Câu chuyện kinh doanh

Mô hình Agile đang dần trở thành phương pháp quản lý dự án vô cùng phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại giúp mọi người hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình quản lý này, các thành phần và ưu và nhược điểm của nó cũng như các triển khai hiệu quả.

Tìm hiểu chi tiết về mô hình Agile từ A đến Z

I. Mô hình Agile Scrum là gì

Về cơ bản, Agile được biết đến là mô hình vòng lặp giúp doanh nghiệp sẽ chia sẻ dự án lớn thành các nhiệm vụ nhỏ và được thực hiện trong khoảng thời gian cố định. Từ đó quá trình quản lý dự án trở nên đơn giản cũng như dễ dàng hơn.

Mô hình agile scrum là gì

Mô hình agile scrum là gì

Nếu trong trường hợp khách hàng thay đổi mục tiêu, mô hình Agile sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá nhiệm vụ cũng như từng bước điều chỉnh thuận tiện hơn. 

II. Đặc điểm

  • Tính tiến hoá: Với mô hình Agile thì những nhiệm vụ, công việc nhỏ riêng biệt sẽ đều có thể được thực hiện và hoàn tất trong từng vòng lặp bởi các đội nhóm riêng lẻ. Những phần tiếp theo sẽ phát triển từ từ cho đến khi đáp ứng đủ mọi thứ mà khách hàng yêu cầu.

  • Tính lặp: Mô hình này sẽ có chức năng chia nhỏ công việc lớn thành những phần công việc nhỏ hơn sau đó thực hiện lặp lại trong một khoảng thời gian cụ thể.

  • Nhóm tự tổ chức: Không phụ thuộc chính là đặc trưng tiêu biểu của một nhóm nhân sự trong mô hình Agile. Khi đứng trước một khối lượng công việc, các thành viên đều cần chủ động lên kế hoạch thực hiện công việc của mình.

  • Tính thích ứng: Mỗi công việc sẽ được thực hiện trong một thời gian ngắn nên các thành viên đều cần có khả năng thích nghi cực cao.

  • Tính minh bạch: Nó sẽ giúp kết nối các thành viên trong dự án kể cả việc kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Từ đó giúp quy trình thực hiện sẽ rõ ràng và trơn tru hơn.

  • Phát triển dựa trên giá trị: Phát triển dựa trên các giá trị được xây dựng dựa theo sự tương tác giữa nhóm phát triển và người ra yêu cầu cho sản phẩm. Với đặc điểm này nhóm thực thi sẽ ưu tiên những công việc không quan trọng và loại bỏ những công việc không cần thiết.

>> Xem thêm: Hướng dẫn quản lý dự án: Mẹo, chiến lược, phương pháp hay nhất

III. Ưu nhược điểm của mô hình Agile

Tiếp theo cùng POS365 tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích cũng như hạn chế mà mô hình này còn tồn tại.

Ưu nhược điểm của mô hình Agile

Ưu nhược điểm của mô hình Agile

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Giúp doanh nghiệp thích nghi hiệu quả hơn với những yêu cầu của khách hàng.

  • Tạo lòng tin cho khách hàng bởi thông tin luôn được cập nhật linh hoạt.

  • Khách hàng hoàn toàn có thể tham gia đóng góp ý tưởng trong quá trình thực hiện nên sản phẩm đưa ra dễ dàng tiếp nhận hơn.

  • Yêu cầu có thể thay đổi linh hoạt cũng như định hướng phát triển của dự án.

  • Khó khăn trong quá trình đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc ở những giai đoạn đầu.

  • Phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào của khách hàng.

  • Khó khăn trong quá trình giao tiếp nhất là với các tổ chức quy mô lớn.

  • Chỉ có đội ngũ các lập trình viên cao cấp mới có thể đưa ra những quyết định quan trọng và cấp bách trong quá trình triển khai gây khó khăn cho người mới bắt đầu.


>>> Xem thêm: Distribution là gì? Các hình thức và tầm quan trọng của Distribution đối với doanh nghiệp

IV. Một số phương pháp quản lý dự án theo mô hình Agile

Để có thể quản lý dự án hiệu quả nhất bằng mô hình Agile bạn cần tham khảo một số phương pháp nên áp dụng trong quá trình quản lý. Cụ thể như sau:

4.1 Phương pháp Scrum

Mô hình phát triển phần mềm Agile Scrum giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tất cả các dự án có tính vòng lặp bằng việc chia nhỏ dự án thành những phần nhỏ và được quản lý bởi một team trong thời gian xác định. Để lập được team này ta cần xác định được scrum master, product owner, product goal.

 Phương pháp Scrum quản lý dự án theo mô hình Agile

Phương pháp Scrum quản lý dự án theo mô hình Agile

4.2 Phương pháp phát triển hệ thống động (DSDM) 

Đặc trưng nổi bật của phương pháp này là cho phép người dùng cùng các bên liên quan tích cực tham gia trong quá trình phát triển phần mềm và nhóm phát triển được trao quyền cho việc ra quyết định trong dự án. DSDM yêu cầu tuân thủ 8 nguyên tắc cụ thể là: phát triển lặp đi, lặp lại; sáng tạo theo các bước nền tảng; sự hợp tác; giao đúng hạn; tập trung vào nhu cầu kinh doanh; kiểm soát được chứng minh; giao tiếp rõ ràng, liên tục; không giảm chất lượng.

