Câu chuyện kinh doanh

Việc mở tiệm làm tóc nhỏ đã mang lại doanh thu rất cao trong những năm vừa qua. Thị trường vẫn ngày càng phát triển, làm cho mô hình kinh doanh mở tiệm làm tóc nhỏ trở thành một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể bắt đầu việc kinh doanh cho mình. 

Trên thực tế, những ngành công nghiệp chủ yếu được tạo thành từ những doanh nghiệp nhỏ hơn là các đối thủ lớn trên toàn quốc. Tham khảo kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc thu về lợi nhuận cao của POS365 nhé!

Kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ thu về lợi nhuận cao

I. Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh?

Theo khoản 1, điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định thì bạn kinh doanh dịch vụ làm đầu, làm tóc tại nhà của bạn thì bạn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, bạn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp tùy vào quy mô bạn kinh doanh.

Trích:

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Mở tiệm làm tóc có cần đăng ký kinh doanh?

II. Mở cửa tiệm cắt tóc cần những gì?

Trước khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân một số kinh nghiệm hoặc ít nhất cũng phải tìm hiểu quy trình hay lên kế hoạch để bắt đầu thực hiện. 

Bạn cần lên kế hoạch và biết rằng đối tượng khách hàng mà bạn sẽ phục vụ, cách bạn sẽ quản lý tài chính hàng ngày của mình và các hoạt động hàng ngày. Bản kế hoạch càng chi tiết, việc bắt tay khi thực hiện sẽ càng đơn giản và dễ dàng hơn. Chính vì vậy, điều đầu tiên trước khi khởi nghiệp là cần phải có kế hoạch hoàn chỉnh. 

1. Mở tiệm làm tóc cần bao nhiêu vốn?

Ước lượng mức vốn ban đầu để bạn có thể bắt đầu. Chi phí salon tóc có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước mô hình kinh doanh hay vị trí khi mở tiệm làm tóc nhỏ. Sau khi ổn định với mô hình và có lượng khách lớn, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mở thêm chi nhánh tại những địa điểm khác nhau.

1.1. Chi phí thuê mặt bằng

Phụ thuộc vào khả năng tài chính mà bạn đang có để lựa chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Bạn có thể thuê hoặc mua lại tiệm làm tóc cũ, việc này sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian thiết kế kiến trúc vì đã có sẵn từ trước, bạn chỉ cần sửa lại cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Diện tích phù hợp với cửa tiệm cắt tóc nhỏ khoảng 35 - 50m2 với giá thuê từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Tại các thành phố lớn thì sẽ dao động từ 5 - 7 triệu đồng, thậm chí tại các khu thuộc trung tâm thành phố có thể lên đến 10 -15 triệu đồng/tháng.

Chi phí mở tiệm làm tóc

1.2. Chi phí thuê nhân viên

Tùy vào quy mô của quán để thuê số lượng nhân viên phù hợp. Mức lương cho thợ cắt chính sẽ rơi vào 8 - 10 triệu đồng, thợ phụ từ 3,5 - 4 triệu đồng. Khi tiệm ngày càng kinh doanh thuận lợi, lượng khách ngày một tăng thì bạn có thể thuê thêm nhân viên.

1.3. Chi phí mua đồ trang trí, setup tiệm

Đối với những tiệm cắt tóc có quy mô nhỏ thì chi phí đầu tư cho việc mua đồ trang trí, setup cũng không quá cao. Cách tiết kiệm cho chi phí này là trang trí không gian tiệm theo phong cách càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo được tính tiện nghi, gọn gàng nhất.

Chi phí mua đồ trang trí, setup tiệm tóc

1.4. Chi phí mua sắm dụng cụ, trang thiết bị

Những trang thiết bị cơ bản cần phải có trong tiệm cắt tóc nhỏ đó là ghế cắt, gương lớn, giường gội, giá để đồ, máy uốn tóc, máy sấy tóc, ghế cho khách chờ, áo choàng cắt tóc,... Đối với những đồ dùng nếu không cần thiết quá thì bạn có thể mua thanh lý cửa các cửa hàng làm tóc khác để giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư kinh doanh.

Chi phí sắm dụng cụ, trang thiết bị

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Nhiều quyết định kinh doanh của bạn sẽ phụ thuộc vào loại khách hàng bạn dự định phục vụ. Nó không đủ để nói rằng bạn muốn có một tiệm làm tóc nói chung. Nghiên cứu thị trường trong khu vực của bạn và xem xét việc cung cấp dịch vụ cho một nhóm không được giám sát. 

Ví dụ, khu vực của bạn có thể có nhiều lựa chọn cho khách hàng hợp thời trang hoặc cao cấp, nhưng không có nhiều lựa chọn hợp lý cho những người chỉ muốn dịch vụ tóc cơ bản tại một địa điểm thuận tiện. Vì vậy, bạn có khả năng có thể phát triển mạnh bằng cách bắt đầu một thẩm mỹ viện phục vụ các bà mẹ bận rộn.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

3. Địa điểm mở tiệm làm tóc

Nếu bạn muốn mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn có thể thuê mặt bằng giá rẻ tại những nơi gần đầu ngõ hoặc nơi chưa có những dịch vụ tương tự như bạn. 

