích của khách hàng, cũng theo đó, bạn biết được những món ăn ít phổ biến trong nhà hàng của mình. Từ đó, điều chỉnh thực đơn để chúng được tối ưu hiệu quả nhất. Mở quán ăn cần những gì không thể thực đơn cho nhà hàng. 

thực đơn quán ăn

Lên thực đơn cho quán ăn

1.6. Nhân viên làm việc tại quán ăn

Nhân viên của bạn là những người trực tiếp phục vụ khách hàng và ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Hãy đào tạo, quản lý nhân viên của mình một cách tốt nhất. Hướng dẫn nhân viên sử dụng những công nghệ trong việc bán hàng cho quán ăn. Từ đó, bạn có thể tăng trải nghiệm khách hàng được tốt hơn. 

>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả và chi tiết nhất

1.7. Phần mềm tính tiền quán ăn POS365 

Việc ghi lại đơn đặt hàng của khách hàng bằng bút và giấy đã trở nên lỗi thời, và kém hiệu quả, chậm chạp. 

Khách nhà hàng hiện đang mong đợi công nghệ trong nhà hàng của họ, và theo Báo cáo Công nghệ Nhà hàng của Toast, 95% chủ nhà hàng đồng ý rằng công nghệ cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Để thành công, bạn sẽ cần một phần mềm tính tiền quán ăn POS365 giúp quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng, nguyên liệu chế biến, quản lý nhân viên, theo dõi doanh số, hoạt động từ xa,.... Nó sẽ giúp giảm bớt nhiều căng thẳng và giúp bạn điều hành công việc kinh doanh của mình hiệu quả hơn nhiều.

phần mềm tính tiền quán ăn

Phần mềm tính tiền quán ăn POS365 tiện lợi, nhanh chóng

1.8. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu quán

Một nhà hàng cần có kế hoạch tiếp thị để giúp bạn lôi kéo và thu hút khách hàng. Đây cũng là chiến lược kinh doanh giúp thu hút và tạo điểm nhấn với khách hàng. Mọi thứ từ ưu đãi, ngày khai trương nên được lên kế hoạch quảng cáo nhằm thu hút và tạo nguồn khách hàng ban đầu. Bạn cũng nên dự tính một khoản phí dành riêng để tiếp thị hàng tháng. Điều này cần thiết ngay cả khi mô hình kinh doanh của bạn đã ổn định.

xây dựng kế hoạch quảng bá

Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu quán

II. Những lưu ý khi kinh doanh quán ăn nhỏ

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh quán ăn nhỏ mà chúng tôi đã tìm hiểu và cập nhật cụ thể, chi tiết nhất.

2.1. Xác định thực đơn rõ ràng

Xác định thực đơn rõ ràng là tiêu chí cực kỳ quan trọng. Chủ quán ăn có thể bắt đầu việc lên thực đơn tùy vào ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực và sức cạnh tranh của mình đối với các đối thủ khác trong cùng phân khúc. 

xác định thực đơn

Xác định thực đơn rõ ràng

Chiến lược mà chủ kinh doanh quán ăn nhỏ đang sử dụng hiện nay là đánh vào thị trường ngách. Có thể hiểu là các quán ăn sẽ chủ yếu tập trung một phân đoạn nhỏ của thị trường nhằm phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Qua đó, chủ cửa hàng sẽ dễ nắm bắt nhóm sản phẩm kinh doanh của các quán ăn mang tính đặc thù như thế nào và có thể cạnh tranh được với họ hay không. 

2.2. Lấy chất lượng dịch vụ làm điểm thu hút

Để ghi được dấu ấn với khách hàng thì chất lượng dịch vụ là một trong những tiêu chí quan trọng. Vì vậy mà các chủ cửa hàng cần phải nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường để có thể thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng một cách tốt nhất. Việc xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ là một điểm cộng cơ bản, tạo được dấu ấn đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút khách hàng

2.3. Lên các chương trình ưu đãi, khuyến mại

Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết quan trọng cũng như lên kế hoạch các chương trình quảng cáo marketing để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó thì một số hình thức chăm sóc khách hàng như hỗ trợ phí gửi xe, mời trà nước miễn phí, sử dụng khăn lạnh không mất tiền,... cũng là một cách tạo ấn tượng cho khách hàng.

khuyến mãi hấp dẫn

Xây dựng các chương trình ưu đãi, khuyến mại

2.4. Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng

Kinh doanh một quán ăn nhỏ không nhất thiết phải có nhiều nhân viên nhưng các chủ quán cũng nên chú ý một vài yếu tố sau để xây dựng được đội ngũ nhân viên chất lượng như năng động, nhiệt tình, chăm chỉ, tháo vát, trung thực, tinh thần sẵn sàng làm nhiều việc khi cần,... Để nhân viên gắn bó lâu dài thì chủ quán cũng cần phải tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, và có nhiều chế độ phúc lợi tốt.

Với những thông tin hữu ích mà POS365 mang lại, giờ đây bạn đã có những câu trả lời cho câu hỏi mở quán ăn cần những gì. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện thành công ước mơ của mình.