4.3 Phương pháp lập trình cực đoan (XP)

eXtreme Programming hay XP giúp doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng. Người ta thường áp dụng XP vào kỹ thuật lập trình làm việc nhóm, giao tiếp rõ ràng để xây dựng một sản phẩm tốt nhất.

 Phương pháp lập trình cực đoan (XP) quản lý dự án theo mô hình Agile

Phương pháp lập trình cực đoan (XP) quản lý dự án theo mô hình Agile

4.4 Phát triển theo hướng tính năng (FDD)

FDD giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng tính năng tạo ra một quy trình lặp rất ngắn và được gắn kết với nhau. Sau khi xác định mô hình dạng tổng thể, phương pháp này sẽ tạo một danh sách tính năng và chia sẻ thành quy trình công việc cụ thể nhờ mô hình Agile. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng và sử dụng hiệu quả với nhóm lớn cũng như có thể dễ dàng rút ngắn thời gian thực hiện.

4.5 Phương pháp Kanban

Đây là công cụ giúp trực quan hoá nhiệm vụ mà các bộ phận cần làm qua các giai đoạn cụ thể từ đó nâng cao hiệu quả chúng đặc biệt là khi có nhiều việc trong cùng một thời điểm. Phương pháp này có thể trở thành công cụ kiểm soát dây chuyền, phân loại các công đoạn khác nhau và nguyên liệu sản xuất thông qua màu sắc thể hiện vô cùng hữu ích trong mô hình quản lý gile.

 Phương pháp Kanban quản lý dự án theo mô hình Agile

Phương pháp Kanban quản lý dự án theo mô hình Agile

>> Xem thêm: Review Top 10 phần mềm quản lý dự án tốt nhất hiện nay

V. Các công cụ quản lý dự án theo Agile

Cuối cùng cùng chúng tôi tìm hiểu những ứng dụng và công cụ giúp doanh nghiệp quản lý dự án theo mô hình Agile mà nhất định bạn nên biết.

5.1 Trello

Trello là một công cụ quản lý dự án trực tuyến, được sử dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp để quản lý các dự án hiệu quả nhất. Nó cũng có thể được sử dụng trong mô hình Agile Scrum

 Trello công cụ quản lý dự án theo Agile

Trello công cụ quản lý dự án theo Agile

Ứng dụng này dựa trên phương pháp kanban. Tất cả các dự án sẽ được đại diện bởi các bảng và có chứa danh sách. Mọi danh sách đều sẽ có các thẻ luỹ tiến mà bạn hoàn toàn có thể tạo được dưới dạng kéo thả.

Bên cạnh đó Trello còn sở hữu nhiều tính năng hay chẳng hạn như: viết bình luận chèn tệp đính kèm, nhãn màu, tích hợp với nhiều ứng dụng khác,... Không chỉ thế Trello còn được hỗ trợ trên tất cả các nền tảng di động.

5.2 Jira

Công cụ này được phát triển để thuận tiện cho quá trình theo dõi cũng như quản lý dự án phù hợp với các quy trình phát triển phần mềm và di động. Bảng điều khiển của JIRA có nhiều chức năng cũng như có nhiều tính năng hữu ích giúp bạn xử lý nhiều vấn đề một cách dễ dàng.

 Jira công cụ quản lý dự án theo Agile

Jira công cụ quản lý dự án theo Agile

Jira sở hữu nhiều tính năng phù hợp với nhà quản lý như: theo dõi lỗi, phát hiện các vấn đề của dự án, quản lý hiệu quả quy trình phát triển phần mềm và di động. Ngoài ra còn một số tính năng như thiết lập quy trình làm việc riêng cho từng dự án và cung cấp đa dạng các loại báo cáo, thống kê với nhiều loại biểu đồ khác nhau.

>>> Tìm hiểu thêm: ERP là gì? Cách triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp

5.3 ASANA

Đây là công cụ có thể giúp người dùng lập kế hoạch, tổ chức cũng như theo dõi tiến trình công việc của các thành viên trong doanh nghiệp. ASANA có thể hỗ trợ doanh nghiệp các tính năng như: sắp xếp công việc hiệu quả, quản lý dự án thông minh, tạo task dễ dàng, phân công và sắp xếp công việc cho mọi người. 

 Asana công cụ quản lý dự án theo Agile

Asana công cụ quản lý dự án theo Agile

Với ứng dụng này bạn không cần sử dụng email để sử dụng mà mỗi nhóm sẽ có thể tự tạo nơi làm việc riêng. Trong mỗi không gian làm việc sẽ có thể ghi chú, nhận xét và chèn tệp đính kèm.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về mô hình Agile, hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý dự án.