Câu chuyện kinh doanh

Hiện nay xu hướng làm đẹp và chăm sóc riêng miệng được nhiều người quan tâm. Không chỉ đơn giản là giải quyết những vấn đề về răng miệng, những dịch vụ như bọc răng sứ, niềng răng… cũng rất phát triển và trở thành xu thế của giới trẻ. Kinh doanh nha khoa là mô hình đầy tiềm năng, đem lại nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt đem đến nguồn thu siêu lợi nhuận. 

Kinh nghiệm kinh doanh phòng khám nha khoa đầy đủ nhất [Update 2024]

Vậy kinh doanh nha khoa cần những gì? Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà như thế nào? Hãy cùng POS365 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

I. Điều kiện mở phòng khám nha khoa 

Mô hình kinh doanh nha khoa tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại không dễ dàng bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, cần tuân thủ theo nhiều quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Chủ kinh doanh cần đăng ký giấy phép kinh doanh nha khoa trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. 

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT về quy định mở phòng khám nha khoa. Cụ thể như sau: 

1.1. Cơ sở vật chất

Mỗi cơ sở kinh doanh nha khoa cần phải được xây dựng tại một mặt bằng cố định, tách biệt với mọi hoạt động sinh hoạt của chủ đầu tư. Ngoài ra, phải có điều kiện ánh sáng đầy đủ, trần nhà chống bụi, tường và sàn nhà phải làm bằng chất liệu dễ vệ sinh và tẩy rửa.

Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và có nơi  tiếp người bệnh. Trừ buồng khám, chữa bệnh qua điện thoại, buồng tư vấn sức khỏe qua các thiết bị công nghệ thông tin.

Cơ sở vật chất

Đặc biệt đối với các phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật tạo hình cần bố trí thêm phòng cho người bệnh có diện tích ít nhất 12m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có diện tích ít nhất là 10m2.

1.2. Thiết bị y tế 

Là một trong những điều kiện mở phòng khám nha khoa quan trọng. Các phòng khám cần đảm bảo các yêu cầu khắt khe về trang thiết bị như sau: 

  • Phòng khám nha khoa cần có đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động về chuyên môn đã đăng ký;

  • Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

  • Phòng tư vấn khám bệnh, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe không nhất thiết phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2, nhưng phải có đủ các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, phương tiện phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.     

Thiết bị y tế

1.3. Nhân sự 

Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa phải là bác sĩ có giấy phép hành nghề tương ứng với chuyên khoa mà phòng khám đã đăng ký và bắt buộc phải có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về chuyên ngành này từ 54 tháng trở lên.

Ngoài người chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng khám chuyên khoa, những người làm việc trong phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề với điều kiện được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp điều trị được Bộ Y Tế quy định.

Đảm bảo các yếu tố về nhân sự

II. Chi phí mở phòng khám nha khoa

Ngoài những lưu ý về quy định mở phòng khám nha khoa, mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền cũng là vấn đề mà bạn cần quan tâm. Hoạch định một cách chi tiết, đầy đủ về số vốn đầu tư sẽ giúp bạn kiểm soát một cách dễ dàng, việc vận hành kinh doanh cũng trôi chảy hơn. 

2.1. Chi phí mặt bằng 

Giá thuê phòng khám nha khoa phụ thuộc vào địa điểm nhưng cần lưu ý phòng khám phải đáp ứng đủ điều kiện về quy định mở phòng khám nha khoa tư nhân về diện tích. 

Chi phí thuê mặt bằng

Phòng khám nha khoa phải có phòng điều trị và khám bệnh với diện tích tối thiểu là 10m2 (không áp dụng điều kiện này đối với phòng khám tư vấn qua điện thoại hoặc qua các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông) và các quy định khác như:

  • Trong trường hợp phòng khám nha khoa có phòng khám chuyên khoa về phẫu thuật chỉnh hình, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm phòng lưu trữ bệnh nhân có diện tích tối thiểu từ 12m2 trở lên.     

  • Nếu phòng khám nha khoa có từ ba ghế khám răng trở lên thì diện tích dành cho mỗi ghế răng tối thiểu là 5m2.     

  • Phải có buồng thủ thuật (như kỹ thuật cấy ghép răng implant) diện tích tối thiểu là 10m2.     

  • Phòng khám nha khoa phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ với phòng khám sử dụng thiết bị chụp răng X-quang gắn với ghế răng.

Chi phí xây dựng và hoàn thiện nội thất cũng cần được xem xét, bao gồm: xây dựng thô, hệ thống ống nước thích hợp, điện, tủ quần áo, máy sưởi, máy làm mát, hệ thống thông gió và đồ dùng vật dụng trang trí nội thất khác. Chi phí này dao động từ 30 - 60 triệu đồng. 