Tuy nhiên, nếu bạn đang nhắm tới những khách hàng giàu có, thì bạn nên lựa chọn những vị trí ở trong khu vực trung tâm thành phố hoặc khu mua sắm cao cấp. Nếu bạn có kế hoạch làm việc với các khách hàng trẻ tuổi, hãy tìm một khu phố có kết hợp với thời trang.

Địa điểm mở cửa tiệm tóc

4. Dự trữ hàng tồn kho

Bạn cần nhiều hơn là một địa điểm để mở tiệm làm tóc nhỏ. Ít nhất, bạn sẽ cần ghế, dụng cụ làm tóc, khu giặt đồ và các sản phẩm tạo kiểu. Tuy nhiên, nhiều tiệm cũng dự trữ một số hàng tồn kho mà khách hàng có thể mua để chăm sóc tóc của họ ở nhà, các sản phẩm dưỡng tóc, tinh dầu, thuốc chống rụng tóc….Liên kết với các thương hiệu mà bạn yêu thích và điều đó sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.

>>> Chia sẻ: Chia sẻ cách quản lý tiệm tóc hiệu quả cho người mới bắt đầu

5. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Nhiều tiệm cắt tóc có nhiều hơn một stylist để phục vụ nhiều khách hàng hơn. Các nhà tạo mẫu tóc không chỉ có tài năng để cung cấp các dịch vụ tóc mong muốn của khách hàng, mà họ còn phải thân thiện để có thể trò chuyện với khách hàng của bạn trong suốt quá trình mà họ trải nghiệm dịch vụ của tiệm.

6. Xây dựng chiến lược marketing

Bạn có thể treo những băng rôn, khẩu hiệu hoặc các chương trình khuyến mãi nhân dịp khai trương để thu hút khách hàng đến với tiệm làm tóc của mình. Hãy thực hiện việc kinh  doanh và tương tác với khách hàng trên cả những trang kinh doanh trực tuyến như Facebook, zalo, Instagram, …. Một số mẹo mở tiệm làm tóc nhỏ chính là bạn có thể làm những clip ngắn về việc thay đổi kiểu tóc của khách hàng, thêm edit hoặc livestream để tăng tương tác và sự uy tín hơn trên những trang mạng xã hội.

Top 15 chiến lược marketing ngành tóc hiệu quả đánh bại đối thủ

III. Những lưu ý khi mở tiệm làm tóc

Trước khi mở tiệm làm tóc bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:

1. Yếu tố chính là tay nghề cao

Thông thường nhân viên có tay nghề cao sẽ tự đi ra mở cửa tiệm riêng với ưu thế là lôi kéo được khách hàng cũ mà họ đã từng làm. Điểm khác biệt của nghề làm tóc với các ngành nghề kinh doanh khác đó là tay nghề. Tiếng tăm của người làm tóc càng lớn thì càng thu hút được nhiều khách hàng. Chính vì vậy, nếu bạn muốn mở cửa tiệm làm tóc thì phải đầu tư cẩn thận vào việc học nghề cho vững để có kiến thức và kỹ năng, sau đó mới đến thực hành.

2. Niềm đam mê trong công việc

Làm nghề nào cũng phải có niềm đam mê thì mới có thể đi được lâu dài, nếu bạn có đam mê thì bạn sẽ học hỏi rất nhanh, kéo theo sự kiên trì để dẫn đến thành công. Chắc chắn tiệm tóc của bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng khi bạn có đam mê và tràn đầy nhiệt huyết với nghề.

IV. Giải pháp quản lý tiệm cắt tóc hiệu quả bằng phần mềm quản lý bán hàng

Khi tiệm cắt tóc của bạn ngày càng có nhiều khách hàng hơn, bạn không thể quản lý hết mọi việc. Giải pháp hiệu quả mà nhiều chủ quản lý áp dụng hiện nay là sử dụng phần mềm quản lý tiệm làm tóc vừa tối ưu chi phí tốt nhất, vừa giúp người quản lý có thể theo dõi, kiểm soát, thay đổi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác mọi lúc mọi nơi chỉ qua một báo cáo.

Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được phần mềm nào thì đừng bỏ qua phần mềm quản lý cửa hàng chuyên nghiệp của POS365 với nhiều ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại:

  • Phần mềm quản lý bán hàng là hệ thống bao gồm các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kinh doanh như: Quản lý nhân sự, dịch vụ khách hàng sau bán hàng…

  • Kết nối với nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, laptop, máy tính,...

  • Tính tiền nhanh chóng, chính xác. Thanh toán không cần tiền mặt. Mobile Banking, Thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, Ví điện tử, mã QR code... trên phần mềm và máy bán hàng POS365.

  • Tương thích trên nhiều thiết bị: Máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền và phần mềm quản lý,...

  • Tính năng tích điểm khách hàng tạo chương trình khuyến mãi, giúp khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn hơn.

  • Chủ quản lý có thể xem báo cáo mọi lúc mọi nơi, không cần phải trực tiếp có mặt tại cửa hàng.

Phần mềm quản lý cửa hàng POS365

Kết luận:

Trên đây là những thông tin chi tiết về kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ thu về lợi nhuận cao để bạn tham khảo. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp cũng như đưa ra được chiến lược marketing hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng đến quán.

Tham khảo thêm: Bí kíp kinh doanh phụ kiện thời trang hiệu quả 2022