2.2. Chi phí các thiết bị, vật liệu nha khoa 

Để có thể mở phòng khám răng với đầy đủ các trang thiết bị nha khoa tân tiến sẽ tốn nhiều chi phí. Thậm chí, một chiếc ghế nha khoa chuyên dụng có giá thành đắt đỏ hơn rất nhiều so với mức giá trung bình một chiếc ô tô đã qua sử dụng. Hơn thế nữa, giá thành của một chiếc máy chụp X quang và thuốc tráng phim có thể so sánh với một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.

Chi phí thiết bị, vật liệu y khoa 

Hệ thống máy móc có trong một phòng khám nha khoa bao gồm:

  • Máy nén khí và máy bơm để vận hành các công cụ làm sạch răng.    

  • Máy khoan nha khoa   

  • Máy tính     

  • Máy quét laser   

  • Các dụng cụ nha khoa khác nhau kèm theo.

Bên cạnh đó, chi phí cho các dụng cụ và máy móc có thể tăng lên rất nhiều. Phần lớn những thiết bị công nghệ hiện đại hơn như máy khoan laser, hệ thống X-quang kỹ thuật số, mão răng đơn CEREC, sàng lọc ung thư miệng VELscope thường được các chủ phòng khám răng miệng thuê, bởi lẽ giá thành thực khi “mua đứt” những loại máy móc này thường cực kỳ đắt đỏ.

Để tiết kiệm chi phí đầu tư, bạn có thể mua lại trang thiết bị thanh lý của các phòng khám khác. Tuy nhiên, cần đảm bảo những thiết bị này còn hoạt động tốt và lâu dài. 

Tham khảo thêm: TOP những mẫu thiết kế phòng khám nha khoa đẹp, hiện đại

2.3. Chi phí phòng thí nghiệm nha khoa - Bảo hiểm - Giấy phép 

Chi phí dành cho phòng thí nghiệm của mỗi phòng khám nha khoa lại phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân. Chính vì thế, việc tính toán khoản chi phí này hàng năm là vô cùng khó khăn. Dù vậy, có thể ước chừng khoảng 10% doanh thu hàng năm của phòng khám nha khoa được chuyển thành chi phí phòng thí nghiệm.

Chi phí phòng thí nghiệm

Các khoản chi phí khi kinh doanh phòng khám nha khoa khác gồm có bảo hiểm rủi ro, phí gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa, phí hiệp hội nha khoa và chi phí đăng ký kinh doanh.

Nói chung, sẽ rất khó để có thể biết được chính xác việc mở phòng khám nha khoa tốn kém bao nhiêu, bởi còn dựa vào rất nhiều yếu tố như quy mô, dự tính ngân sách...Tuy nhiên, để có thể vận hành, bạn nên dự trù một khoản tiền tương đối lớn.

2.4. Chi phí thuê nhân viên 

Để phòng khám nha khoa hoạt động một cách ổn định, cần có ít nhất 3 vị trí quan trọng, bao gồm: vệ sinh nha khoa, trợ lý nha khoa và nhân viên lễ tân. Đối với các phòng khám nha khoa có quy mô lớn, sẽ có lượng nhân viên cũng như y tá và bác sĩ nhiều hơn để có thể chăm sóc bệnh nhất một cách tốt nhất. 

Mức lương trung bình của một bác sĩ nha khoa ở phòng một phòng khám tư nhân rơi vào khoảng 10 – 12 triệu, tùy theo kinh nghiệm. Tuy nhiên con số này cũng có thể lên đến 50 – 70 triệu/tháng nếu như doanh thu cao, hoặc khách hàng có trải nghiệm tốt.

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí tiền lương phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong phòng khám, vì vậy không có ngân sách cố định. Nhưng cũng có thể ước tính rằng lương của chiếm khoảng 25% tổng thu nhập hàng năm của phòng khám. 

2.5. Chi phí tiếp thị 

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải có chi phí quảng cáo. Đối với kinh doanh nha khoa bạn có thể quảng bá bằng cách sử dụng phương pháp tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram..v.v.

Chi phí tiếp thị bằng các phương pháp kể trên không ảnh hưởng quá lớn đến ngân sách chung. Thế nhưng để duy trì lượng khách ổn định, cũng như hướng tới lượng khách hàng mới, bạn cần phải có một chiến lược tiếp thị cụ thể. Nhìn chung, theo dự trù, chi phí dành cho hoạt động Marketing sẽ rơi vào khoảng 5-10% doanh thu mỗi năm.

III. Kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa  

Mô hình kinh doanh nha khoa là một trong những mô hình khởi nghiệp kinh doanh đem lại nguồn thu siêu lợi nhuận. Vậy, làm thế nào để mở phòng khám nha khoa thành công? Những lưu ý quan trọng dành cho chủ kinh doanh khi bắt đầu xây dựng chiến lược kinh doanh nha khoa là gì? 

3.1. Đội ngũ nhân sự 

Nhân viên tại phòng khám nha khoa thường gồm: người quản lý, các nha sĩ, nhân viên hành chính, nhân viên lễ tân, điều dưỡng và tạp vụ. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh nha khoa, vị trí và số lượng đội ngũ nhân sự có thể nhiều hơn. 

Đội ngũ nhân sự

Để vận hành phòng khám một cách trơn tru và hiệu quả, chủ kinh doanh cần phân công công việc, trách nhiệm, vai trò của từng vị trí một cách rõ ràng, chi tiết nhằm đảm bảo chất lượng một cách hiệu quả, tăng tính đồng bộ và chuyên nghiệp trong quy trình làm việc. 

3.2. Đầu tư về địa điểm và trang thiết bị vật tư 

Việc lựa chọn địa điểm mở phòng khám răng là vấn đề mà chủ đầu tư cần quan tâm. Nên chọn địa điểm ở khu vực đông dân cư, thuận tiện trong việc di chuyển. Yếu tố lợi thế về địa điểm góp phần nâng cao doanh thu cho phòng khám nếu bạn biết tận dụng. 

Đầu tư về trang thiết bị

Ngoài yếu tố về kỹ năng chuyên môn, trang thiết bị vật tư cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ tại phòng khám, đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, giữ chân khách hàng thân thiết. Do đó, nếu bạn ưu tiên đầu tư cho trang thiết bị thì quy trình làm việc của nhân viên sẽ được cải thiện và hiệu quả hơn. 

3.3. Chuẩn bị kế hoạch tài chính  

Kinh doanh nha khoa là mô hình kinh doanh khá đặc thù, đòi hỏi chủ kinh doanh là người có tiềm lực về kinh tế. Như đã chia sẻ về chi phí mở phòng khám nha khoa trên, bạn có thể thấy chi phí đầu tư ban đầu là khá cao. Vì vậy, để khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này thành công bạn cần hoạch định một cách chi tiết, đầy đủ các chi phí cần thiết. Đồng thời, đừng quên dự phòng những chi phí phát sinh. 

3.4. Kế hoạch truyền thông 

Cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thì chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp thị một cách chi tiết và rõ ràng. Dưới đây là những cách tiếp thị phòng khám hiệu quả, bạn có thể tham khảo: 

3.4.1. Quảng cáo Facebook 

Với lượng người dùng khổng lồ như hiện nay, Facebook không còn đơn thuần  là một trang mạng xã hội giải trí nữa mà trở thành một nền tảng quảng cáo vô cùng mạnh mẽ. Và đó cũng là “mảnh đất” để khai thác, giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

Quảng cáo Facebook

Bạn có thể chuyên nghiệp hóa cách bán hàng trên Facebook bằng cách tạo fanpage của phòng khám và chạy quảng cáo từ đó tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và biến họ thành khách hàng tiềm năng của bạn. Ngoài ra, 80% khách hàng hiện sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm dịch vụ và giới thiệu. 

3.4.2. Quảng cáo Google 

Tương tự như Facebook, việc đặt quảng cáo Google cũng giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu và từ đó tăng doanh thu hiệu quả cho phòng khám.

Quảng cáo Google 

3.4.3. Tiếp thị bằng SEO local 

Có thể bạn chưa biết, có tới 50% người tiêu dùng sử dụng điện thoại cũng như các thiết bị thông minh để tìm kiếm thông tin. Vì vậy, nếu bạn có một chiến lược SEO Local, bạn sẽ có thể thu hút một lượng khách hàng đáng kể từ đó. Hãy dành thời gian đầu tư, nghiên cứu và nỗ lực hết mình để có được những chiến lược marketing nha khoa hiệu quả nhất từ hình thức SEO local!

3.5. Tương tác với khách hàng thường xuyên

Ngoài việc mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, việc duy trì tương tác với khách hàng cũ cũng rất quan trọng. Hãy cho khách hàng thấy họ được quan tâm và chăm sóc. Đây là cách giúp việc kinh doanh nha khoa hạn chế phàn nàn của khách hàng, giúp việc giải quyết trở nên đơn giản và kịp thời hơn. 

Tương tác với khách hàng thường xuyên

Để giữ chân khách hàng thân thiết, doanh nghiệp cần có quy trình chăm sóc khách hàng bài bản và chuyên nghiệp. Các bước trong quy trình này được thiết kế càng cụ thể càng tốt và đừng quên training cho đội ngũ nhân viên của phòng khám nhé. 

3.6. Sử dụng phần mềm quản lý nha khoa 

Phần mềm quản lý nha khoa giúp cho quy trình làm việc trở nên nhanh chóng, tránh những rắc rối và bất tiện cho khách hàng. Đây cũng là cách tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, việc sử dụng những phần mềm kinh doanh cũng là một trong những yếu tố giúp thành công cho phòng khám của bạn. 

Phần mềm quản lý nha khoa POS365

Phần mềm quản lý nha khoa POS365

Tuy nhiên, việc xây dựng một quy trình làm việc chuyên nghiệp không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường có vô vàn các phần mềm có thể giúp các chủ đầu tư có thể tối ưu hóa công việc kinh doanh. Với kinh nghiệm 10 năm trong phát triển phần mềm quản lý bán hàng nói chung, POS365 với những tính năng vượt bậc, tự tin sẽ đem đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn hảo nhất.

Tham khảo thêm: TOP 8 phần mềm quản lý phòng khám nha khoa đáng sử dụng nhất hiện nay

IV. Các dịch vụ nha khoa phổ biến hiện nay 

Kinh doanh nha khoa hiện nay nổi bật với các dịch vụ phổ biến sau đây. Đây là những dịch vụ cơ bản và thiết yếu nhất, bạn có thể tham khảo để xây dựng các dịch vụ cho phòng khám răng của mình nhé. 

4.1. Thủ thuật lấy vôi răng 

Quy trình lấy cao răng là một trong những quy trình khá phổ biến tại các phòng khám nha khoa, tẩy trắng răng bao gồm hai quy trình nha khoa liên tiếp nhau là lấy cao răng và đánh bóng.

Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là một thủ thuật nha khoa trong đó nha sĩ can thiệp bằng các khí cụ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng.

Cạo vôi răng

Đánh bóng răng
Đánh bóng răng là bước tiếp theo sau khi lấy sạch cao răng. Ở bước này,  nha sĩ đặt bàn chải mềm lên tay khoan kết hợp với sáp đánh bóng răng để loại bỏ cặn canxi trên bề mặt răng và kẽ răng. Đồng thời, nha sĩ làm nhẵn và bóng bề mặt răng để ngăn không cho mảng bám sinh sôi và bám trên bề mặt răng.

4.2. Xử lý răng sâu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Sâu răng là tình trạng tổn thương và mất cấu trúc của răng. Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn lên men thức ăn còn bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn lên men tạo ra axit ăn mòn men răng và ngà răng. 

Xử lý răng sâu

Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức vì bạn có thể bị sâu răng.

4.3. Xử lý răng khôn 

Trung bình một người trưởng thành bình thường có 32 chiếc răng vĩnh viễn. 4 chiếc răng cuối cùng nhú lên được gọi là răng khôn. Răng khôn mọc và phát triển đến tuổi trưởng thành. Răng khôn nằm bên trong và không có tác dụng ăn nhai, đây là đặc điểm di truyền của quá trình tiến hóa. 

4.4. Điều trị nha chu 

Viêm nha chu là tên gọi của một bệnh lý về nướu. Theo chu kỳ, mô mềm của nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Nướu quanh chân răng bị tổn thương khiến răng dễ bị lung lay, bị lộ. Bệnh nha chu là do vệ sinh răng miệng kém. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công nướu. Vì vậy, nếu bạn gặp các vấn đề như: nướu đỏ, nướu dễ chảy máu thì hãy đến các phòng khám răng ngay nhé. 

Điều trị nha chu

4.5. Niềng răng 

Dịch vụ niềng răng là một trong những xu hướng và trở thành nhu cầu được nhiều người quan tâm. Dịch vụ này đem lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho mô hình kinh doanh nha khoa. 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng tác động vật lý để đưa răng về đúng vị trí. Mắc cài rất thường được sử dụng trong các trường hợp như: răng thưa, khớp cắn dưới, răng mọc chìa ra ngoài…

Niềng răng

4.6. Thay răng giả 

Tai nạn hoặc bệnh lý răng miệng sẽ khiến bạn bị mất một số răng dù chưa già. Vậy bạn nên xử lý như thế nào khi bị mất răng? Trong những trường hợp này, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn làm răng giả.

4.7. Bọc răng sứ 

Nhiều người lựa chọn dịch vụ bọc răng sứ để giải quyết những vấn đề về răng xỉn màu hay đơn giản là để có nụ cười tự tin hơn. Do đó, bọc răng sứ hiện nay là dịch vụ thịnh hành, được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Đây là dịch vụ đem lại lợi nhuận cao mà bạn không nên bỏ qua. 

Bọc răng sứ

Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến chủ đề “Kinh doanh nha khoa” mà POS365 đem đến. Mong rằng, sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng khám răng và góp phần trong việc tạo nên thành công trên con đường khởi nghiệp kinh doanh lĩnh vực này. Chúc bạn thành công!